Thursday, October 31, 2013

NHẮN NHỦ

(Thân mến gởi đồng bào Việt Nam và riêng những người một thời hăm hở xuống đường, biểu tình, chống đối VNCH I & II, một việc làm nhiều hay ít đã góp tay với VC để giết chết nền cộng hoà của miền Nam Việt Nam và hôm nay, sau 50 năm vẫn chưa tỉnh mộng.)
 
  
Từ Một Chín Sáu Ba, sau đảo chính
Chỉ thấy miền Nam từng bước suy tàn
Và thấy cộng tung ý đồ, hoạch định
Bức tử Cộng Hòa, xâm lược miền Nam !
  
Bởi phản tặc khi giết Người Chí Sĩ
(Người một đời yêu nước với thương dân)
Là giúp cộng phá tan bao thành lũy
Của chín năm dài xây đắp, canh tân
 
Giết người xong lại công bôi, tội dựng
Tạo bình phong che tội ác tầy trời
Cho lũ giặc Hồ dã tâm thao túng
Mặc áo nhà tu, dùng đạo phá đời ...
 
Sau năm tháng những bàn tay đồ tể
Đẫm máu Người Chí Sĩ của dân Nam
Thì đất nước tan nhoà bao uy thế
Vì những biểu dương, chỉnh lý, tham tàn ...
 
Rồi thành phố cũng vọng về tiếng đạn
Hỏa tiễn Tàu - Nga nát chợ, tan trường
Sư sãi, sinh viên thay Hồ làm loạn
Phật chốn tòa sen cũng hạ xuống đường
 
Để tháng Tư, mười hai năm sau đó
Dân miền Nam đau đớn mất miền Nam
Cả nước tang thương trong màu cờ đỏ
Quê dấu yêu thành vực thẳm hung tàn
 
Băm tám năm hơn ba miền khốn khó
Nước Việt Nam nay ngất ngưởng quân Tàu !
Chỉ đảng mừng vì thành tư bản đỏ
Còn dân hiền thành giun kiến ngựa trâu !
 
Gái Việt thành "hàng" Hồng Kông, Hàn quốc
Trai Việt thành đồ xuất cảng lao nô
Dân Việt thành người mất nhà, mất nước
Trẻ Việt thành "cây", thành cháu "bác" Hồ
 
Năm mươi năm, đấy, công lao, thành tích
Ai góp tay ngày ấy hỏi vui - buồn
Và có phút nào nhìn đời u tịch
Trên má nhăn, hối hận, giọt sầu tuôn ?
 
Hay mãi ngây thơ suốt đời mộng mị
Chẳng học được gì dù Bảy Mươi Lăm ! (1975)
Để trí thức, nhà tu, nhà chính trị
Vẫn hân hoan cùng cộng đỏ ăn nằm ???
 
Hãy tỉnh lại, nhìn quê, bờ vực tối
Nhìn đồng bào oan khổ để mà thương
Đừng theo giặc gây thêm điều lầm lỗi
Mà muôn đời mang tội với quê hương !
 
 
Ngô Minh Hằng
31.10.2013

TÀN DƯ ẤN QUANG CHỮA CHÁY

Tại sao bọn tàn dư của Phật Giáo Ấn Quang vẫn căm thù ông Ngô Đình Diệm và người Công Giáo?
- Thứ nhất, vì Thích Trí Quang và đồng bọn là những tên cán bộ VC thứ thiệt, núp dưới cái áo cà sa để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm với sự hỗ trợ của Mỹ.
-Tại sao Mỹ lật đổ ông Ngô Đình Diệm? Tại vì ông Ngô Đình Diệm cương quyết giữ vững tinh thần dân chủ và độc lập dân tộc, không làm bù nhìn cho VC.Và chính sách Ấp Chiến Lược ngày càng dồn VC vào chỗ chết như cá nước cạn.
- Tại sao lật đổ được ông Ngô Đình Diệm rồi mà Thích Trí Quang và đồng bọn vẫn tiếp tục đấu tranh cho đến khi Đại Sứ Mỹ tát vào mặt chúng với câu trả lời Thích Trí Quang: "phải tuân theo pháp luật". Và bật đèn xanh cho Nguyễn Cao Kỳ dẹp không nương tay..
- Tại sao qua tới Mỹ và thế giới tự do bọn Thích Trí Quang và Ấn Quang vẫn tiếp tục "chống" ông Ngô Đình Diệm và Công Giáo? Tại vì cả thế giới đã thấy rõ bộ mặt thât của đám Ấn Quang là bộ mặt Cộng Sản nên muốn "chữa lữa" chúng phải đem ông Ngô Đình Diệm ra chửi cho đỡ tức, vì càng ngày chính nghĩa của Ngô Đình Diệm càng sáng chói, càng ngày những tài liệu mật của Hoa Kỳ và thế giới càng chứng minh Phật Giáo Ấn Quang chỉ là bọn tay sai VC, ê mặt với cả Phật tử chân chính nên "thua me gỡ bài cào", vu vạ cho ông Ngô Đình Diệm. Và nhất là bọn này sợ nếu hải ngoại yên ổn công cuộc lật đổ VC càng nhanh, chúng muốn kèm hãm ngày chết của VC, chủ của chúng xa chừng nào tốt chừng đó.
- Tại sao chúng hùa với VC mà phong cho Thích Quảng Đức là bồ tát Liệt sĩ hạng nhất góp công cho VC chiếm miền Nam? Vì VC đang nắm giữ những tài liệu liên quan đến cái chết bị thiêu của Thích Quảng Đức, mà thủ phạm là bọn Ấn Quang.
- Nhưng, những tài liệu quang minh chính đại chứng minh Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đàn áp Phật Giáo do 7 đại diện của Liên Hiệp Quốc xác nhận khiến bộ mặt VC của bọn Ấn Qang càng rõ ràng làm tay sai cho VC nên chúng chỉ còn món võ khí vu vạ và chửi rủa thô tục như bọn đầu đường xó chợ mà thôi.
- Lấy chứng cớ đâu mà bảo bọn Ấn Quang làm lợi cho Việt Cộng? Phái Đoàn Ấn Quang qua Nhựt để ủng hộ cho VC Miền Nam và Miền Bắc khiến cho những phái đoàn Phật Giáo các nước khác đặt câu hỏi: taị sao quý vị cứ đấu tố chính quyền Miền Nam mà không nói gì Miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng vậy?
Chúng có miệng ăn mà không còn miệng nói. Chúng đã đem 500 sinh viên "Phật tự" với biểu ngữ hoan hô VC vào Saigon, chúng đã tổ chức mừng Sinh nhựt HCM. Cách nay 12 năm Thích Nhất Hạnh đã nói láo không ngượng miệng tại Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ đã dội bom giết 300 ngàn gia đình, xin nhấn mạnh 300 ngàn GIA ĐÌNH của tỉnh Bến Tre làm cho cả thế giới thấy bọn Ấn Quang  chỉ là VC tại vì con nhà Phật không thể nào nói láo trắng trợn như vậy. Tại vì con người, dù là cướp trộm, đỉ điếm cũng không thể nói dối như miệng có thoa mỡ bò như vậy.
- Lẽ ra, với công lao giúp VC như vậy, VC phải cho Ấn Quang làm trùm cả Phật Giáo từ Bắc chí Nam, nhưng VC nó tàn nhẫn, nó cho rằng bọn Ấn Quang là những tên phản bội, sống dưới chế độ Miền Nam đầy đủ, thừa mứa sung sướng mà còn phản bội thì làm sao chúng không phản bội  sau này, nên VC đã cho bọn Ấn Quang biết thế nào là câu "được nai giết chó".
Còn VC bọn Ấn Quang còn đánh phá Công Giáo và hận thù ông Ngô Đình Dình Diệm để cứu VC. Còn hận thù ông Ngô Đình Diệm bộ mặt theo VC và phản Phật Giáo, phản Đức Phật của Ấn Quang và bọn tay sai Ấn Quang tại hải ngoại càng bị lột mặt nạ.
- Càng gỡ càng bị lưới trời xiết chặt. Thiện tai! Thiện tai.

