Sáng nay 8-6-2014 các bạn trẻ khoảng 10 người tổ chức nhặt rác ở công viên Tao Đàn - SG, công việc này các bạn trẻ đã âm thầm làm cách đây vài tháng với mục đích làm sạch môi trường và nâng cao ý thức người dân đừng xả rác. Mình đến thì các bạn đã bắt đâu. Hôm nay nhóm “nhà đài” xin nghỉ, thế nhưng đã có một loạt “phó nhòm” tự nguyện thay thế và "truyền hình không trực tiếp” quay phim.
Nhóm mình 3 người, mình, Duy và một cậu bé khỏang 10 tuổi tên Minh. Rất
vui là đi đến đâu cũng có người nhìn theo với con mắt vui vẻ, thiện cảm
chào hỏi và cám ơn rất chân thành. Tuy nhiên đến góc nào cũng có AN chìm
và nổi theo rất sát.
Một lúc sau, có 3 nhân viên bảo vệ xuất hiện, một ông đi theo nói: "Khu
vực công viên đã có người thu dọn rác, đề nghị các chị không làm nữa”.
Người dân ngồi quanh đó rất ngạc nhiên với lời nói của nhân viên bảo vệ,
họ chăm chú nhìn.
Tôi trả lời: Chúng tôi nhặt rác là tự nguyện, làm sạch mội trường và
nâng cao ý thức cho người dân đừng xả rác, sao lại cấm? Vả lại quyền
chúng tôi thì chúng tôi cứ làm, luật pháp nào cấm nhặt rác?
Ông này không trả lời được, đành chạy xe về phía hai người kia. Đến cuối
công viên thì gẫn như nhóm gặp nhau đầy đủ, thấy cũng đã xong việc,
chúng tôi đi ra hướng cửa nơi gửi xe. Một nhân viên bảo vệ lại gần tôi
nói vẻ thanh minh: Các chị đừng nhặt rác nữa, không người ta khiển trách
chúng tôi không làm vệ sinh sạch sẽ, thông cảm đi, chúng tôi làm thế
cũng vì cơm gạo cả thôi. Vả lại ngăn cấm các chị như thế này là lệnh
trên, chúng tôi phải chấp hành thôi.
Tôi nhìn ông này cười đầy thông cảm và nói: Anh có biết tiền các anh
lãnh là tiền thuế của dân không? Vậy, dù đúng là vì cơm gạo áo tiền thì
cũng hãy vì dân mà phục vụ chứ. Hãy nghĩ rằng chúng ta là đồng bào của
nhau thì phải giúp nhau chứ?
Tôi nhìn thẳng vào mắt anh này đầy cương quyết. Anh bảo vệ này lặng
thinh, tôi vỗ vỗ vào vai anh ta mấy cái như lời nhắc nhở, rồi đến chỗ
các bạn trẻ đang tập trung gom rác đi vứt và cất dụng cụ.
Lúc này bỗng xuất hiện một bạn gánh một gánh những bình thủy đựng nước
trà xanh và trái cây tới, chúng tôi vui mừng cười reo. Nhóm nhân viên
bảo vệ lúc này đã lên tới 5 người đứng gần đó quay phim chụp hình và
ngăn cản bạn này không cho để gánh nước xuống cho chúng tôi uống. Bắt
đầu lớn tiếng với nhau, bạn này rút ngay hai bảng viết chữ: “ MẤT NƯỚC
LÀ CHẾT” “ NƯỚC NHÀ KHÔNG BÁN - chỉ mời lấy thôi” và nói: Tôi có buôn
bán gì đâu, sợ mọi người làm mệt bị mất nước thì tôi mang đến cho mọi
người uống đỡ khát chứ có làm sao?
Rồi 2 -3 người bảo vệ xúm lại đòi tịch thu mấy biểu ngữ, bắt bạn này về
văn phòng. Bạn “Mất Nước Là Chết” kiên quyết: Mấy từ này có gì là phản
động? là nhạy cảm? Các ông trả lời tôi xem nào?
Một sự giằng co quyết liệt. Tôi nói: các anh muốn mời hay muốn bắt phải có giấy tờ đàng hoàng, Các anh có tư cách gì mà bắt?
Cuộc “kéo co” mất khoảng 5-10 phút, có cả một bác gái và một vài người
xung quanh xúm vào giúp và nói: Người ta mang nước vô uống chứ bán buôn
gì mà đòi bắt?
Bác này đẩy bạn “Nước Nhà Không Bán” đi ra phía đường. Cuối cùng thì “cả
cụm” phải sang bên kia đường nghỉ mệt và uống nước. Nhiều người dân
cũng vây quanh và xin nước uống và góp chuyện.
Một bác trai khoảng hơn 60 tuổi nói chuyện với chúng tôi rất sôi nổi:
Mấy bảo vệ này hết chuyện làm rồi đi làm cái chuyện ruồi bu. Tôi thấy
chị nói “ bắt phải có giấy tờ” là đúng. À! Hóa ra bác này đã theo dõi
sát chúng tôi từ bên kia đường kia đấy, bậy giờ theo luôn sang đây góp
chuyện. Bác ấy nhìn mấy chữ viết trên biểu ngữ nói: “có gì mà phản động
với mấy từ này? Nghĩa trắng hay nghĩa đen đều đúng, chỉ có bọn bán nước
mới thấy biểu ngữ này là “phản động”.
Chúng tôi vui quá khi thấy dân hiểu cả, tay rót nước mời, miệng kể
chuyện bà con bị cướp đất đói khổ, ngư dân bị đâm chìm tàu, bị bọn Tàu
nó cướp, nó giết trên vùng biển của mình, tại sao không lo an ninh cho
đất nước cho dân, mà lại đi đuổi những người nhặt rác và làm việc tốt
cho xã hội? NHỞ.
Tất cả đi về khi quá nhiều bảo vệ và AN “chìm chìm” đứng canh. Mình đi
về, mặc dù trời rất nắng, vậy mà vẫn cứ thích lượn phố nọ sang phố kia
lung tung rồi mới về đến nhà. Chắc cũng “dở người” rùi.
Sương Quỳnh
0 comments:
Post a Comment