2h40 ngày 8/3 (giờ địa phương) là thời điểm Hãng hàng không Malaysia
Airlines cho rằng máy bay số hiệu MH370 bắt đầu mất tích khi đang chở
227 hành khách với 13 quốc tịch khác nhau. Máy bay bị mất tích là chiếc
Boeing 777-200, rời Kuala Lumpur 41 phút sau 0h ngày thứ bảy và dự kiến
tới Bắc Kinh vào 6h30 sáng (giờ địa phương).
Sáng sớm ngày 8/3, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu cứu hộ vào Biển Đông,
bắt đầu cuộc tìm kiếm, sau khi mọi nỗ lực liên lạc với máy bay Boeing
777-200 mang số hiệu MH370 bất thành, do trên máy bay có hơn một nửa là
người Trung Quốc. Hãng hàng không Malaysian Airlines công bố thông tin
về quốc tịch của 239 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay mất
tích, theo đó không có người Việt Nam nào trên máy bay. Theo Dân Trí
Một cuộc "diễn tập xâm lăng" quy mô lớn?
Được biết, 2 tàu của Trung Quốc tiến về khu vực máy bay Malaysia mất
tích với danh nghĩa thực hiện sứ mệnh tìm kiếm công dân nước này. Bao
gồm:
-Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (999) dài 210m, khởi hành từ thành phố Trạn
Giang (tỉnh Quảng Đông) vào rạng sáng 9-3 với 120 thủy thủ đoàn, tàu
mang theo 2 trực thăng, 10 thợ lặn, 52 lính thủy đánh bộ và các nhân
viên y tế.
-Tàu chiến Miên Dương (528) thuộc lớp tàu hộ vệ Type 053H3 dài 112 m,
được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, thủy thủ đoàn gồm 168 người, có
thể tàu mang theo 1 trực thăng tuần tra/chống ngầm tìm kiếm tầm thấp,
tầm gần. (Theo Lao Động)
Tàu hộ vệ tên lửa Miên Dương. Ảnh Chinamil.com.vn
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn. Ảnh: Chinamil.com.cn
*
Theo Xinhua, chiều 9-3, tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu xuất phát từ quân
cảng Tam Á và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn xuất phát từ quân cảng Trạm Giang,
lên đường đến tăng viện cho công tác tìm kiếm cứu nạn vụ máy bay mất
tích. Đi cùng tàu Côn Lôn Sơn còn có 50 binh sĩ thủy quân lục chiến, các
thiết bị cứu nạn và hai máy bay trực thăng do Hạm đội Nam Hải điều động
tham gia hỗ trợ.
Phía Trung Quốc đã sử dụng 14 tàu tham gia tìm kiếm gồm 10 tàu hải tuần,
ba tàu Nam Hải Cứu 101, 115, 198, một tàu cảnh sát biển 3411 và hai máy
bay cứu hộ. Sáng 9-3, hai tàu Nam Hải Cứu và một tàu cảnh sát biển đến
hiện trường. (Theo Vnexpress)
Tàu đổ bộ Nam Côn Sơn. Ảnh: China News
Tàu khu trục Hải Khẩu. Ảnh: mil.crn.cn
Cuộc "diễn tập xâm lăng" hoàn toàn hợp pháp
Từ Bộ ngoại giao Việt Nam:
Liên quan đến việc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines
mất tích, chiều 9.3, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình
Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương
Nghị.
Phó Thủ tướng khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt
Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện và phối hợp cùng lực lượng cứu hộ của
Trung Quốc và các nước liên quan tham gia tìm kiếm trong khu vực nghi
máy bay mất tích, cũng như giải quyết các công việc liên quan tiếp
theo.
Từ Bộ quốc phòng Việt Nam:
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
cho biết, Bộ Quốc phòng đã đồng ý cho tàu nước ngoài tham gia cứu hộ.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cấp phép cho 2 tàu Trung Quốc, gồm
tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn 999 và tàu hộ vệ Miên Dương 528. Đây là những
tàu quân sự có trang thiết bị hiện đại, trên tàu có nhiều tàu nhỏ và
giàn đỗ trực thăng. Theo Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, các tàu nước ngoài tham
gia cứu hộ phải có tàu Việt Nam đi cùng để tránh những tai nạn đáng tiếc
có thể xảy ra và các tàu chỉ được phép di chuyển trong vùng biển giới
hạn được đánh dấu khoanh vùng vị trí tìm kiếm máy bay mất tích.