- Kiêm Ái

Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-10-31

000_Hkg8587979-305.jpg
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn
Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày
16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.
• Trong thời gian vừa qua, các bản án xét xử của tòa án Tỉnh Long An dành cho các thanh niên như Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và Nguyễn Phương Uyên được cho là chính quyền Hà Nội có động thái nhượng bộ với những người hoạt động và đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.
Do quốc tế can thiệp?
Những hình ảnh về nụ cười hạnh phúc của Đinh Nhật Uy trong vòng tay bạn bè ngay sau khi phiên tòa xét xử tại tỉnh Long An kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa ngày 29/10/13 được lan truyền khắp các trang mạng xã hội không chỉ làm ấm lòng cho người mẹ của anh, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mà còn an ủi rất nhiều cho những gia đình có thân nhân đang trong vòng lao lý với tội danh “tù nhân lương tâm” ở khắp các trại giam từ Bắc tới Nam.
Trước đây không lâu, hồi tháng 8, những người quan tâm cũng chưa quên hình ảnh của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên được phóng thích ngay tại tòa với bản án 3 năm tù treo cùng với bản án tù dành cho Đinh Nguyên Kha được giảm nhẹ hơn so với bản án sơ thẩm. Những thanh niên này lên tiếng trước tòa rằng mình vô tội vì đã đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam do sự xâm lược của Trung Quốc, đấu tranh cho quyền lợi của người dân bị xâm phạm và đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực. Mặc dù vậy, họ vẫn phải nhận lãnh những bản án mà công luận cho là “tùy tiện” và “phi lý”. Thế nhưng, với những bản án trong thời gian ngắn 2 tháng vừa qua, nhiều người cho rằng Nhà nước Việt Nam tỏ dấu “nhẹ tay” hơn với những người bất đồng chính kiến và đấu tranh dân chủ ôn hòa ở trong nước. Bạn Đinh Công Thủ, 1 bạn trẻ ở Saigon cho biết cảm nghĩ của mình:
“Theo cách nhìn của em, những bản án vô lý đó, không có tội gì mà họ buộc tội thì miễn bàn. Nhưng theo em nghĩ kết quả của những bản án xét xử vừa rồi thì đó là chính quyền Việt Nam bắt đầu nhượng bộ trước phong trào dân chủ, phong trào tự do ngôn luận hay đòi quyền con người”.

