Saturday, March 22, 2014

TUY HAI MÀ MỘT

TUY HAI MÀ MỘT

Nhà báo BMH đưa ra 2 bài báo mà ông ta nghĩ là 2 quan niệm khác nhau về Vũ Ánh để mọi người nhận định. Bài thứ nhứt của Lão Móc với tựa đề "Chó Chết Chưa Hết Chuyện". Bài thứ 2 của ông Lê Phú Nhuận với tựa đề "Nhà báoVũ Ánh: Người Bạn đồng Nghiệp Đầy Nhân Hậu", nhưng đọc kỹ chúng ta nhận thấy 2 bài báo này bổ túc cho nhau vẽ lên một Vũ Ánh với 2 giai đoạn trong cuộc đời. Ông Lê Phú Nhuận "miêu tả" cuộc đời của Vũ Ánh cho đến khi qua Hoa Kỳ năm 1992. Lão Móc vạch mặt thật của Vũ Ánh từ ngày qua Hoa Kỳ cho đến lúc chết.

Ông Lê Phú Nhuận ca ngợi người bạn đồng nghiệp đã nhiều lần cùng vào sinh ra tử với ông, cùng chia vui sẽ sầu tuy 2 người có những đức tính; nhất là cách xử thế khác nhau, ông Lê Phú Nhuận viết: "Năm 1966, đài phát thanh Saigon cử tôi và Vũ Ánh ra Đà Nẳng để phụ trách phần tin tức, thời sự cho một đài phát thanh mới thành lập... Biến động Miền Trung đã đẩy chúng tôi vào một giai đoạn khó khăn khi đài phát thanh bị chiếm đóng. Chúng tôi phải thiết lập một đài phát thanh tạm trong phi trường Đà Nẳng cùng với anh Uyên Thao. Rồi chiến trường mỗi ngày một sôi độngRồi 30/4/1975. Vũ Ánh và tôi, hai đứa vẫn trấn giữ hai cơ quan truyền thông của chính phủ này cho đến những giây phút cuối cùng. Tôi đi tù theo diện sĩ quan.
Vũ Ánh đi tù theo diện tham gia tổ chức chống Cộng. Tôi chưa tròn 7 năm. Vũ Ánh đã phải gỡ 13 cuốn lịch. Đọc hàng loạt emails thương tiếc Vũ Ánh của các bạn tù trong trại kiên giam A-20 mới biết Vũ Ánh sống hiên ngang như thế nào trong trại tù Cộng Sản".
"Biến Động Miền Trung" mà đài phát thanh Đà Nẵng bị chiếm đóng" Ai chiếm đóng và chiếm đóng để làm gì, phát thanh những gì chắc Vũ Ánh và Lê Phú Nhuận biết rất rõ. Bốn chữ "Biến Động Miền Trung" là tóm lược sự kiện "làm loạn" của Thích Trí Quang một con người mượn áo cà sa để làm lợi cho Việt Cộng và nhục mạ Phật Giáo của Đức Thích Ca. Nói cách khác Phật Giáo đã bị Thích Trí Quang và đồng bọn lợi dụng để thực hiện yêu cầu của Việt Cộng. Một người có khả năng cao cấp như Vũ Ánh và Lê Phú Nhuận chắc hiểu rõ vấn đề này, nhất là 2 người (hoặc ít ra là Vũ Ánh) đã là Phật tử, lại có dịp chứng kiến tại chỗ. Khi Việt Cộng vào Saigon, hai ông Lê Phú Nhuận và Vũ Ánh có chứng kiến hay ít ra cũng nghe lại các sư sãi và Phật tử khối Ấn Quang của Thích Trí Quang đã cấm cờ quạt và biểu ngữ đi đón VC vào Saigon thì "Mùa Pháp Nạn" chính là một sự bịa đặt hoàn toàn, có dẫn chứng rồi. Thế mà sau này Vũ Ánh lại cho rằng hành động Thích Trí Quang là cứu Pháp Nạn.