Mưu đồ
Phát biểu tại cuộc họp báo của Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung
Quốc khoá XII diễn ra ngày 8/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương
Nghị cho biết, lập trường của Trung Quốc là kiên định và rõ
ràng trong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.
Lập trường của Trung Quốc là kiên định và rõ ràng trong vấn
đề lãnh thổ và chủ quyền, đó là: “không phải của Trung Quốc
một tấc cũng không lấy; nếu là của Trung Quốc, một tấc cũng
quyết bảo vệ”, Tân Hoa xã trích lời ông Vương Nghị.
Trả lời về chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc, Ngoại trưởng
Vương Nghị khẳng định: “Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt nạt các nước nhỏ
hơn, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận những cáo buộc không hợp lý của
các quốc gia nhỏ hơn”.
Lợi dụng vụ máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc
hải quân Trung Quốc Doãn Trác ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm
cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái
gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
Trang tin China.org.cn dẫn lời ông Doãn biện hộ rằng hiện nay hải quân
Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở
biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Chưa hết, ông này còn
đề xuất xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng
thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục
vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung
Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong ngày 10.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tân Cương
ngang nhiên tuyên bố tàu công vụ nước này vừa đuổi 2 tàu Philippines
khỏi bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tân Hoa xã dẫn
lời ông Tần nói rõ trong lúc tuần tra bãi Cỏ Mây vào ngày 9.3, tàu Trung
Quốc phát hiện 2 tàu mang cờ Philippines chở vật liệu xây dựng đang
tiến đến đó và đã ra cảnh báo yêu cầu họ rời khỏi. Philippines chưa có
phản ứng về vụ việc này.
Cảnh báo nguy cơ
Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Lấy danh nghĩa cứu hộ và tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích (trên
đó có phần lớn công dân Trung Quốc) Trung Quốc dự kiến sử dụng đến 14
chiếc tàu và 2 chiếc trực thăng, đông nhất trong số các đội tham gia tìm
kiếm (đông hơn cả Việt Nam). Đây được xem là một "cuộc diễn tập xâm
lăng" mang danh nghĩa cứu hộ quy mô lớn của Trung Quốc ở biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc đưa một lực lượng hùng hậu như thế tham
gia vào cuộc tìm kiếm vì một lẽ đơn giản: vị trí máy bay rơi và vị trí
các lực lượng tìm kiếm rơi vào đoạn đầu của đường lưỡi bò. Trung Quốc
tham gia như một cuộc giương oai, khẳng định chủ quyền một cách hợp
pháp. Tuy rằng chúng ta nói sẽ cho tàu Việt Nam giám sát các tàu nước
ngoài vào vùng biển Việt Nam nhưng lấy đâu ra số tàu đông đảo như vậy để
vừa tham gia tìm kiếm, vừa giám sát hết số tàu này?! Biết đâu được vào
một đêm tối trời, Trung Quốc lại thả những vật thể lạ nhằm đánh dấu chủ
quyền như chúng đã từng làm? Hay là trong khi Việt Nam đang dồn toàn lực
vào cứu hộ ở biển Cà Mau thì Trung Quốc lại thừa cơ thôn tính Trường
Sa?
Hải quân Việt Nam kéo vật thể lạ do Trung Quốc thả ở bãi Ba Đầu. Ảnh: Thiềm Thừ
Cảnh giác với Trung Quốc là một việc làm không bao giờ thừa khi chúng ta
biết rằng trong Lịch sử Trung Quốc đã thừa cơ thôn tính Việt Nam vào
các năm: 19-1-1974, 17-2-1979, 14-3-1988... Hãy đừng tiếp tay cho Trung
Quốc, hãy đừng để biển đảo Việt Nam rơi vào tay người láng giềng khốn
nạn này!
0 comments:
Post a Comment