dinh-nhat-uy-250.jpg
Anh Đinh Nhật Uy, sau khi rời khỏi
tòa án vào ngày 29 tháng 10 năm
2013. Photo by Bạch Hồng Quyền.
Vì sao Nhà nước Việt Nam lại tỏ dấu nhượng bộ như nhận xét của người bạn trẻ vừa nêu? Có phải những người điều hành quốc gia bắt đầu thay đổi cách nhìn đối với những người góp tiếng nói dù khác biệt cho một Việt Nam được tiến bộ văn minh hơn? Hay có phải vì chính quyền Hà Nội phải nhượng bộ trong thời gian ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013-2016? Hay còn vì nguyên nhân nào khác nữa? Bạn Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng cho đài ACTD biết một trong những tác động tích cực lên Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhờ vào sự can thiệp của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Phóng viên không Biên giới cũng như của Chính phủ Hoa Kỳ... Bạn Sơn nói:
“Họ quan tâm nhiều lắm. Hầu như mỗi một động thái, một hành động mà chính quyền Việt Nam áp đặt lên người dân Việt Nam đặc biệt trong công cuộc đấu tranh của những bạn trẻ vì nước Việt Nam thì hầu như tất cả các cơ quan quốc tế ngay lập tức đồng loạt lên tiếng ủng hộ, bênh vực cho các bạn trẻ ngay. Đặc biệt là tiếng nói của Hoa Kỳ gây áp lực lên chính quyền Việt Nam một cách mạnh mẽ. Trong thời buổi này, Việt Nam đang trên xu thế hòa nhập với thế giới, không thể tách rời với thế giới cho nên Việt Nam phải chấp nhận những yêu sách yêu cầu mà quốc tế đưa ra nếu không muốn đơn độc”.
Bất chấp luật pháp
Bên cạnh những ý kiến cho là Nhà nước Việt Nam tỏ dấu hiệu nhượng bộ thì vẫn còn có ý kiến không đồng tình. Trao đổi với Hòa Ái vào tối 30/10, ông JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy Nhà nước Việt Nam khi hành xử thế này lúc hành xử ngược lại. Ông JB Nguyễn Hữu Vinh nói chính quyền Hà Nội bất chấp luật pháp, bất chấp những nguyên tắc tố tụng để tuyên án đối với những người đấu tranh, những người bất đồng chính kiến mà Nhà nước không thích:
“Tôi nghĩ rằng qua phiên tòa đối với Đinh Nhật Uy thì bản án đó rất nặng nề chứ không thể nói rằng nhẹ hơn được. Tức là vấn đề không phải ở chỗ người này phạm tội gì, người kia phạm tội gì hoặc chiếu theo điều luật nào phải vào khung hình phạt nào, phải xử sự như thế nào mà đó chỉ đơn giản vì người đó là ai và thái độ của người đó như thế nào bởi vì Nhà nước có thích họ hay không để mà hành xử. Một khi nhà nước không hành xử theo 1 nguyên tắc pháp luật nhất định, không hành xử theo những định chế của pháp luật quy định đối với công dân thì Nhà nước đó thể hiện sự bất lực của mình. Do vậy, chuyện tại sao các bạn trẻ được xử sự như thế này, luật sư Lê Quốc Quân được xử sự như thế kia thì rất đơn giản vì luật sư Lê Quốc Quân không được Nhà nước thích hoặc ghét nhiều hơn hoặc cảm thấy nguy hiểm cho họ hơn so với những người trẻ. Nhưng điều đó nói lên cách hành xử như thế nào thì cho thấy bản chất của sự việc”.
Trong khi nhiều người tin vào cơ sở Nhà nước Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền đối với người dân nhằm mục đích ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013-2016 cũng như hòa nhập vào cộng đồng thế giới thì vẫn còn nhiều suy nghĩ e ngại Việt Nam chẳng có thay đổi gì theo như lời kể trước đây của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn khi lên tiếng Nhà nước vi phạm điều 19 của công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và điều 19 của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đối với nhà văn thì lại nhận được câu trả lời từ trưởng đoàn thanh tra, ông Trần Minh Thái rằng “chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị nhưng chúng tôi không trực tiếp áp dụng công ước quốc tế đó vào sinh hoạt của người dân”.
Qua những chia sẻ của các bạn trẻ ở trong nước với đài ACTD, họ cho biết dù Nhà nước Việt Nam có thay đổi cách hành xử đối với những người hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam hay không thì niềm tin vào phong trào đấu tranh cho dân chủ và công bằng để đất nước Việt Nam được tốt đẹp hơn trong tương lai không bao giờ bị dập tắt. Vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa cho dân tộc nên không có bất cứ điều gì có thể ngăn cản được sự lan tỏa trong mỗi tấm lòng con dân đất Việt.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tổng Thống Ngô Đình Diệm
ngodinhdiem.gif - 7.51 Kb
      Tình hình Việt nam hiện giờ đang trên bờ vực thẩm của họa mất nước!  Trung Cộng lấn lướt trắng trợn coi Việt nam như bầy tôi của chúng. Ngư dân Việt bị TC bắn chết hay đánh đập và bị cướp ngư sản mà họ đã vất vả thu được trên vùng biển của Việt nam Thế mà nhà cầm quyền VC hèn nhát im hơi lặng tiềng ! Ngày 30/12/1999, VC đã dâng cho TC 789 km2 đất liền dọc biên giới hai  tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn và ngày 25/12/2000, chúng tiếp tục dậng 10 ngàn km2 vùng vịnh Bắc Việt. Nguy hiểm hơn nữa VC làm ngơ cho dân Tàu ồ ạt vào Việt nam định cư không cần giấy hộ chiếu. Chúng lập những cộng đồng người Hoa như ở Chợ Lớn, trên 29 tỉnh thành của Việt nam. Hiểm họa mất nước bằng đồng hóa của TC xem nhẹ nhàng nhưng rất hiểm độc !! Đồng bào ta uất ức biểu tình phản đối TC thì bị VC đàn áp, đánh đập ,bắt giam ??!  VC  đã lòi bộ mặt bán nước cầu vinh ! Tổ quốc đang lâm nguy !!!     
      Đồng bào bùi ngùi nhớ lại dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam VN có một nền kinh tế vững mạnh xuất cảng nông phẩm, ngũ cốc và cao su. Người dân sống ấm no an bình. Đất nước có chủ quyền và không lệ thuộc nhiều vào viện trợ Hoa Kỳ. Việt nam được các nước trên thế giới kính nể. Thuyết Cấn Lao Nhân Vị đã xóa tan được  thuyết Mác- Lê vô thần đang tuyên truyền, ru ngủ một số người nhẹ dạ bị ám ảnh theo CS với niềm tin ảo tưởng một thế giới đại đồng CS không còn người bóc lột người..
      Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( 1901-1963 ) là con thứ 4 của cụ Thương Thư Ngô Đình Khả nổi tiếng với câu khen tặng truyền tụng trong nhân gian : “ Phế vua không KHẢ, đào mã không BÀI “. Cụ Thượng Khả phản đối Pháp xen vào nội bộ của Triều đình Huế. Cụ cương quyết không ký vào tờ truất phế vuaThành Thái do Pháp yêu cầu vì vụ âm mưu lật đổ Pháp bị bại lộ. Cụ Thượng Khả bị Pháp loại ra khỏi Triểu đình Huế và vua Thành Thái bị đầy qua đảo Reunion. Còn cụ Thượng Nguyễn Hữu Bài thì phản đối Pháp định đào mã lăng tẩm các vua để lấy vàng bạc, châu báu gởi về Pháp gây quỹ trong Đệ Nhất Thế Chiến chống Đức.
      Dưới thời Pháp thuộc, ngày 02 tháng 3 năm 1933 cụ Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, tương đương với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày nay. Tuy tuổi cụ còn quá trẻ nhưng vì thông minh, và tài cao nên được Hoàng Đế tuyển chọn. Cụ đã vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế nhưng Pháp không chấp thuận vì sợ Triều đình Huế trở nên vững mạnh. Biềt ý đồ xấu của thực dân Pháp nên  cụ rủ áo từ quan không màng danh lợi cao sang. Gương cương trực vì nước của cụ được người dân mến phục.
      Năm 1948, Lm Cao Văn Luận đến Đalat gặp cụ và hỏi :“ Thưa cụ, bây giờ người Pháp đã đưa Hoàng Đế Bảo Đại về lập lại Triều đình Nhà Nguyễn, cụ có ý định ra lập chính phủ không ? Cụ trả lời : “Theo tôi thì không thể ra lập chính phủ lúc này. Thỏa hiệp Vịnh Hạ Long đã không đem lại độc lập và thống nhất chân chính cho Việt nam. Quân đội, Cao ủy Pháp đang nắm mọi quyền hành chính trị và quân sự “. ( trích sách ‘Bên giòng lịch sử Việt nam 1940-1970’ của Lm Cao Văn Luận )    
      Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân đội Pháp thua trận lớn tại  Điện Biên Phủ với 10 ngàn quân tinh nhuệ kể cả tướng De Castries phải đầu hàng. Người Việt quốc gia hoang mang lo sợ khí thế chiến thắng của VC  vì chúng đã kiểm soát ¾ lãnh thổ đất nước. Các giáo phái rồi cũng sẽ dể dàng chịu số phận như Điện Biên Phủ. Chính quyền Pháp tính chuyện rút quân về nước nhưng lại muốn bám ảnh hưởng của mình tại Đông Dương bằng cách võ trang các giáo phái chống VC. Trong tình thế nguy nan này  người Việt quốc gia cần phải có một vị lãnh đạo tài ba, can cường đầy sáng tạo mới xoay chuyển được tình thế.  Hoàng Đế Bảo Đại quyết định  mời cụ Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ cứu nguy dân tộc.
      Ngày 26-6-1954, cụ Ngô Đình Diệm về Saigon  nhậm chức Thủ Tướng theo lời mời của Quốc Trưởng Bảo Đại. Lm Cao Văn Luận hỏi cụ : “ Thưa cụ, tôi sợ rằng người Pháp và vua Bảo Đại không thành thật khi mời cụ về chấp chánh lúc tình thế khó khan này, ngoại trừ một phép lạ.”. Cụ Diệm trả lời : “ Cha nói đúng. Nhiều người Pháp cũng nói như vậy. Tôi cũng biết điều đó nhưng không thể chờ lâu hơn nữa được vì đây là cơ hội cuối cùng để cứu nước. “
      Cụ quyết định dẹp tan các sứ quân để có được một lực lượng quốc gia thống nhất mới hy vọng thắng VC. Pháp biết ý đồ đó nên xúi Bình Xuyên ra tay trước. Đêm 29-3-55 rạng ngày 30-3-55, 16 tiểu đoàn của Bình Xuyên với vũ khí tối tân do Pháp cầp đã tấn công chiếm các cứ điểm then chốt và các cơ quan đầu não của chính phủ. Theo tiếng gọi cứu nước, ngày 31-3-55 hai tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương đem 8 ngàn quân và tướng Trịnh Minh Thế đem 1.300 quân sát nhâp vào lực lượng chính quy VN. Tháng 4-55, Đại tá Thái Hoàng Minh, tham mưu trưởng lực lượng Bình Xuyên đã đem 4 tiểu đoàn hợp tác với chính phủ. Ngày 3-5-55, tướng Trịnh Minh Thế đem quân đánh bọc vào sào huyệt của lực lượng Bình Xuyên ở bên kia cầu Tân Thuận. Lực lượng Bình Xuyên tan rả nhưng tướng Thế đã tử trận do một trung uý Pháp núp dưới ghe thuyền bắn lén lên theo kế hoach của Đại tá Savana để trả thù tướng Thế năm trước đã phục kích giết tướng Chanson, tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt ( sách “ Soldats perdus et fous de Dieu, Indochine 1945-1955 “ của tác gỉa Jean Larteguy. Nhà xuất bản Presse de la Cité, Paris ). Sau đó các giáo phái khác đã quy thuận và chung sức chống VC.
      Hoa Ký tuy là một cường quốc giàu mạnh nhất thế giới nhưng lại là một nước son trẻ nên kinh nghiệm chính trị còn chưa mềm dẻo như đàn anh ở Âu Châu. Tổng Thống Ngô Đình Diệm với chủ trương ‘ Dân tộc tự quyết’,  tuy Việt nam cần viện trợ của HK nhưng cụ Diệm không muốn bị HK lãnh đạo và biến Việt nam thành căn cứ của HK. Nhà Trắng xem TT Diệm là kỳ đà cản mũi cần phải lật đổ. Kế hoạch Phật giáo tranh đấu và tướng lãnh VN đảo chính đã được bạch hóa cho thấy một số vị trong Bộ Ngoại giao HK đã thực hiện vụ sát hại TT Diệm. Khi quân đội HK tháo chạy khỏi VN và bây giờ Hoa Kỳ phải đối đầu với TC hung hăng bành trướng và VC khiếp nhược lệ thuộc Bắc Kinh thì HK mới thấy mình sai lầm đã vứt bỏ lá chắn Đệ Nhất Cộng Hòa tối quan trọng và cần thiết cho chiến lược của HK.
      Vụ Phật giáo đấu tranh do HK dàn dựng và hỗ trợ gần như công khai, đã được Ông Liên Thành trình bày rõ trong quyến sách “ Biến động miền Trung, những bí mật chưa tiết lộ, 1968-1972 “. Khi cuộc xáo động đã chin mùi, HK dùng một số tướng lãnh VNCH để đảo chính. Nếu không có kế hoạch can thiệp, dàn dựng và hỗ trợ của HK thì làm sao cuộc đấu tranh Phật giáo thành hình vì TT Diệm rất quan tâm nâng đở Phật giáo và các tướng lãnh làm sao dám đảo chính nếu không được CIA vạch kế hoạch rồi khuyến khích thúc đẩy  . Hãy nhìn qua nước Miến Điện mà Phật giáo là quốc giáo. Đại Đức Giam Be Ya, người sáng lập Liên Minh Tu Sĩ Phật Giáo Miến Điện, đồng thời cũng là một trong năm tăng sư điều khiển cuộc đấu tranh dân chủ và nhân quyền phát biểu : “ Chúng tôi phải mất 20 năm mới dựng lại được không khí của ngày biểu tình hôm nay vì trong hai thập niên qua , chúng tôi bị kềm kẹp đến độ người dân sống trong sợ hải “. Lần này cuộc biểu tình đấu tranh ở Miến Điện được tổ chức rất quy mô chu đáo trên 25 tĩnh thành.  Ngày 25-9-2007 các nhà sư dẫn đầu 100 ngàn người tham dự mà 1/3 là tăng ni trên đường phố thủ đô Rangoon. Hàng ngàn tu sĩ và 10 ngàn người biểu tình tại các tĩnh thành khác. Thế mà  quân đội không ngại ngùng và đã đàn áp khốc liệt: 200 người bị giết và 6 ngàn người bị bắt. Các nhà ngoại giao HK cho biết họ đã đền 15 tu viện và không thấy bóng người. Tổng Thống HK George W. Bush đã lên án nặng nề vụ đàn áp dã man này và ra lệnh phong tỏa các chương mục của các tướng lãnh Miến Điện tại các ngân hang HK. Thủ tướng Anh Gordon Brown và Liên Hiệp Âu Châu đồng ý mở rộng các biện pháp trừng phạt chế độ quân phiệt Miến Điện. Các nguyên thủ khối Asean kêu gọi  quân đội Miến hãy áp dụng giải pháo dân chủ. Nhưng giới quân phiệt Miền vẫn phớt lờ coi thường và tiếp tục dùng bạo lực để đàn áp thô bạo hơn. Lý do là vì giới quân phiệt Miến đã được TC nâng đỡ bao che, viện trợ kinh tế và vũ khí.  
      Đại tá Lou Coein chuyên viên cao cấp của tình báo CIA được chỉ định vạch kế hoạch lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Kế hoạch rất tinh vi đi từ bôi nhọ chế độ đến dùng Phật giáo làm đòn bẩy cho cuộc chỉnh biến do một số tướng lãnh thực hiện. Tháng 8 năm 1963 Ông Cabot Lodge cũng là trùm đảo chánh được đột ngột phái sang VN thay thế Đại sứ F. Nolting đang công du Âu Châu là người thân TT Diệm . Đại sứ Nolting tức bực phát biểu : Tôi biềt có một số người rất vui mừng vì thấy tôi ra đi để họ hại ông Diệm. Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1963 , lúc 1 giờ 30 trưa, cuộc đảo chánh bắt đầu.  Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, người được TT Diệm tin tưởng và nhận làm con nuôi nhưng ông lại  phản cha nuôi để theo quan thầy CIA làm đảo chính. Trung tướng Tôn Thất Đính cũng là con nuôi của TT Diệm và giữ chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III/ vùng III chiến thuật kiêm Tổng trấn Saigon-Gia Định. Vì sợ hải uy lực của quan Thái Thú Cabot Lodge và được hứa hẹn chức Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ với tiền thưởng nên tướng Đính đã bỏ cha nuôi mà theo HK vạch kế hoạch đảo chánh. Trong cuốn sách “25 năm binh nghiệp” của ông, tướng Đính viết : “Hệ thống tổ chức cuộc hành quân ngày 1-11-63 hoàn toàn do tôi hoạch định sẵn trước “. Khi gần đảo chánh, tướng Đôn không tin tưởng vào tướng Đính vì sợ phản trắc lúc đảo chánh nên đề nghị với ông cố vấn Nhu cho tướng Đính đi nghỉ mát ở Dalat , lý do ông Đính suy nhược, mệt mỏi . Tướng Đính thổ lộ : “ Nổi lo ngại lớn nhất của tôi là vạn nhất, nếu tôi được lệnh nghỉ mát ở Đalat thì tất nhiên mọi kế hoạch đảo chánh phải bỏ dở, hoặc tạm ngưng để chờ đợi một thay đổi mới hoặc sẽ không bao giờ có đảo chánh”. Vụ con nuôi của TT Ngô Đình Diệm tạo phản hại cha nuôi làm tôi liên tưởng đến hai nhân vật Đổng Trác và người con nuôi Lữ Bố trong lịch sử Tàu. Người ta muốn trừ khử Đổng Trác nhưng ngại người con nuôi Lữ Bố võ nghệ cao cường vô địch. Do đó họ dùng mỹ nhân kế. Cô Điêu Thuyền được bố trí để làm si mê hai cha con Đổng Trác- Lữ Bố. Cuối cùng Lữ Bố đã giết cha nuôi để chiếm Điêu Thuyền.  Người đời sau có câu :                                                                       
                             Nuôi con những ước để trông nhờ.  Con đó ông ơi đã thấy chưa !
      Số mệnh đã an bài ! Lúc đảo chánh khởi động ở Bộ Tổng Tham Mưu và lực lượng đảo chánh chưa về đến Saigon thì Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng Thống đã xin lệnh TT Diệm cho phép đem quân đến Bộ Tổng Tham Mưu bắt gọn các tướng phản loạn nhưng TT Diệm không cho vì không muốn tương tàn giữa quân đội quốc gia. Lòng nhân đạo thương người của TT Ngô Đình Diệm đã kết thúc sinh mạng của ngài và chấm dứt chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
      Khi nghe tin TT Diệm bị hạ sát, TT Tưởng Giới Thạch của Đài Loan nói: “ Việt nam phải mất 100 năm nữa mới có được người như ông Diệm.” Theo sử gia John M. Newman, TT Eisenhover đã gọi ông Diệm là con người của phép lạ ( a miracle man ). Thật vậy cụ Diệm biến một nước Việt nam suy yếu năm 1954, từ loạn sứ quân tung hoàng và VC kiểm soát ¾ đất nước thành một nướcViệt nam  hùng cường ở Đông Nam Á. Phó TT Johnson đã nhiệt liệt ca ngợi TT Ngô Đình Diệm như là một vị lãnh tụ tài ba  ở Á châu ngang hàng với Thủ Tướng Churchill lừng danh của Anh quồc. Thị trưởng Newyork Robert Wagner đã mô tả TT Diệm như “ một người mà lịch sử có thể liệt vào hàng vĩ nhân của thế kỷ 20 “.
                                                              
