Vũ Xuân Toàn sinh năm 1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam,
chi nhánh Nghệ An, năm 2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ,
rồi trở thành đại diện văn phòng tờ báo này ở Nghệ An.
Bạn đọc dễ dàng kiểm chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”: “Không biết chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4”
với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT
Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên
Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành
giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày
27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê
(Trường Tiểu học Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc,
viết bình thường, đồng thời lên án "một số phương tiện truyền thông"
(không dám nói thẳng tên báo Tuổi Trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu
cực không chính xác sẽ khiến nhiều người hoang mang, tác động xấu đến xã
hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?
Trường Tiểu học Thanh Văn, em Lê đang theo học
Chuyện là, sau khi tiếp nhận thông tin từ ông Nguyễn Hữu Sơn phản
ánh về việc trường Tiểu học Thanh Văn dạy con mình là em Nguyễn Thị Lê
không đúng cách, khiến em bị lưu ban, không được lên lớp 4. Ngay lập
tức, kế hoạch trong đầu đầy sạn của phóng viên báo tuổi trẻ Vũ Xuân Toàn
đã nghĩ ngay đến việc kiếm ăn, tống tiền. Nghĩ là làm, ngay lập tức Vũ
Toàn thủ máy ghi âm đến văn phòng trường tiểu học Thanh Văn, dí thẻ nhà
báo tuổi trẻ vào mặt thầy Võ Bá Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, Vũ Toàn
nói thẳng: "Hiện ông Sơn (bố em Nguyễn Thị Lê) đang làm đơn kiện nhà
trường lên Sở Giáo dục, việc ni mà lôi thôi thì ảnh hưởng lớn đến uy tín
nhà trường, thầy phải đưa tui 100 triệu để tôi tính cho!". Thầy Võ
Bá Phượng rùng mình, lương giáo viên 3 cọc 3 đồng, dân đây ai cũng nghèo
cả, trường lại không có quỹ đen quỹ đỏ gì, lấy đâu ra mà chi cho phóng
viên tuổi trẻ?! Mà chuyện em Lê lưu ban vì học kém cũng không thể đổ hết
trách nhiệm cho nhà trường, cô Ngoạt (chủ nhiệm lớp em Lê) đã nhiều lần
đến nhà tìm hiểu về có phản ảnh cho tôi biết cha mẹ em Lê cũng không
quan tâm đến việc học hành của con cái, họp phụ huynh nhiều lần cũng nhờ
người này người nọ đi họp thay. Thấy thầy hiệu trưởng nói cứng, Trưởng
đại diện báo Tuổi Trẻ tiếp tục: "Thôi thì 50 triệu cũng được, tui có
quan hệ với các anh trên Sở, phần còn lại để tui giúp thầy cho ổn thỏa
việc ni, chứ để to chuyện không khéo ban giám hiệu nhà trường bị kỷ luật
chứ nỏ phải chuyện chơi mô". Thầy Võ Bá Phượng vẫn không thể có 50
triệu đưa cho, Toàn tiếp tục “hạ giá” xuống 20 triệu, thầy cũng nhẹ
nhàng nhưng kiên quyết từ chối. Không kiếm ăn được từ thầy Phượng mà
cũng chẳng ghi âm được vì thầy Phượng nói chuyện rất nhỏ nhẹ, đàng
hoàng, không hề có sơ sẩy gì. Tức tối, Toàn hậm hực bỏ về kèm theo bì
thư 500 nghìn đồng của thầy Phượng.
Cay cú vì không đạt được mục đích, trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tìm đến
tận nhà ông Nguyễn Hữu Sơn ở xóm 6, Thanh Văn, Thanh Chương, phát hiện
hoàn cảnh gia đình khá bần hàn, tài sản chỉ là cái bàn vừa là bàn bàn
tiếp khách vừa là bàn học cho 2 chị em cô bé, vài cái ghế nhựa, cái tủ
chè cũ xập xệ... Vũ Toàn kéo riêng vợ chồng ông Sơn ra góc nhà, móc túi
đếm xoàn xoạt 10 tờ mệnh giá 500 nghìn, nói “giờ vợ chồng anh chị phải nghe lời tui, có ít tiền lo cho các cháu, xong việc tui sẽ đưa thêm”.
Là một nông dân chân chất, một nắng hai sương, không hề biết ý đồ của
Toàn, từ nhỏ đến lớn chưa ai hào phóng với mình như vậy, nên ông Sơn rất
vui: “xin cảm ơn nhà báo, báo Tuổi Trẻ muốn gì tui cũng làm”.
Ngay liền sau đó, Toàn “hướng dẫn” ông Sơn làm đơn cho con “xin học lại
lớp 1” (trong khi bé Lê chỉ bị lưu ban lớp 3, chưa được lên lớp 4), nhà
trường Thanh Văn không giải quyết, ông Sơn con nghỉ học ở nhà phụ làm
ruộng. Có trong tay đơn xin học lớp 1 của ông Sơn, Toàn thấy vẫn chưa
đủ, Vũ Toàn còn tiếp tục “hướng dẫn”, “phỏng vấn” gia đình ông Sơn (theo
kiểu mớm cung, theo đúng kịch bản của Toàn) để ghi âm, biên tập lại
theo kịch bản và dựng clip. Đã thu thập đủ “chứng cứ”, Vũ Toàn vừa đe
dọa, vừa dụ dỗ cho thêm tiền và lại “hướng dẫn” gia đình ông Sơn cách
trả lời phỏng vấn, cách tiếp khách khi có cơ quan chức năng, phóng viên
báo khác đến thu thập tư liệu...
