Trung cộng ngang ngược xâm lấn, điên cuồng bồi đắp, xây dựng các hải
đảo của các lân bang, thách thức công pháp và đạo lý chính vì Trung cộng
mong muốn có thể: Giải quyết vấn đề năng lượng; Rửa hận qúa khứ; Mộng
tưởng thiết lập lại quá khứ huy hoàng; Nêu cao chủ nghĩa dân tộc để củng
cố đảng cộng sản; Tạo sức ép lên khối quá đông dân chúng lúc nào cũng
tiềm ẩn nguy cơ bị nổ tung, đe doạ trực tiếp sự sống còn của đảng cộng
sản.
1- Năng lượng
Mao Trạch Đông khi liên kết với Liên sô xây dựng Thế giới Đại đồng, cũng
như Liên sô, Trung cộng muốn mình phải là người lãnh đạo. Khi hai đầu
sỏ này đều không còn che giấu nhau được ý đồ này nữa đã đưa đến chỗ kịch
liệt công kích nhau và Thế giới Đại đồng chia rẽ “giẫy chết và chết
thiệt.” Liên sô chôn vùi “Cộng sản chủ nghĩa.” Trung cộng mở cửa theo
kinh tế thị trường, nhưng nhà nước vẫn giữ lại những tập đoàn sản xuất
chính.
Đầu tư nước ngoài xâm nhập, hãng xưởng nở rộ, hàng hoá sản xuất ồ ạt. Đô
thị hoá làm cho đất canh tác ngày một thu hẹp, dân chúng bỏ ruộng vườn,
đổ xô lên thành thị kiếm công ăn việc, giao thông tăng trưởng tạo nên
một nhu cầu năng lượng khổng lồ. Trung cộng không thể tự đáp ứng được
nhu cầu năng lượng này và hoàn toàn phải nhập từ các nước Trung Đông,
Phi Châu và Nam Mỹ. Mới đây Tập Cận Bình và Putin vừa mới ký một thoả
ước năng lượng trị giá 40 tỷ USA trong thời gian 30 năm.
Khối năng lượng nhập khẩu này hầu hết đều phải đi qua biển Đông. Hơn nữa
Biển Đông còn được đánh giá là một khu vực không những dồi dào hải sản,
mà còn hứa hẹn một khối năng lượng vô cùng lớn lao giúp duy trì lâu dài
nền công nghệ đang nở rộ của họ có thể tồn tại. Do đó, bằng mọi cách,
chấp nhận mọi rủi ro, Trung cộng phải chiếm cho bằng được toàn biển Đông
cho sự sống còn của họ.
2- Rửa hận
Nước Tàu đã từng được xem là một quốc gia vĩ đại, là cái nôi văn mình
nhân loại. Đối với các nước Á châu, ngoài Tàu ra, thiên hạ không biết
đến một nền văn minh nào khác. Cuộc chiến giữa Anh và Tàu kéo dài từ năm
1840-1843, tiếp đến các nước Pháp, Nga, Hoa Kỳ từ năm 1856-1860 sang
đến thế chiến Thứ hai, các cường quốc Âu châu và Nhật Bản đã giầy xéo và
xé nát nước Tàu. Cả một nền văn minh rực rỡ và bao trùm thiên hạ bị sụp
đổ. Thiên triều ngất ngưởng trên ngai vàng bắt thiên hạ thần phục và
cống nộp bị đá văng và hạ nhục. Nhiều công viên tại Tàu đã không cho dân
địa phương được lai vãng tới với bảng hiệu “No dog anh Chinese”. Nhiều
người Tàu thâm gan tím ruột, ghi khắc mối nhục và quyết tâm tìm cách
rửa mối ô nhục này.
Do đó, các lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay bằng mọi cách phải đưa đất nước
leo lên địa vị siêu cường số một. Họ tạm quên những bất hoà đã lừa đảo
nhau tranh giành ngôi vị lãnh đạo thế giới đại đồng và liên minh với Nga
để hạ gục cho bằng được Hoa Kỳ.
Một mặt, Bắc Kinh đã ra sức quảng bá xây dựng sức mạnh mềm để gợi lại
hào quang văn hoá Tàu, đẩy mạnh việc tuyên truyền học thuyết Khổng Mạnh,
xây dựng nhiều trung tâm văn hoá Khổng Mạnh tại nhiều quốc gia, đặc
biệt tại Hoa Kỳ và các nước Tây âu. Nhưng chiến dịch này sớm bị phá sản
và phải đóng cửa vì bị khám phá ra những trung tâm này chỉ là những hang
ổ tình báo trá hình, và nhằm tuyển dụng; đặc biệt trong giới sinh viên
cộng tác với họ. Một trung tâm theo dõi tại ngoại ô Paris với những giàn
antenn quá lộ liễu (Báo Le Nouvel Observateur, ngày 4.12.2014 với tựa
đề Trung cộng nghe lén chúng ta, Pháp, như thế nào).