Tôn Thất Bình
Hawaii ngày 25-10-2011

Mấy “con cọp thật” và “con cọp giấy” - (Phi Vũ)

October 30, 2013 at 5:52pm
Theo tin từ RFI: Vào ngày 25/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua, đi thăm những nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Cộng. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực. Hết trích từ RFI.

Điều quan trọng là trong chuyến “du hành” này của hàng không mẫu hạm USS George Washington đã làm một chuyến đi dọc theo hành lang của biển Đông. Chiếc HKMH này đã có dừng chân ở hải phận quốc tế ngoải khơi Đà Nẵng để mởi một số giới chức quân sự Cộng Sản Việt Nam cùng với đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam dùng trực thăng ra viếng thăm tàu. Tại đây, hạm trưởng của HKMH đã hướng dẫn những người khách đi thăm toàn bộ chiếc HKMH được xem như là một trong những HKMH hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Vị hạm trưởng cũng không quên nhắc lại chính sách xoay trục của chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dủ ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ dành cho quốc phòng có giảm, thế nhưng ngân sách này cũng đủ để có thể vận hành một lực lượng quân sự đủ để “răn đe”.

Bên cạnh đó, thủ tướng Nhật Bản đã có những quyết định “cứng rắn” hơn đối với Trung Cộng. Theo tin từ BBC Tiếng Việt:

Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ‘có những quan ngại rằng Trung Cộng muốn thay đổi trật tự hiện hành bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị’.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Abe nói rằng ông nhận thấy rằng ‘các nước mong Nhật lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn trên lĩnh vực an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương’.
Ông cũng hứa sẽ đưa ra những chính sách để vực dậy ảnh hưởng đang ngày càng sa sút của Nhật.
Các nước khác muốn Nhật đứng ra đối phó với Trung Cộng, ông Abe nói nhưng không cho biết cụ thể là nước nào.
“Có những quan ngại rằng Trung Cộng đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu TrungCộng thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được,” ông nói.
“Họ không nên đi con đường đó và nhiều nước muốn Nhật nói mạnh với Trung Cộng về điều đó. Họ hy vọng rằng nhờ đó Trung Cộng sẽ có hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”. Hết trích từ BBC.

Rõ ràng đây là những thông điệp mà thủ tướng Nhật Bản muốn gởi tới đám cầm quyền Bắc Kinh là Trung Cộng không thể nào cứ mãi dùng lối bá quyền để mà chèn ép các nước khác ở trong khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Abe được xem là vị “thủ tướng diều hâu” nhất trong số những vị thủ tướng của Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay.

Việc cả hai cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan tâm đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và nhất là Nhật Bản về vấn đề tranh chấp ở biển Nhật Bản giữa Trung Cộng và một số nước thành viên của Asean cũng như Nhật Bản cho ta thấy rằng “hai con cọp thật” đã thực sự “vào cuộc” và muốn “con cọp giấy” phải chấm dứt “trò chơi’ càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên chúng ta hoàn toàn không muốn chiến tranh xảy ra nhưng sự ren đe là cần thiết để làm giảm đi tính hung hăng của một con thú chỉ muốn đi hù dọa thiên hạ và cũng là một phương cách để giữ an bình cho một thế giới vẫn còn nhiều nhiễu nhương.

Và hai “con cọp thật” đang “vờn” “con cọp giấy”.

Phi Vũ
Ngày 30 tháng 10 năm 2013.

