Cũng
như bao Dân oan khác (gia đình anh Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng; anh Đặng
Ngọc Viết ở Thái Bình...), việc gia đình Dân Oan Nguyễn Trung Can chống
lại chính quyền, chống lại đoàn cưỡng chế bằng mọi khả năng có thể để
bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của mình đều là chính đáng. Lẽ ra
chính quyền nhà nước phải trực tiếp đứng ra bảo vệ họ, nhưng không,
chính quyền luôn xem mình là kẻ bề trên, đã dùng quyền lực hành chính để
áp đặt lên mọi vấn đề. Do đó sự bùng phát chống lại chính quyền, “người
thi hành công vụ” tất cả đều là qui luật tự nhiên. Con giun xéo mãi
cũng quằn...
*
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ - cố ý gây
thương tích” khép lại vào ngày 16/9/2015. Tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An đã định đoạt số phận cho 12 dân oan bằng những mức án khác nhau:
1/ Nguyễn Trung Can 3 năm tù giam.
2/ Nguyễn Trung Tài 3 năm tù giam.
3/ Mai Thị Kim Hương 3 năm 6 tháng tù giam.
4/ Mai Văn Phong 3 năm 6 tháng tù giam.
5/ Nguyễn Trung Linh 3 năm 6 tháng tù giam
6/ Phùng Thị Ly 3 năm tù giam.
7/ Mai Văn Tưng 3 năm tù giam.
8/ Phùng Văn Tuân 2 năm tù giam.
9/ Mai Văn Đạt 2 năm tù giam
10/ Nguyễn Thị Thắng 2 năm 6 tháng tù treo, 5 năm thử thách.
11/ Nguyễn Văn Tôi 2 năm tù treo, 4 năm thử thách.
12/ Mai Quốc Hẹn 2 năm tù treo, 4 năm thử thách.
Sau phiên tòa, đã để lại cho những người tham dự cũng như công luận
nhiều suy nghĩ và cảm xúc trái chiều nhau; khen – chê, yêu – ghét hoặc
phẫn nộ - đồng cảm dành cho họ. Trong phạm vi bài này, tôi không muốn
nhận xét thêm về tính chất của phiên tòa xét xử. Nhưng tôi muốn bày tỏ
sự đồng cảm của mình đối với những “phạm nhân” bất hạnh này.
Họ là ai!? Tại sao phải đương đầu chống trả với một lực lượng cưỡng chế
hùng hậu được trang bị đầy đủ áo gáp, dùi cui và súng ống.
Hầu hết trong số 12 người này đều thuộc tầng lớp “dân đen - thấp cổ bé
họng” đang sống dưới chế độ đầy rẫy sự bất công và nạn tham nhũng tràn
lan. Họ vốn xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, với bản chất thật thà,
chất phác, cả cuộc đời chỉ biết gắn bó với nương rẫy ruộng vườn. Bỗng
dưng, sóng gió từ đâu ập đến, làm xáo trộn cuộc sống thanh bình mà họ
đang có. Hạnh phúc đơn sơ dưới mái ấm gia đình nơi miền thôn dã, nay đã
không còn nữa, thay vào đó là bao nỗi thống khổ, lầm than. Những mảnh
đời bất hạnh ấy đã bị cuốn sâu vào vòng xoáy bi thương của cuộc đời.
Như chúng ta đều biết, bất cứ chuyện gì đều có nguyên nhân sâu xa của nó.
Sự việc xảy ra cách đây gần 10 năm, kể từ khi dự án đê bao chống lũ tỉnh Long An được “ra đời”.
Sự việc xảy ra cách đây gần 10 năm, kể từ khi dự án đê bao chống lũ tỉnh Long An được “ra đời”.
Ngày 16/7/2007 ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành quyết định số:
2639/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án án đê bao chống lũ thị trấn Thạnh
Hóa, huyện Thạnh Hóa. Ngày 5/11/2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban
hành quyết định số: 2772/QĐ-UBND về việc giao Ủy ban nhân dân huyện
Thạnh Hóa (UBND-TH) thực hiện tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng
đối với “dự án đê bao chống lũ thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa”.
(Trích theo cáo trạng Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Hóa
– ngày 4/8/2015)
Việc giải tỏa mặt bằng trong cư dân nhằm phục vụ lợi ích chung cho xã
hội cho đất nước đều là chính đáng. Nếu như các dự án hoặc những công
trình làm khang trang thêm diện mạo của xã hội, thì tại sao người dân
lại phải từ chối đóng góp? Nếu như các cấp chính quyền “của dân - do dân
- vì dân” có những qui hoạch cụ thể và minh bạch, thì tại sao người dân
lại ra sức phản đối?.
Được biết gia đình ông Nguyễn Trung Can cũng đã hiến một phần đất tổ
tiên của mình, dành cho dự án đê bao chống lũ của tỉnh Long An. Theo lý,
gia đình ông Can có quyền hy vọng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với
những người khác, từ những chính sách ưu đãi nào đó từ phía chính quyền.