Ông Lê Phú Nhuận dùng chữ rất khéo "Vũ Ánh đi tù theo diện tham gia tổ chức chống Cộng" làm cho người ta tưởng sau ngày 30.4.1975 Vũ Ánh có tham gia một tổ chức chống Cộng nào đó. Đúng ra phải viết rằng Vũ Ánh đi tù vì là cán bộ cao cấp ngành truyền thông của chế độ VNCH mới đúng. Nhưng ông Lê Phú Nhuận dùng những mánh lới này để giúp bạn đồng nghiệp cũng tốt thôi.

Ông Lê Phú Nhuận còn chứng minh tài năng của bạn một cách hùng hồn như sau: "Vũ Ánh sang định cư tại Mỹ năm 1992, và lại tiếp tục cái nghề mà bạn ấy đã chọn: Viết Báo. Phải có một khả năng như thế nào mới có thể được mời giữ chức chủ bút một tờ Việt ngữ lớn nhất hải ngoại...". Đúng là Vũ Ánh có một khả năng viết lách thượng thừa mới có thể thay thế ông Đỗ Ngọc Yến, nhưng làm chủ một tờ báo như tờ Người Việt ngoài chuyên ra còn phải hồng nữa thưa ông Lê Phú Nhuận. Có tài cỡ Vũ Ánh ở hải ngoại này ít nhưng không phải thiếu. Nhưng lập trường chính trị thân Cộng mới là quan trọng đối với tờ báo Người Việt tại Nam California. Và người có khả năng hoặc địa vị càng cao thì khi  bị VC quật ngược trở lại càng có giá trị ấy nhiêu. Người ta đã bỏ công mua chuộc thì phải mua chuộc những kẻ "có máu mặt", ví dụ như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Cao Kỳ... những kẻ này trở cờ mới có giá trị. Với khả năng nhạy bén, nghe nói một chữ hiểu cả bài như Vũ Ánh, đọc vài số báo Người Việt là biết lập trường của tờ báo này ngay, vì người "bình dân học vụ" cũng biết tờ báo này có quá nhiều bài vở và cả hình ảnh làm lợi cho Việt Cộng. Chính cái ảnh Đỗ Ngọc Yến chụp chung với Nguyễn Tấn Dũng và nhiều tên cao cấp VC khác cũng phải đập vào mắt Vũ Ánh. Nói cách khác nếu Vũ Ánh có lập trường chống Cộng, nhớ mình đã gỡ 13 cuốn lịch trong lao tù Cộng Sản thì không thể nào nhận lời cộng tác, hoặc chỉ là bỉnh bút cho tờ báo thân Cộng này. Trái lại, Vũ Ánh biết lập trường của báo Người Việt ra sao trước khi vào nhận chức chủ bút. Cùng lập trường với Vũ Ánh: lập trường làm lợi cho VC bất chấp dư luận đồng bào tị nạn Cộng Sản mà ngôn ngữ thời thượng gọi là BƯNG BÔ VIỆT CỘNG.

Đã vậy, trong thời gian làm chủ bút Người Việt, Vũ Ánh đã nối chí Đỗ Ngọc Yến, tiếp tục chấp nhận cho đăng những bài viết, những hình ảnh nhục mạ Quân Lực VNCH, nhục mạ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhất là trong khi người Việt tị nạn Cộng Sản ghi nhớ ngày 30 tháng Tư là Ngày Quốc Hận thì Vũ Ánh lại khinh thường ra mặt. Cuối cùng thì chính Vũ Ánh cũng đã nói lên lập trường của hắn ta y hệt như những tên bưng bợ Việt Cộng. Có thể kết luận một cách chắc chắn rằng: Vũ Ánh đã trở cờ, đã phản bội lại lý tưởng chống Cộng, đã cam tâm liếm gót giày của Việt Cộng.