Mặt khác Trung cộng gây ảnh hưởng chính trị và kinh tế bằng cách chi
viện cho nhiều quốc gia; chẳng hạn 8 đảo quốc Nam Thái Bình Dương Cook,
Liên bang Micronesia, Fiji, Niue, Paque New Guinea, Samoa, Tonga và
Vanuatu (VOA ngày 2.6.2015).
Theo Tân hoa xã, Trung cộng đã tăng cường ảnh hưởng của mình ở Phi châu
trong mười năm qua. Trong chuyến công du Ethiopia, Nigeria, Angola và
Kenya hồi tháng 5.2014 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã cam kết tăng
gấp đôi kim ngạch thương mại song phương với các nước Phi lên 400 tỷ đô
la vào năm 2020 và đầu tư trực tiếp lên gấp bốn lần tổng vốn 100 tỷ đô
la (Tuổi Trẻ, 24.07.2014).
Sau cùng Trung cộng đang cổ võ và xây dựng Con Đường Tơ Lụa, một giấc mơ
xây dựng lại Hào quang Quá khứ. Theo Wipedia cho hay “Con đường tơ lụa
là con đường huyền thoại nối liền Trung hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ
bí, nó gắn lền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn
thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những “thương nhân lạc
đà” mà còn là một hành trình văn hoá, tôn giáo đạng hoà trộn. Con đường
tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế
giới cổ đại, nó được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và
Tây.”
Khi Tập Cận Bình lên ngôi, không những ông ta luôn cổ vũ “Giấc Mơ Trung
quốc”, ông ta còn cổ động và làm sống lại con đường tơ lụa, đánh đúng
vào “Tự ái dân tộc chủ nghĩa.” Một người dân quê đói ăn triền miên,
nhưng chỉ cần ngồi nghe một cán bộ tuyên giáo nói về con đường tơ lụa
trong ba mươi phút có thể nhẩy vào lửa để xây dựng lại “Hào quang quá
khứ” dân tộc này.
Con đường tơ lụa mới có hai tuyến:
Một tuyến trên bộ xây dựng lại con đường trên vết chân lạc đà khi xưa
bằng đường sắt và đường xe hơi qua các lục địa nhu đã nói trên.
Con đường khác trên biển nhằm nối các hải cảng của Tàu với những trung tâm thương mại ven biển ở Phi châu và Trung đông.
Theo các lãnh đạo Bắc Kinh thì mục tiêu xây dựng con đường tơ lụa này
nhằm tăng cường sự hiểu biết, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các dân
tộc mà con đường này đi qua. Nhưng thực chất Trung cộng nhắm tới là gây
ảnh hưởng của mình, kìm hãn, khống chế Hoa Kỳ để giành vai trò cường
quốc số một thay thế Hoa Kỳ thống trị thế giới.
Với con đường tơ lụa qua biển Đông, Trung cộng đang thách thức công pháp
và dư luận thế giới, đang tranh giành các hải đảo của Nhật Bản và Phi
Luật Tân, xâm lăng và gia tăng bồi đắp và xây dựng các đảo của Việt Nam
nhằm khống chế toàn Biển Đông, con đường hàng hải huyết mạch của thế
giới, đặc biệt cho sự sống còn của Nhật Bản và Nam Hàn; một mình một chợ
cho việc vận chuyển năng lượng nhập cảng và xuất cảng hàng hoá sản xuất
của mình. Trung cộng nói là nhằm phát triển sự hiểu biết và kinh tế
giữa các nước trên thế giới, nhưng họ đã không che giấu được ý đồ xích
hoá các dân tộc.
Tất cả những kế hoạch trên chỉ nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của đảng
cộng sản mà thôi. Có rất nhiều người Tàu thấy được sự lỗi thời và tàn
bạo của chủ nghĩa cs khi chứng kiến sự sụp đổ của nó tại Liên sô và Đông
âu. Họ mong được sống trong một xã hội tự do và quyền con người được
tôn trọng, nhưng không bao giờ họ đạt được giấc mơ này vì nếu tự do dân
chủ được áp dụng tại Tàu thì đảng cộng sản Tàu không thể tồn tại được
chỉ trong vòng một tuần lễ. Đó là những lý do khiến cộng sản Bắc Kinh
phải hành động. Họ liều lĩnh một mình đối chọi với cả thế giới với hy
vọng mong manh có thể sống còn. Đó chính là đi tìm sự sống trong sự
chết.
0 comments:
Post a Comment