Westminster, CA: Thiệp Mời, Thông Báo, và Lời Kêu Gọi của BTC Đại Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Dân Quân Cán Chính VNCH 2/11/2013 Pháp, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Đức, Úc, Thụy Sĩ: 22 Lễ Giỗ 50 Năm Cố TT Ngô Đình Diệm cùng Quân Dân Cán Chánh VNCH đã Vị Quốc Vong Thân [Update 28/10] Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Madame Ngô Đình Nhu về Sự Thật Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam 1963-1975 BA THẾ LỰC, MỘT NỖI OAN TÌNH, ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN BỊ XỬ BẮN - (LIÊN THÀNH) (có Bổ Túc) TƯỞNG NIỆM GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO XÂM NHẬP MIỀN BẮC PHAN QUANG ĐÔNG BỊ NHÓM LOẠN TƯỚNG XỬ TỬ HÌNH - (LIÊN THÀNH) (Hiệu đính) Cục Địch Vận của cộng sản Hà Nội nhúng tay vào vụ đảo chánh 1963 - (Liên Thành) UPDATE với Audio của Thượng Tọa Giác Đẳng thông báo từ chức và chính thức rời khỏi giáo hội PGVNTN [Update 13/10] Thư Trả Lời Về Hai Chữ Phản Chiến của ông Võ Văn Ái - (Khối Kỹ Thuật, UBTTTADCSVN) PGHH: MÍT TINH ĐẢ ĐẢO NGUYỄN QUANG SÁNG, tên văn nô đê tiện cùng đồng bọn âm mưu triệt tiêu PGHH Share on gmail Share on facebook Share on twitter Share on email More Sharing Services 5 Home / TRONG NƯỚC, TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ / Video Đặc Biệt: "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" Đón Chào Đinh Nhật Uy Video Đặc Biệt: "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" Đón Chào Đinh Nhật Uy

Đoạn video clip 4 phút 13 giây dưới đây ghi lại khí thế tuyệt vời của đồng bào quốc nội khi đón Facebooker Đinh Nhật Uy từ nhà tù cộng sản vào ngày 29/10/2013. Bản nhạc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" đã được đồng bào hát vang ngay trước cổng nhà tù cộng sản một cách hùng hồn, ngạo nghễ, và rất xúc động.

"Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" là bản nhạc nổi tiếng vào thời VNCH trước 1975 của cố Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang.

Trước nhiều áp lực của công luận và quốc tế, cộng sản VN buộc phải tuyên bản án, đầy bất công, với 15 tháng tù treo cho Đinh Nhật Uy và thả anh ra ngay sau phiên tòa xét xử tại Long An vào ngày 29/10/2013.


Youtube Trần Thúy Nga:
http://youtu.be/O5pYtPIXYyA

Thư kêu gọi sự cảnh giác của đồng bào Phật tử tại hải ngoại đối với Trục Làm Tiền Sàigòn-Paris-USA của nhóm ông Thích Quảng Độ

 
THƯ KÊU GỌI SỰ CẢNH GIÁC

V/v Kêu gọi sự cảnh giác của đồng bào Phật tử tại hải ngoại đối với Trục Làm Tiền Sàigòn-Paris-USA của nhóm ông Thích Quảng Độ
 ================

Orange County, CA, USA
Ngày 30 tháng 10 năm 2013

Kính gởi:                                          
-  Quý Đồng bào Phật tử tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại

Thưa quý vị, 
Trong vòng 2 tuần nay, trục làm tiền Sàigòn-Paris-Hoa Kỳ liên tiếp cho phổ biến thư kêu gọi đồng bào Phật tử hải ngoại đóng góp tiền cho họ. Xin nhắc lại với đồng bào phải hết sức cẩn thận với trục làm tiền Thích Quảng Độ & Thích Viên Định-Võ Văn Ái-Thích Viên Lý & Thích Trí Lãng (gọi là trục Saigon-Paris-Hoa Kỳ) vì từ trước đến nay nhóm này đã rất nhiều lần nhân danh Phật giáo để quyên góp bạc triệu USD mà không có gì để chứng minh việc thu chi minh bạch. Mỗi lần quyên tiền, trục Saigon-Paris-Hoa Kỳ nhân danh ông Quảng Độ hoặc do đích thân ông Quảng Độ lên tiếng, Võ Văn Ái phổ biến thông báo, và các chùa tại hải ngoại kêu gọi đóng góp.

Không những họ bòn rút tiền bạc của đồng bào Phật tử tại hải ngoại cho bão lụt tại Việt Nam, mà vào ngày 13/10/2013 vừa qua Võ Văn Ái còn tuyên bố thiết lập quỹ đóng góp hàng tháng từ tất cả "các đơn vị" chùa để nuôi các Tăng Ni cao tuổi tại Việt Nam và nuôi phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế của Võ Văn Ái tại Paris. Xin hỏi tiền đóng góp hàng tháng này ở đâu ra, nếu không phải cũng lại là tiền bòn rút từ đồng bào Phật tử hải ngoại.

Thông Cáo Báo Chí (TCBC) ngày 13/10/2013 do Võ Văn Ái phổ biến có đoạn sau đây "3. Thiết lập Quỹ phụng dưỡng chư Tăng Ni cao tuổi hay bệnh hoạn trong nước với sự đóng góp tùy hỷ hàng tháng của tất cả các đơn vị, đồng thời hỗ trợ phương tiện hoạt động cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế."

Ngày 18/10/2013 Thích Viên Định viết và Võ Văn Ái phổ biến kêu gọi đóng góp bão lụt Việt Nam: Tiền gởi về cho bà Thích Nữ Nguyên Thanh, chùa An Lạc tại San Jose, CA và cho ông Thích Trí Lãng tại chùa Thích Ca Đa Bảo tại San Jose, CA.

Ngày 20/10/2013 Thích Trí Lãng viết và Võ Văn Ái phổ biến kêu gọi đóng góp cho bão lụt tại Việt Nam: Tiền gởi về cho hai chùa của ông Thích Trí Lãng tại Thích Ca Đa Bảo tại San Jose, CA, và Reseda, CA.

Ngày 30/10/2013 Võ Văn Ái phổ biến thư của Thích Viên Lý kêu gọi Phật tử quyên góp cho bão lụt tại Việt Nam: Tiền gởi về chùa Pháp Hoa tại San Jose, CA, chùa An Lạc tại San Jose, CA, chùa Phổ Quang tại WA, Úc Châu, Tu viện Trúc Lâm tại Canada, và chùa Khuông Việt tại Kurland ở Na Uy. Điểm đáng chú ý là Thích Viên Lý cũng đang làm chủ đài truyền hình IBC 57.8 cũng đang phát lời kêu gọi Phật tử gởi tiền về chùa Pháp Vân tại Pomona, CA.

Xét thấy rằng bão lụt xảy ra tại Việt Nam thì trách nhiệm đầu tiên không phải của đồng bào tại hải ngoại mà là của cộng sản Việt Nam. Tốt hơn hết, nếu đồng bào có thân nhân lâm vào cảnh đó thì hãy gởi tiền thẳng cho thân nhân của mình. Ngoài ra, đồng bào có thể gởi thẳng cho Hồng Thập Tự thì danh chánh ngôn thuận hơn.

Xin đồng bào đừng tiếp tay với nhóm lợi dụng làm tiền bá tánh đứng đầu là Thích Quảng Độ, Thích Viên Định-Võ Văn Ái-Thích Viên Lý, Thích Trí Lãng bởi làm như vậy sẽ làm cho nhóm này dùng danh nghĩa Phật giáo và lòng từ bi của bá tánh để lợi dụng quyên góp.


Trân Trọng,

Liên Thành
P.O. Box 6147, Fullerton, CA 92834
Điện thoại: 626-257-1057
Email: ubtttadcsvn.vg@gmail.com

Đồng gởi Sở Thuế Liên Bang để biết.

Tài liệu liên quan

Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động 'ngay trong nước'


Blogger Nguyễn Lân Thắng trao tuyên bố 258‬ cho văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền Blogger Nguyễn Lân Thắng trao tuyên bố 258‬ cho văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền
Một nhà hoạt động xã hội bị câu lưu khi về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, sau chuyến đi vận động quốc tế lưu ý đến tình hình nhân quyền Việt Nam.

Cuộc quốc tế vận kéo dài 3 tháng của anh Nguyễn Lân Thắng đã mang Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam tới các quốc gia ở Châu Á và Châu Âu, trao tận tay các tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới trong đó có Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để phản đối điều luật về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vốn bị giới hoạt động quốc tế cho là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của công dân.

Về tới Việt Nam anh Thắng bị câu lưu từ 8 giờ tối ngày 30/10 cho tới 2 giờ chiều hôm sau để làm việc với cơ quan an ninh về các hoạt động của anh trong chuyến đi vận động.

