(TNO) Như một con tàu lớn, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp cập cảng tại Washington (Mỹ). Tờ The New York Times vừa đưa ra nhận định trên về kết quả cũng như lợi ích mà các bên được hưởng từ TPP.
Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa
thuận thương mại tự do được đề xuất giữa Mỹ và 11 quốc gia trong khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: Canada, Úc, Nhật Bản, Malaysia,
Mexico, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Chile và Brunei.
Tờ The New York Times
hôm 11.5 có bài viết nhận định Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) như con tàu sắp cập cảng Washington (Mỹ).
Theo
đó, tập tài liệu dài 30 chương của Hiệp định này vẫn đang trong quá
trình đàm phán vốn được thực hiện đã 10 năm nay. Nếu được thông qua, TPP
sẽ đặt ra các điều khoản mới cho thương mại và đầu tư kinh doanh giữa
Mỹ và 11 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhóm nước có tổng sản phẩm đạt 28.000 tỉ USD, tương đương 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 giao dịch thương mại thế giới.
Những
người ủng hộ TPP cho rằng đây sẽ là “sự bùng nổ” cho tất cả các quốc
gia có liên quan đến Hiệp định. TPP không những “mở ra cơ hội”, “giải
quyết các vấn đề cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21”, mà
còn là sự khuyến khích để thêm nhiều nước hơn nữa, kể cả Trung Quốc,
tham gia ký tên.
The New York Times đưa ra luận điểm cho thấy lợi ích hiển hiện của TPP và những lý do TPP sẽ sớm “cập cảng”.
TPP
được xem như một lực đẩy giúp giải quyết các vấn đề tồn tại của nền
kinh tế thế giới như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông
toàn cầu. Kinh doanh truyền thống cũng là vấn đề có liên quan. Hiện Mỹ
đang rất mong muốn thiết lập một hiệp định thương mại chính thức khác
với 5 quốc gia cũng có mặt trong bàn đàm phán TPP, gồm: Việt Nam, Nhật
Bản, Malaysia, Brunei, New Zealand.
Đối
với Trung Quốc, nước này chưa từng bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia
các cuộc đàm phán TPP, nhưng đã từng xem vấn đề này là mối đe dọa tiềm
năng về việc Mỹ đang cố gắng thắt chặt mối quan hệ với các đối tác
thương mại châu Á.
Tuy
nhiên, khi các cuộc đàm phán tăng tiến trong thời gian qua, các quan
chức cấp cao Trung Quốc gần đây có vẻ "dễ chịu" với thỏa thuận tiềm năng
này, thậm chí còn gợi mở rằng họ có thể muốn tham gia ở chừng mực nào
đó. TPP cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc khi mà nước này đang theo đuổi
các thỏa thuận thương mại riêng của mình trong khu vực, đơn cử là sáng
kiến Con đường tơ lụa mới ở Trung Á.
Cuối
cùng, hiện hầu hết các nhà lập pháp đảng Dân chủ, công đoàn và các nhóm
tiến bộ đang kịch liệt phản đối TPP. Song TPP được Quốc hội Mỹ thông
qua là một trong những mục tiêu cuối cùng mà Tổng thống đương nhiệm
Barack Obama muốn thực hiện trong những tháng cuối còn tại chức.
Ông
Obama đã thành lập một liên minh với nhóm doanh nghiệp và các lãnh đạo
đảng Cộng hòa để theo đuổi TPP. Có ý kiến cho rằng kết quả bỏ phiếu sít
sao sẽ xảy ra, nhưng TPP vẫn có cơ hội lớn để được thông qua.
Thu Thảo