Chúng ta hãy đọc những gì Lê Phú Nhuận viết để chống đỡ cho bạn về lập trường trở cờ, phản bội lý tưởng Quốc Gia và ủng hộ Việt Cộng của Vũ Ánh: "Trong điều hanh công việc, tôi cứng rắn và nguyên tắc hơn Vũ Ánh rất nhiều. Nhưng éo le thay, cái mà người ta có thể chinh phục trái tim  bạn bè, người thân, lòng nhân hậu, xuề xòa với thuộc cấp, che chỡ đàn em của Vũ Ánh lại là một yếu điểm, một nhược điểm khi điều hành một tờ báo tư nhân, nơi mà kỷ luật không nghiêm nhặt như trong một cơ quan công quyền. Phải chăng vì thế mà một ký giả tài ba như Vũ Ánh đã phải nhận lãnh nhiều oan khuất trong giai đoạn cuối đời?". Đoạn văn này Lê Phú Nhuận đã lập luận một cách ngây ngô, ngờ nghệch và ngụy biện. Vũ Ánh không chi dùng những "đức tính" như ông Lê Phú Nhuận nói để làm cho tờ báo biến thành một cơ quan ngoại vi của Việt Cộng tại hải ngoại. Hơn nữa, cách điều hành tờ báo, chủ trương đường lối của báo Người Việt vốn đã là như vậy - bưng bô nịnh bợ Việt Cộng - từ khi ông Đỗ Ngọc Yến, người sáng lập tờ báo chứ không phải "trục trặc" trong thời gian Vũ Ánh làm chủ bút!!! Bản thân Vũ Ánh cũng đã viết những bài bày tỏ sự "hão cảm" đối với Việt Cộng, dị ứng với người Quốc Gia chống Cộng chứ không phải chỉ có thuộc cấp trong tờ báo. Vậy thì Lê Phú Nhuận không thể dùng hai chữ OAN KHUẤT được. Đây là cái OAN THỊ MẦU. Cái ngoan cố của những kẻ phục vụ Cộng Sản mà còn ngụy biện một cách đáng khinh như khi báo Người Việt viết về Vũ Ánh: "Ông cũng là nhà báo chống Cộng triệt để theo cách suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình". Thực là dị hợm, thực là  đáng kinh tởm.

Cũng vì thế mà Lão Móc đã phải lục lại bài viết trước khi Vũ Ánh qua đời lâu lắm để chứng minh cho mọi người thấy Vũ Ánh đã công khai phục vụ Việt Cộng qua những phát biểu của chính Vũ Ánh: "... Ngay cả cái trại mà chúng tôi gợi là trại trừng giới A.20 ở thung lũng tử thần Xuân Phước, một trong những trại tù thuộc loại độc ác nhất cũng không giống kiểu trại tù trong phim Vượt Sóng. Trại có vườn rau, ao cá, giếng nước, vườn thuốc Nam, trạm xá, lán trâi được xây dựng bằng gạch, lợp ngói đỏ uau, đứng ngoài nhìn vào người ta tưởng đây là 1 địa điểm du lịch". Vũ Ánh đã bất chấp lý trí, bất chấp sự thật khi viết đoạn văn nói trên để phản tuyên truyền cho Việt Cọng về phim Vượt Sóng. Đọc đoạn văn này, không ai chấp nhận Vũ Ánh đã bị OAN KHUẤT khi điều hành tờ báo Người Việt với những bài nhục mạ Quốc Kỳ, nhục mạ Quân Lực VNCH trong đó có Lê Phú Nhuận. Đây là một bài văn tâng công, phản tuyên truyền của một tên tay sai Việt Cộng, biện minh tội ác của chủ nhân của hắn ta. "Chó chết cũng chưa hết chuyện. Thực rất đúng.