Trả lời VOA Việt ngữ sau khi được phóng thích, anh Thắng cho biết:

“Họ muốn tìm hiểu tất cả những vấn đề có liên quan đến chuyến đi, xem có đảng phái, tổ chức chính trị nào đứng sau hoạt động này không và ai là người tổ chức tất cả những chuyện này. Họ xoáy sâu vào những vấn đề đó. Chúng tôi đã có buổi làm việc căng thẳng nhưng cũng tương đối cởi mở giữa hai bên. Đương nhiên tôi sẽ còn tiếp tục bị theo dõi. Tôi cũng không ngại việc này vì các hoạt động của tôi từ trước đến nay đều là công khai.”

Anh Thắng nói dù biết chắc sẽ gặp rắc rối khi về nước sau chuyến đi và dù có nhiều cơ hội ở lại nước ngoài, nhưng anh vẫn quyết định trở về với mong muốn tạo ra những sự thay đổi bằng những hành động ngay trên đất nước mình, giúp đánh động nhận thức của người dân về quyền và ý thức đóng góp cho xã hội.

DÂN BÂY GIỜ RÕ “MÁNH” NHÀ CẦM QUYỀN CẢ RỒI- Kêu gọi phong trào BẤT TUÂN DÂN SỰ THÔI

Bùi Thị Minh Hằng_Từ lâu tôi không những nghe mà còn chứng kiến tận mắt những trò “Bịp bợm” , ăn chặn , ăn cướp của những người hoạn nạn, bệnh tât.Chuyện khu phố đến từng nhà vận động ủng hộ này kia bây giờ không còn làm cho người dân thấy hào hứng chia xẻ nữa. Bởi họ thật sự mất lòng tin vào cả một thể chế cầm quyền “Ăn hại đái nát”
Trong khi dân miền trung khắc khoải tang thương . Dập dồn đói khổ vì bị nhấn chìm trong mấy cơn bão liên tiếp thì nhà cầm quyền không lo phương tiện cứu đói , cứu dân. Nhưng khi đó họ có trực thăng để tập trung vào những cuộc TẬP TRẬN chống khủng bố với những bức ảnh mà chỉ cần đọc nội dung thì chúng ta cũng biết rằng họ đang lo CHỐNG LẠI NHÂN DÂN

Nguồn facebooker Anthony Le hôm nay viết một câu chuyện thật tại địa bàn nơi bạn ấy đang sinh sống. Qủa thật càng ngày càng thấy cái thể chế này họ “hư hỏng” đến bấy hầy
Mụ tổ trưởng tổ dân phố lại tới nhà thu tiền ủng hộ bảo lụt.

- Phang thẳng: tôi đóng một trăm thì nạn nhân nhận được mấy đồng?
- Mụ nói: Cô không biết
- Phang tiếp: Không biết thì đừng có đi thu mà mang tội với xóm nhé, cô có biết ngoài miền trung năm ngoái nạn nhân phải ký nhận với cán bộ địa phương là có nhận 200.000 trong khi chỉ được nhận có vài gói mỳ tôm, hay như ở Đà Nẵng và Quảng Nam nạn nhân chỉ nhận được 100.000 trong khi phải ký biên nhận là nhận đủ 2 triệu (2.000.000) không?
- Mụ tiếp: Đó là chuyện cán bộ địa phương vùng gặp nạn làm bậy.
- Mình tiếp: Vậy cô có biết vùng quyên góp có thực hiện chuyển hết 100% số tiền và hiện vật ra vùng gặp nạn không?
- Mụ tiếp: Có chứ, sẽ chuyển hết sau khi đã trừ chi phí (hớ mồm), à chuyển hết 100%.
- Phang tiếp: Cháu không ngây thơ đâu cô ơi, xin mời cô đi cho… từ rày nhà cháu chỉ mang đi giúp nạn nhân trực tiếp thôi, năm sau cô đừng có đến nhà cháu chi cho mất công.
- Mụ: Thôi vậy thì cô đi vậy
Không biết có bao nhiêu phần trăm Dân chúng nhận ra tất cả những trò hạ tiện , bẩn thỉu này. . Nhưng rõ ràng trong một đất nước mà vấn nạn tham nhũng đã bào mòn cả một Dân tộc thì những câu chuyện xấu xa xảy ra khắp mọi nơi.
Đã đến lúc người Dân chúng ta nên đồng lòng kêu gọi nhau thực hiện những vấn đè BẤT TUÂN DÂN SỰ
Chúng ta không nên giao phó vào tay những kẻ đã cướp đoạt hết lòng tin của chúng ta để họ tự tung tự tác
Chúng ta cứ ra sức làm, ra sức đóng thuế . Đóng góp công sức rồi vật chất cho đủ mọi thứ THU- và không biết bao nhiêu loại “Vận động” chia sẻ….Nhưng rồi đồng bào ta khắp nơi đói vẫn hoàn đói. Khổ vẫn hoàn khổ. Chỉ có đám đảng viên công chức , quan lại thì cứ béo mầm mà chẳng bao giờ thấy chúng biết chia sẻ với Dân đen. Họ ăn trên ngồi chốc. Phân bổ chỉ tiêu về đến từng thôn xóm, tổ dân phố….Cái gì cũng vận động. Và rồi từ thẳng nhỏ đến thằng lớn họ bấu xấu mỗi người một chút còn đâu tới người Dân
Bao nhiêu năm qua chính bản thân tôi cũng ra sức đi làm từ thiện. Nhưng thôi tốt nhất là chúng ta hãy biết sống đúng- sống tốt và tự mình chia sẻ với những hoàn cảnh khốn khó hoạn nạn
Người công Dân tốt là người cần biết phát huy quyền con người của mình mà  đấu tranh trước mọi chuyện SAI và XẤU để xã hội này không còn những bất công , tệ nạn cứ diễn ra hàng ngày
Hãy làm đúng trọng trách người công dân bằng hành động vạch trần những sai trái của bất cứ kẻ nào làm tổn hại đến xã hội và cuộc sống chung của người Dân
P/S: Những hình ảnh TẬP TRẬN CHỐNG ND trong những ngày qua






Nhìn những khẩu hiệu này đã đủ thấy họ đã coi người Dân đi đòi đất , đòi quyền lợi là KẺ THÙ

Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
nguyen-lan-thang-622.jpg Blogger Nguyễn Lân Thắng, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of FB Nguyễn Lân Thắng
Blogger Nguyễn Lân Thắng đã về nhà sau khi bị công an phi trường Nội Bài tạm giữ nhiều tiếng đồng hồ để xét hỏi về những hoạt động mà anh đã tham dự tại ngoại quốc trong chuyến đi tham dự khóa huấn luyện về Xã hội Dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức tại Philippines vừa qua.
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh về việc này, mời quý thính giả theo dõi.
 Nghe cuộc phỏng vấn này  Tải xuống – download
Mặc Lâm: Xin chào anh Nguyễn Lân Thắng. Thưa xin anh cho biết hiện thời sức khỏe anh thế nào rồi sau một chuyến đi dài và cuối cùng bị giữ lại tại sân bay nhiều giờ trước khi được trả tự do?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Cám ơn anh. Sức khỏe của tôi cũng bình thường mặc dù đêm hôm qua là một đêm rất mệt mỏi vì phải làm việc với cơ quan an ninh của sân bay Nội Bài.
Hôm qua khi tôi về đến Nội Bài khoảng 8 giờ, 8 giờ hơn thì bộ phận an ninh sân bay đã giữ tôi lại và một số cơ quan an ninh từ Hà Nội đã lên Nội Bài để làm việc với tôi về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của tôi về chuyến  đi nước ngoài vừa rồi.
Mặc Lâm: Vâng, có phải họ làm việc về cái video clip mà anh nói về xã hội dân sự được tung lên mạng và rất nổi tiếng vừa qua hay còn vấn đề nào khác nữa thưa anh?
Họ muốn tìm hiểu những hoạt động của tôi liên quan đến tuyên bố 258 và cái lớp học Xã hội dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức.- Blogger Nguyễn Lân Thắng
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Không, thật ra thì cái video đó thì họ không ý kiến gì nhưng họ muốn tìm hiểu những hoạt động của tôi liên quan đến tuyên bố 258 và cái lớp học Xã hội dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức.
Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết thì trong nhóm tham gia này cũng có nhiều người trước đây khi trở về Việt Nam đã bị giữ lại tại phi trường và cũng được thả ra. Anh có nghĩ rằng sau khi được thả thì sẽ tiếp tục bị làm khó dễ hay không, vì theo chúng tôi biết anh cũng có những hoạt động hơi nổi bậc hơn những blogger khác?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ rằng những hoạt động của tôi thì cũng bình thường thôi vì thật ra còn rất nhiều người hoạt động trên lĩnh vực này. Cơ quan an ninh Việt Nam đã biết tất cả những hoạt động ấy vì họ nắm rất nhiều nguồn thông tin, thế cho nên không phải tôi quay trở về họ mới theo dõi mà từ trước tới nay tôi và nhiều người khác đều bị cơ quan an ninh người ta theo dõi cả rồi. Có điều mỗi hoạt động của từng blogger có thể khác nhau và đánh giá của cơ quan an ninh cũng khác nhau cho nên hành xử của họ cũng sẽ khác.
Mặc Lâm: Chúng tôi theo dõi chuyến đi vừa qua của anh thì sau khi qua Philippines tham dự khóa huấn luyện về xã hội dân sự thì anh lại vòng qua Châu Âu rồi về lại Thái Lan. Anh có thể cho biết trong khoảng thời gian đó anh đã thu được những gì có thể gọi là kinh nghiệm bản thân khi hướng tới mục tiêu về xã hội dân sự?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì những bài học kinh nghiệm rất nhiều chắc chắn tôi sẽ đề cập tới trong một bài viết hay nhận định nào đó. Tựu trung lại chắc chắn sẽ có rất nhiều điều khi chưa đi các nước tôi không được nhìn thấy, còn khi đã đi một vòng như thế thì có rất nhiều cái đáng để học hỏi trong các hoạt động của các tổ chức ở nước ngoài.
IMG_9482-622.jpg
Bạn bè và gia đình kêu gọi trả tự do cho Blogger Nguyễn Lân Thắng tại sân bay Nội Bài hôm 30 tháng 10 năm 2013. Citizen photo.
Mặc Lâm: Có một điều thú vị là sau khi anh bị tạm giữ tại phi trường Nội Bài thì hầu như ngay lập tức nhiều cơ sở truyền thông quốc tế như Reuters, AFP, AP thậm chí tờ South China Morning Post cũng đưa tin về vụ này. Anh có ngạc nhiên và chuẩn bị tinh thần cho việc này hay là bất ngờ đối với anh?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì các hãng truyền thông quốc tế họ quan tâm đến vấn đề của tôi là bởi vì họ đang rất quan tâm đến tình hình Việt Nam sau khi bản án của Đinh Nhật Uy được trả tự do và ngay sau đó lại bắt giữ một người liên quan đến hoạt động về nhân quyền và tự do ngôn luận thì họ sẽ rất chú ý về những động thái ấy của chính quyền Việt Nam.
Ngay từ đầu các hoạt động của tôi cũng đã làm cho nhiều người trong gia đình lo lắng nhưng dần dần bằng chính những hoạt động của mình qua sự trong sáng, minh bạch trong những hoạt động ấy của tôi nên dần dần mọi người củng hiểu ra và nói chung tất cả đều ủng hộ.- Blogger Nguyễn Lân Thắng
Mặc Lâm: Xin được hỏi anh, qua các hoạt động về xã hội dân sự vừa rồi chúng tôi nhận thấy một số lớn anh chị em đã tham gia phong trào này rất tích cực. Anh có nghĩ rằng sắp tới sẽ còn nhiều người nữa tham gia vào phong trào này hay sự bắt giữ, mang ra tòa như Đinh Nhật Uy vừa rồi sẽ ngăn cản lòng nồng nhiệt của họ?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự nó bắt nguồn từ chính nhu cầu của người dân. Thông qua hoạt động của xã hội dân sự trên rất nhiều lĩnh vực trên rất nhiều mặt của nhiều địa phương khác nhau thì người dân dần dần họ cảm thấy quyền lợi, vai trò, vị trí cũng như tình cảm của họ được đáp ứng vì vậy việc lan tỏa các hoạt động xã hội dân sự là điều tất yếu nó không phụ thuộc vào chuyện bắt giữ hay bản án như thế nào.
Mặc Lâm: Xin được hỏi anh một câu cuối cùng. Anh là hậu duệ của một dòng họ rất nổi tiếng tại Việt Nam là dòng họ Nguyễn Lân, không biết việc làm của anh có gây lo lắng trong gia đình hay không và nếu có thì phản ứng của họ như thế nào?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Gia đình tôi tương đối cũng có tiếng ở Việt Nam vì có các cô các chú các bác tham gia nhiều trong các cương vị khác nhau. Ngay từ đầu các hoạt động của tôi cũng đã làm cho nhiều người trong gia đình lo lắng nhưng dần dần bằng chính những hoạt động của mình qua sự trong sáng, minh bạch trong những hoạt động ấy của tôi nên dần dần mọi người củng hiểu ra và nói chung tất cả đều ủng hộ.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh!
_______________________________________________________________

Tường Thauật ở sân bay Nội Bài & Chúc mừng Nguyễn Lân Thắng trở về

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Sáng nay, nhận được tin Thắng đã nhập cảnh và đang làm việc với an ninh về vấn đề “an ninh quốc gia”.
Chiều nay anh đã về tới nhà.
Tin Nguyễn Lân Thắng đã về nhà chiều nay làm cho bao nhiêu người thở phào.
Trước đó, tối hôm qua, 30/10, tin Lân Thắng bị giữ tại sân bay làm cho tất cả những người tham gia buổi gặp mặt mừng sinh nhật đội bóng NO U  lo lắng. Lúc này, cuộc gặp mặt cũng sắp kết thúc. Thế là mọi người lập tức lên sân bay Nội Bài xem tình hình ra sao. Lê Dũng đưa vợ và con nhỏ đến bằng ô tô. Nhưng việc đi Nội Bài cần hơn, anh liền bố trí cho vợ con đi tắc xi về để dành xe chở mọi người lên sân bay. Một số xe khác của anh em được huy động. Một số đi tắc xi.
Việc Lân Thắng về, hình như anh không báo trước cho ai, kể cả vợ. Trong lúc đang tiệc mừng sinh nhật NO U, tôi có hỏi Lê Bích Vượng:
- Nhớ chồng không?
Vượng cười:
- Cũng hơi hơi chú ạ
- Hơi hơi là thế nào, như cô chú đây xa nhau mấy ngày cũng nhớ, huống chi bọn trẻ.
Tôi lại bảo:
- Chú nghe nói nếu Thắng nó về có thể bị bắt. Bắt làm sao được nó. Hoạt động của nó ở nước ngoài có chống phá, kích động bạo loạn gì đâu mà bắt với bớ.
Vượng nói:
- Vâng, nhưng cháu nghĩ nơi nào anh ấy làm việc được tốt hơn thì anh ấy ở chú ạ.
- Vậy cháu là vợ, cháu chấp nhận cống hiến anh ấy cho đất nước. Hoan nghênh cháu. Điều này không hề dễ đối với một người vợ trẻ đâu cháu.
Thắng- Vượng lấy nhau đã lâu mà “chưa thấy gì”. Vợ chồng tôi nhiều khi nói chuyện với nhau, thường ái ngại cho hai đứa. Nhưng lần này, lên sân bay hỏi tin tức về chồng, Vượng mang theo một cái bụng 7 tháng tuổi. Quên không hỏi đi siêu âm là trai hay gái. Hẳn là Thắng mừng lắm.
Chúng tôi đến phòng Hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh trên tầng 2 nhưng không được tiếp. Họ nói là không biết và chỉ xuống tầng 1. Xuống đến tầng 1, lại được chỉ đến đến phòng Hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh trên tầng 2.
Jaiko560
Lại lộn lên nơi cũ. Họ hỏi ai là người nhà?
- Đây là vợ anh Thắng
- Vậy chỉ mình chị ấy được vào thôi
Tôi bảo:
- Cô ấy cần có sự hỗ trợ của chúng tôi.  Các anh hỏi cô ấy xem, nếu cô ấy không cần thì chúng tôi đứng ngoài.
Cuối cùng thì tôi và Lã Việt Dũng cũng lọt được vào phòng để chất vấn.
Họ gọi điện đi đâu đó, chắc là báo cáo cấp trên xin ý kiến để trả lời chúng tôi.
Nói ngắn vậy chứ chuyện lời qua tiếng lại thì loằng ngoằng lắm. Ví dụ họ trả lời cùn rằng, chúng tôi ra công an địa phương mà báo (về việc người nhà mất tích).
Thực ra, chúng tôi chỉ cần biết, an ninh sân bay có giữ Nguyên Lân Thắng không, lý do tại sao và bao giờ thì có thể về. Yêu cầu hết sức đơn giản và câu trả lời hoàn toàn dễ dàng và chẳng hề làm lộ bí mật quốc gia.
Tuy nhiên, họ có vẻ lúng túng, tìm cách hoãn binh, bảo các bác ra ngoài đợi, 10 phút sau chúng tôi sẽ trả lời.
Chúng tôi để hẳn 15 phút mới vào nhưng hỡi ôi, phòng làm việc lúc này không một bóng người. Họ đã trốn bằng cửa sau từ lúc nào.
Jaiko564
Trả lời đài nước ngoài, tôi nói: Cái sự trốn này thường xuyên xảy ra ở các cơ quan vấp phải sự chất vấn của công dân. Thường là bí quá, họ trốn biệt, để mặc khách làm chủ phòng làm việc của họ.
Lại chợt nghĩ đến có lần, chị Dương Thị Tân và cháu Nguyễn Trí Dũng cùng anh em đi theo hỏi về việc Điếu Cày tuyệt thực, đã từng làm chủ Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An. Các phòng đều trốn đâu sạch không còn mống nào.
1385828_387236111379744_75994993_n
644487_449518298490755_1996161134_n
Chúng tôi đợi, đợi mãi xem có một cơ may nào không. Đến 2 giờ sáng, không hy vọng gì hơn, anh em chúng tôi đành lục đục kéo nhau về.
Nhưng cuối cùng thì Lân Thắng đã về đến nhà. Mừng anh trở về sau những tháng ngày lặn lội ở nước ngoài hợp sức với anh em trong nước lo việc chung, vì sự tiến bộ của đất nước.
NTT