Nhưng đáng tiếc không phải vậy! mọi thứ đều trái ngược hoàn toàn. Bè lũ
tham quan vô tâm đã cấu kết nhau cướp đi mọi hy vọng và quyền lợi chính
đáng của họ.
Với lời biện hộ của luật sư Nguyễn Văn Miếng cho các Dân Oan tại phiên tòa, chúng ta cần phải suy ngẫm: “cơ sở pháp lý cho thấy cuộc cưỡng chế này có một số vấn đề chưa được chặt chẽ.” Cũng như câu, “Việc xác định vị trí cưỡng chế chưa rõ ràng...”
“Vấn đề chưa được chặt chẽ” và “việc xác định vị trí cưỡng chế”
có phải đây là điểm mấu chốt của sự việc dẫn đến gia đình ông Nguyễn
Trung Can sẵn sàng đổi lấy mạng sống của mình để giữ gìn tài sản và bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trước đây, gia đình ông Can có sở hữu mảnh đất diện tích 120 m2 tại
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sau khi dự án bờ kè được triển khai, gia
đình ông cũng đã hy sinh hơn ½ diện tích đất (75,5 m2) của mình để phục
vụ dự án.
Mặc dù theo mức giá tiền đền bù của tỉnh áp đặt cho phần “đất thổ” nhà
ông là rất thấp, chỉ là 300.000đ/m2 (ông Can từng nói trước tòa số tiền
300.000đ không bằng tiền lương một ngày của viên trung tá công an),
nhưng UBND-TH vẫn diện lý do là “không có điều kiện” và đã quyết định hạ
mức giá đền bù cho phần đất nhà ông Can xuống còn 15% so với mức giá
ban đầu (0,15. 300.000đ = 45.000đ/m2) – Số tiền 45.000đ này không thể so
sánh ngày lương của viên trung tá công an nữa, vì nó chỉ tương đương
tiền lương một ngày của anh dân phòng khu phố.
Không thỏa đáng với quyết định trên, ông Can đã nhiều lần nộp đơn khiếu
nại về sự bất công này. Cuối cùng UBND-TH mới chịu “nhả ra” với mức giá
đền bù ban đầu của tỉnh Long An đưa ra (300.000đ/m2).
Sự việc không dừng lại ở đó. Diện tích đất trước đây của gia đình ông
Can vốn dĩ sở hữu là 120 m2. Nhưng trong quá trình đo đạc diện tích đất
phải thu hồi (75,5 m2) của ông Can, các “chuyên gia” bằng cách nào đó,
vừa đo vừa “hô biến” phần đất còn lại (44,5 m2) không còn thuộc sở hữu
gia đình ông Can nữa.
Ngày 27/5/2011 ông Can đã tiếp tục nộp đơn khiếu kiện về sự việc “mất
đất” của mình lên Phòng Tài Nguyên – Môi Trường tỉnh Long An nhưng không
được giải quyết. Trớ trêu thay, mọi việc chưa được sáng tỏ, thì vào
ngày 13/9/2011 UBND-TH lại có quyết định xử phạt hành chính đối với ông
Can vì cho rằng ông đã có hành vi chiếm đất công. Nhưng thực tế gia đình
ông đang ở nhà tạm trên phần đất của mình 44,5 m2, không thuộc phần đất
của dự án.
Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nào về phần diện tích đất 44,5
m2 bị “bốc hơi”, cũng như chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra giải
quyết dứt điểm cho sự vấn đề uẩn khúc này. Do đó gia đình ông Can trở
thành nạn nhân đang định cư “trái phép” ngay chính mảnh đất của ông bà
tổ tiên của mình.
Cũng như bao Dân oan khác (gia đình anh Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng; anh
Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình...), việc gia đình Dân Oan Nguyễn Trung Can
chống lại chính quyền, chống lại đoàn cưỡng chế bằng mọi khả năng có thể
để bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của mình đều là chính đáng. Lẽ
ra chính quyền nhà nước phải trực tiếp đứng ra bảo vệ họ, nhưng không,
chính quyền luôn xem mình là kẻ bề trên, đã dùng quyền lực hành chính để
áp đặt lên mọi vấn đề. Do đó sự bùng phát chống lại chính quyền, chống
lại “người thi hành công vụ” tất cả đều là qui luật tự nhiên. Con giun
xéo mãi cũng quằn...
Thật xót xa khi phải chứng kiến những thành viên trong gia đình ông Can
phải “nhận lãnh” các mức án tù oan nghiệt. Lẽ ra gia đình ông Can phải
có cuộc sống tốt đẹp hơn, được chính quyền nhà nước quan tâm và giúp đỡ
nhiều hơn. - Nỗi uất ức có ai thấu hiểu chăng.
Càng nghĩ càng căm uất bè lũ quan quyền vô liêm sỉ đang ngày đêm toan
tính để hại nước hại dân. Và càng nghĩ càng xót thương những số phận
“Dân Oan” đang bị dồn đến bước đường cùng rồi sau đó phải lâm vào cảnh
tù đày...
22/9/2015
0 comments:
Post a Comment