Ngày 10/2/2014, vừa ăn tết xong, Vũ Xuân Toàn lập tức đưa bài “Không biết chữ vẫn lên lớp 4” lên
“sóng” báo Tuổi Trẻ, ngay tập tức cơn bão dư luận đã xảy ra, ngoài báo
giấy, lượng truy cập báo Tuổi Trẻ Online cũng tăng đột biến, Toàn còn
dặn mắm thêm muối để gửi báo Lao Động Nghệ An (nơi Vũ Toàn thường
xuyên "thâm canh" để kiếm chác thêm) để tạo hiệu ứng cục bộ, triệt hạ
uy tín ban giám hiệu trường tiểu học Thanh Văn. Nhiều báo khác không
biết sự việc, tin tưởng uy tín “dẫn đầu làng báo” của Tuổi Trẻ, cũng ăn
theo nói leo, đưa sự kiện lên tới đỉnh điểm, ngành giáo dục Việt Nam đã
từng có tiếng bê bối nay lại lãnh thêm một hậu quả “thảm khốc” chỉ vì sự
cay cú của một con sâu đen trong làng báo.
Báo Tuổi Trẻ lợi dụng cả gia đình người
nông dân chân chất, một nắng hai sương Nguyễn Hữu Sơn, để làm vật tế
thần, làm công cụ cho đòn thù hèn hạ, tiểu nhân (Ảnh do đồng nghiệp của
chúng tôi tại báo Lao động Nghệ An cung cấp, báo LĐNA cũng là nơi Xuân
Toàn thường xuyên qua mặt báo tuổi trẻ để kiếm ăn thêm).
Chuyện vẫn chưa dừng ở đó, Vũ Xuân Toàn tiếp tục đi thêm bước thứ 2 là
đọc để ông Sơn ghi lại bản tường trình, tố cáo ban giám hiệu trường Tiểu
học Thanh Văn, mang lên Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An “nộp”, sau đó một
tuần, báo Tuổi Trẻ đưa tin liên tiếp trong 02 ngày 17,18/2/2014 với nội
dung na ná nhau về việc “Quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường
Tiểu học Thanh Văn” do ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc sở ký.
Mọi việc bịa đặt của báo Tuổi Trẻ chỉ bị đổ bể khi báo Nghệ An “tháp
tùng” đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An về tận trường để xác
minh, làm rõ, tiếp đó, cách đây vài ngày, báo điện tử Tầm Nhìn cũng vào
cuộc khiến dư luận ngã ngửa, thêm một phen “hố” nặng vì báo Tuổi Trẻ. Sự
thật là em Lê dù học kém hơn các bạn cùng tuổi, nhưng riêng chuyện đọc,
viết, làm toán thì hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em. Thậm
chí khi phóng viên báo Tầm Nhìn đã đưa trang 113, sách Tiếng Việt lớp 3,
là bài em chưa học (bài “Người đi săn và con vượn”) em Lê cũng đọc rất
lưu loát.
Em Lê đọc vanh vách bài học
Để có được thông tin trên, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến thầy hiệu
trưởng Võ Bá Phượng để xác minh sự việc, thầy cung cấp một số thông tin
về việc phóng viên Vũ Toàn tìm cách làm tiền nhà trường, chúng tôi có
hỏi thầy có ghi âm lại không, ông cười lớn bảo “Các anh hỏi lạ, làm răng
tui đủ ‘tư cách’ để biết trò nớ của nhà báo Tuổi Trẻ? Mà nếu tui biết
thì dễ chi qua mặt được sự ‘dày dạn’ của ông nớ!”.
Video clip chứng minh em Lê có khả năng đọc, viết, làm toán hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em.
Tẽn tò, BBT báo Tuổi Trẻ làm “động tác giả” (BBT báo tuổi trẻ thường
xuyên sử dụng “chiêu” này để bảo vệ mình) là yêu cầu Vũ Xuân Toàn viết
tường trình để BBT “chạy tội” và nếu có bị Ban tuyên giáo TW gõ đầu thì
BBT có “chứng cứ” để chứng minh đây chỉ là sai sót của một cá nhân,
trong khi đó đây là một sai lầm có hệ thống, mang tính bản chất của báo
tuổi trẻ. Trong trường hợp có bị Ban Tuyên giáo TW làm căng quá thì đã
có đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và đồng chí Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản bạn đỡ lưng cho như bao lần khác.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những trò bẩn
của báo Tuổi Trẻ đã bị phanh phui trước công luận, còn nhiều hành vi bỉ
ổi khác của “sâu đen” báo Tuổi Trẻ Vũ Xuân Toàn và “nghi phạm” Thái Huy
Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An cùng “hiệp đồng tác chiến”
sau hậu trường để hạ bệ Giám đốc sở Lê Văn Ngọ để chiếm nghế giám đốc sẽ
được chúng tôi phanh phui trong bài viết tới.
Giới báo chí, trí thức Nghệ An khi nói đến Vũ Toàn, nói đến báo tuổi trẻ
tại Nghệ An ai cũng lắc đầu, nhổ nước bọt, những chiêu trò bẩn thỉu của
đàn sâu báo Tuổi Trẻ khiến làng báo Việt Nam ngày càng ô uế, bốc mùi...
0 comments:
Post a Comment