Bên Dòng Bến Hải

Dòng sông Bến Hải, nơi chia đôi đất nước nhiều thập niên, cũng là một nơi mang biêủ tượng cuủ Chiến Tranh Việt Nam.
Nơi đó, những ngăn đôi đất nước cũng là những bước đi mang đầy máu lửa, bom đạn…
Bản tin Đài RFA cho biết, mới tuần trước, một phái đoàn Phật tử Nhật Bản tới bên dòng sông này cầu siêu. Nhiều nhà sư từ Huế ra cũng tham dự lễ cầu siêu này. Tuy lễ cầu siêu là kín đáó, nhưng cũng là một dấu hiệu hòa dịu của chính quyền địa phương, vì trước giờ nhà nước CSVN chỉ hài lòng với các lễ cầu siêu cho liệt sĩ bộ đội CS, và không hài lòng với các lễ cầu siêu cho tử sĩ VNCH.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ từ Hà Nội, trên blog riêng đã phổ biến lá thư gửi Quốc hôi, trong đó nhà văn cao niên này kêu gọi tử sĩ VNCH cũng là con em Việt, và vết thương nội chiến cần hàn gắn để đưa đất nước tới chỗ thực sự hòa giải. Và đề nghị không kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4.”
Mặt khác, cụ già đảng viên Lê Trấn Gia đã phổ biến trên mạng Viet-Studies thư gửi Tổng Bí Thư CSVN trong đó cảnh báo rằng người dân sẽ giật sập chế độ nếu thực sự không có đổi mới.
Bản tin RFA có tựa đề là “Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải” trong đó có một số hình ảnh gửi từ người tham dự lễ cầu siêu. Bản tin RFA viết, trích như sau:
“Ngày 23/10/2013 một sự kiện khuấy động nhè nhẹ không khí vắng lặng thường nhật ở bờ bắc cầu Hiền Lương bên sông Bến Hải. Một đoàn Phật tử người Nhật dựng đàn cầu siêu cùng các nhà sư Việt Nam từ Huế ra. Tiếng kinh kệ trầm bổng bằng hai thứ tiếng xen kẽ nhau, trong khói hương trầm thoảng hương cúc mùa thu trên đàn thờ Phật làm hồi tưởng tiếng rít chát chúa của bom đạn của mùa hè 41 năm trước, mùa hè đỏ lửa 1972…
…Bốn mươi Phật tử Nhật bản âm thầm đến từ ngàn dặm xa, với mục đích giản đơn là cầu siêu cho tất cả các vong linh của cuộc chiến năm xưa. Họ kín đáo thực hiện buổi cầu siêu, không tiếp xúc giới truyền thông…
…Cách bờ sông Bến Hải không xa về phía Nam là cổ thành Quảng trị. Sau trận chiến 1972 cổ thành chỉ còn là một đống gạch vụn. Ngày nay, nơi đây là một bảo tàng chiến tranh lớn, mà trong đó chỉ thấy những thành tích chiến thắng của một bên, cùng những thương vong của bên kia được đưa ra như niềm tự hào của những người chiến thắng.
Cũng đã có những cố gắng của những người Việt nhằm hóa giải vết cắt năm xưa. Có những cố gắng đang tiến triển khả quan như dự định trùng tu nghĩa trang chiến sĩ VNCH tại Biên Hòa. Song cũng có những cố gắng đi đến thất bại như đại lễ cầu siêu năm xưa cho người chết cả hai phía của người Phật tử Thích Nhất Hạnh…
…Một nhà sư khác ở chùa Từ Đàm, thành phố Huế, có tham gia vào việc tổ chức buổi chay sau lễ cầu siêu, nói một cách rất đơn giản về công việc đó:
“Trên quan điểm của đạo Phật thì Từ bi là bình đẳng, Từ bi là để xoa dịu tất cả mọi nỗi đau, không phân biệt oán thù. Chuyện cầu siêu là chuyện bình thường, chứ không nên đem suy luận, biện chứng ra mà luận bàn.”
Xin kết thúc bài viết này bằng câu chuyện một chị bán hàng trong chợ Đông Ba. Khi đoàn cầu siêu cử người đến mua phẩm vật cho ngày lễ, chị đã biếu một nồi chè, cùng bỏ bữa chợ ngày hôm sau để cùng đoàn sang bờ bắc sông Bến Hải làm lễ. Chị nói rằng mùa xuân năm Mậu thân 1968 gia đình chị có nhiều người ra đi mãi mãi.
Những việc làm bình thường như nhà sư chùa Từ Đàm nhìn thấy, hay việc làm không suy luận tính toán của chị bán hàng chợ Đông Ba phải chăng là cái mà người Việt đang cần để làm lành vết cứa ở đôi bờ Bến Hải!”(hết trích)
Bạn có thể đọc đầy đủ bản tin xúc động trên ở trang http://www.rfa.org/vietnamese/.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ gửi thư lên Quốc Hội, viết:
“Tôi là công dân Lê Khả Sỹ, 77 tuổi, hội viên hội Nhà văn Việt Nam, hội viên hội Nhà báo Việt Nam, hội viên hội Nhà văn Hà Nội, trú tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Anh em trong gia đình tôi chỉ có một thương binh là lính Cụ Hồ, không có ai đi lính cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa tử trận. Nhưng vì tình người theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xin đệ trình bức thư tâm huyết này lên Quốc hội, đề xuất một vấn đề “khó nói” để mong được Quốc hội quan tâm xem xét…
…Quá khứ khép lại, hận thù quên đi thì ta mới có bạn bè năm châu bốn biển như ngày nay; đối với quân nhân mất tích của Mỹ ta còn hợp tác tìm kiếm thì với tử sĩ thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhưng đều là người Việt, nên dành cho họ tấm lòng nghĩa cử, ít nhất như Ông Cha ta đã dạy, thành ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy là khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng ! Tôi tin rằng, nếu ta làm được công việc nghĩa cử đó thì cộng đồng trong và ngoài nước sẽ chung tay góp sức bằng tấm lòng từ thiện. Tất nhiên, tình cảm dân tộc càng gắn bó, thêm được cơ hội thu phục nhân tâm, tiếng tốt sẽ muôn đời lưu lại!
Vấn đề thứ hai là đề nghị Quốc hội, Chính phủ: hàng năm không tổ chức kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4”. Bởi trong hoàn cảnh như thế diễn ra điều trái ngược đau lòng. Nhiều người gọi là “ngày vui của nước” vì mở hội hát hò cờ giong trống đánh, nhưng cũng nhiều người gọi đó là ngày buồn của nước bởi cảnh hội hè không thể lấn át cho quên đi cảm cảnh ngày đại tang cả nước! Người mẹ nào mất con chẳng đau, người vợ nào mất chồng chẳng tủi, ông bà nào cháu chết trận chưa tìm được hài cốt mà nguôi được nỗi buồn…”(hết trích)
Lá thư đọc đầy đủ ở đây: http://holam.vnweblogs.com
Mặt khác, Thư của cụ Lê Trấn Gia gửi từ Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013 tới Ông Tổng bí thư và 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam, nói rằng:
“Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”…
…Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai…”(hết trích)
Toàn văn lá thư của cụ Lê Trấn Gia ở đây http://viet-studies.info/
Đất nước như dường chưa bao giờ buồn như thế này.
Powered By Blogger