Đoạn văn thứ hai sau đây Lão Móc trích từ "16 hồi tru" phản tuyên truyền cho Việt Cộng mà "Liên Ủy Ban chống VC và tay sai" đã nêu ra. Viết về ngày 30 tháng Tư, Vũ Ánh viết: "Cá nhân, tôi nghĩ đổi tên Tháng Tư Đen thành Tháng Tư gì đó không bao giờ trở thành big deal với tôi, vì Tháng Tư dủ Đen, Đỏ, Vàng, rắng vẫn là Tháng Tư mất nước, Tháng Tư bỏ chạy, Tháng Tư đầu hàng không thể hiểu khác được. Cho nên càng duy trì những chữ nay càng lâu, người Việt hải ngoại lại càng nghĩ đến mọt đâu hỏi đáng sợ. Bao lâu nay người ta đốt đuốc đi tìm một minh chủ trong đồng tro tàn của thất bại, nào là Ngô Tổng Thống anh minh, nào là Nguyễn Văn Thiệu, người xứng đáng là nhà lãnh đạo không ai thấy thế được và đòi hỏi phục hồi danh dự cho ông, Tôi nghĩ bụng: Ông ấy có danh đếch đâu mà đòi phục hồi".

Ai cũng biết từ sau ngày 30 tháng Tư 1975, toàn dân Miền Nam và cả Miền Bắc ai cũng biết ngày 30 tháng Tư năm 1975 đánh dấu tội ác của Việt Cộng, Việt Cộng "đánh Miền Nam là đánh cho Nga cho Tàu", khi chúng "chiến thắng" thì chỉ có mấy trăm thầy chùa và Phật tử của Đại học Vạn Hạnh thuộc Khối Ấn Quang (tôi không dùng mấy chữ Phật Giáo Ấn Quang, vì bọn tay sai VC này chỉ lợi dụng Phật Giáo làm chiêu bài) ra đón mừng chúng, còn mọi người đều coi ngày này là ngày tang tóc, Vũ Ánh cũng như những tay sai Việt Cộng khác luôn luôn cố gắng để xóa bỏ ngày này, để người ta quên tội ác tày trời của Việt Cộng. Cũng vì thế, tôi rất đồng ý với đoạn văn phê bình của Lão Móc sau đây:
"(sic). Và xin thêm ý kiến của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: "Một con chó bị người ta dùng dây xích để cột nó, bát đoạt tự do của nó, khi được thả ra, nó liền cong đuôi chạy càng xa cái dây xích oan nghiệt càng tốt, tại sao con người lại đi lạy lục cái phương tiện đã bỏ tù mình?" . Ý nói hạng người này thua xa con chó! Nhân đây cũng xin cảnh báo Lão Móc, ví hạng người này với chó là thiệt thòi cho chó nhiều lắm.

Với bài báo "Nhà báo Vũ Ánh: Người bạn đồng nghiệp đầy nhân hậu" tuy để nêu lên những "đức tính" mà ông cho là ưu điểm của người bạn đồng nghiệp, nhưng đồng thời ông cũng cho mọi người thấy Vũ Ánh đã điều hành tờ Người Việt có lợi cho Việt Cộng nên bạn của ông "bị nhiều oan khuất vào cuối đời". Nói cách khác, Lê Phú Nhận đã nhận định những ngày cuối đời của Vũ Ánh đã điều hành tờ Người Việt để phục vụ cho Việt Cộng. Trong khi đó thì Lão Móc, vì câu văn cuối cùng của báo Người Việt  đã ngụy biện một cách vô liêm sỉ về Vũ Ánh "Ông cũng là nhà báo chống Cộng triệt để theo cách suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình" khiến Lão Móc phải lục lại một bài viết cũ "Chó Chết Chưa Hết Chuyện" để cho mọi người thấy Vũ Ánh sau khi được qua Hoa Kỳ rồi thì chỉ là công cụ "chó" của Việt Cộng. Hai ông Lê Phú Nhuận và Lão Móc đã thay nhau diễn tả đời sống của Vũ Ánh:
- Lê Phú Nhuận "miêu tả" giai đoạn "ĂN CƠM QUỐC GIA" của Vũ Ánh từ khi nhập cuộc cho đến năm 1992.
- Lão Móc vạch mặt Vũ Ánh với những "chứng từ" do Vũ Ánh sáng tác để "miêu tả" giai đoạn cuối đời "THỜ MA VIỆT CỘNG" của Vũ Ánh.
"Tuy hai mà một" là vậy.

Kiêm Ái

0 comments:

Powered By Blogger