Đoàn Hưng Quốc – Cuộc khủng hoảng tài chánh
năm 1997 tại Á Châu đã làm lật đổ nhà độc tài Suharto của Indonesia,
đồng thời chấm dứt các chế độ toàn trị tại Đài Loan và Nam Hàn. Ba quốc
gia này sau đó phục hồi và đứng hàng đầu trong vùng Đông Á. Trái lại
Thái Lan là nước đầu tiên rơi vào khủng hoảng nhưng nhiều biến động
chính trị kéo dài sau đó đã khiến nền kinh tế không thể khởi sắc.
Từ hai bài học đó, tạm rút ra, mỗi lần khủng hoảng kinh tế đều có thể trở thành cơ hội để cải tổ chính trị và xã hội nếu khuynh hướng độc lập với nhà nước có tổ chức để đẩy mạnh tiến trình dân chủ; ngược lại khi cả giới cầm quyền và đối lập đều suy yếu tất sẽ dẫn đến tình trạng mất an ninh triền miên khiến sức phát triển bị kềm hãm lại.
Nhu cầu sinh hoạt đa đảng tại Việt Nam ngày càng tăng vì dân chúng đã nhìn thấy sự bất lực của nhà cầm quyền trong việc lèo lái nền kinh tế, giải quyết nạn tham nhũng và đối phó với ngoại xâm. Phong trào dân chủ đang có những thuận lợi nhờ tập hợp được nhiều nhân sĩ trí thức uy tín trong nước. Bài viết này muốn phân tích thêm một khía cạnh là sự trưởng thành về ý thức dân chủ trong tầng lớp tư bản tại Việt Nam. Điều này quan trọng vì họ có thể trở thành nguồn tài chánh tài trợ cho tiến trình dân chủ (xin nhấn mạnh chữ có thể).
Cho đến nay các đại gia tại Việt Nam đều bị xem là tư bản đỏ, hoặc (a) nhờ tham gia vào hệ thống cai trị để tham nhũng hối lộ, hay (b) có khả năng kinh doanh tài giỏi cộng thêm quan hệ chặt chẽ với viên chức nhà nước nên làm ăn thành đạt. Đối với nhóm (a) không còn giải pháp nào khác hơn là chấm dứt chế độ toàn trị mới có thể dẹp bỏ nạn bè phái tham nhũng. Bài viết này muốn phân tích về nhóm (b) vì một số trong đó có thể góp phần hữu hiệu – nhất là về tài chánh – cho tiến trình dân chủ.
Tại một nước như Việt Nam không thể nào làm giàu nếu không có móc nối với Nhà nước. Nhưng một số các nhà tư bản có cơ hội ra nước ngoài giao tiếp thường xuyên với thế giới, họ nhận thức được rằng tài sản của cải muốn được bảo đảm lâu dài phải có sự bảo vệ của luật pháp nghiêm minh. Họ cũng trông thấy cảnh dân mình bị bức hiếp cướp ruộng vườn đất đai so với đời sống an ninh bảo đảm trong những nước dân chủ. Sau hết, họ cùng với đại đa số người Việt mang tâm trạng phẫn uất trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Tuy vậy giọt nước làm tràn ly vẫn là nỗi sợ sệt trở thành những con vật tế thần giữa các tranh chấp thế lực và quyền lợi.
Đặc trưng của giới tư bản trong sinh hoạt chính trị khi độc đảng phải thân cận với chính quyền, đến lúc đa đảng lại đi với nhiều phe chớ không thể theo về một phía, để lỡ khi gió xoay chiều họ vẫn còn bề thế tiếp tục làm ăn – điều này thấy rõ tại Mỹ khi các nhà tư bản góp tiền cho cả hai đảng Cộng hoà lẫn Dân chủ. Nhưng dù không chọn một thế đứng rõ rệt họ vẫn có thể đóng góp vào tiến trình dân chủ.
Giống như tại Hoa Kỳ và Âu Châu, các nhà tư bản ViệtNam có thể xây dựng những khu đại học để giáo dục thanh niên, đồng thời được quảng cáo tên tuổi. Họ có thể tài trợ hình thành các viện nghiên cứu về xã hội, kinh tế và luật pháp hay giúp đỡ các sinh hoạt thiện nguyện – đây đều là những bước quan trọng cho việc hình thành một xã hội dân sự. Cuối cùng, họ có thể đóng góp tài chánh hỗ trợ cho các đảng phái chính trị một khi sinh hoạt đa đảng trở nên hợp pháp.
Dưới áp lực của quần chúng và quốc tế người ta vẫn không rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải chấp nhận đa đảng vào 2013 hay trong 5, 3 năm nữa – nhưng tiến trình này sớm muộn cũng sẽ đến. Ưu thế của phong trào dân chủ là tập hợp được các nhân sĩ trí thức uy tín, có khả năng cho ra đời báo chí và các cơ quan truyền thông chất lượng hơn hẳn báo lề phải. Nhưng muốn có tổ chức và vận động quần chúng rộng rãi cần tài chánh, những nhà tư bản ViệtNamtrong hiện tại vẫn có thể được chuẩn bị để hỗ trợ một khi sinh hoạt đảng phái trở nên công khai và hợp pháp.
Riêng người Việt nước ngoài có thể huy động nguồn tài chánh khá lớn, nhưng sinh hoạt chính trị tại hải ngoại vẫn còn nhiều chia rẽ, quá khích và không nắm vững tâm lý quần chúng trong nước. Lệ thuộc vào sự yểm trợ từ bên ngoài dễ khiến phong trào trong nước bị đàn áp (như lâu nay ta vẫn thấy), hoặc bị phân hoá làm trì trệ tiến trình dân chủ như ở Thái Lan, hay tệ hại hơn nữa rơi vào suy thoái giống như Tunisia và Ai Cập. Một thực tế khác là khả năng tài chánh của chỉ 1, 2 đại gia tại Việt Nam đã hơn hẳn nhiều cộng đồng ở nước ngoài!
Việt Nam vì là một trọng điểm chiến lược nên trong sinh hoạt chính trị không tránh được bị lôi kéo bởi cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Chuẩn bị cho việc thành hình các đảng phái sinh hoạt hợp pháp nghe ra còn quá sớm và nguy hiểm trong giai đoạn hiện tại, nhưng các nhà dân chủ ít nhất phải có tư duy để tạo dựng nội lực dựa vào sức mạnh quần chúng trong nước – kể cả các nhà tư bản nội địa – nhằm không bị phân hoá mà nắm phần chủ động khi thời cơ xảy đến.
Đ.H.Q.
Từ hai bài học đó, tạm rút ra, mỗi lần khủng hoảng kinh tế đều có thể trở thành cơ hội để cải tổ chính trị và xã hội nếu khuynh hướng độc lập với nhà nước có tổ chức để đẩy mạnh tiến trình dân chủ; ngược lại khi cả giới cầm quyền và đối lập đều suy yếu tất sẽ dẫn đến tình trạng mất an ninh triền miên khiến sức phát triển bị kềm hãm lại.
Nhu cầu sinh hoạt đa đảng tại Việt Nam ngày càng tăng vì dân chúng đã nhìn thấy sự bất lực của nhà cầm quyền trong việc lèo lái nền kinh tế, giải quyết nạn tham nhũng và đối phó với ngoại xâm. Phong trào dân chủ đang có những thuận lợi nhờ tập hợp được nhiều nhân sĩ trí thức uy tín trong nước. Bài viết này muốn phân tích thêm một khía cạnh là sự trưởng thành về ý thức dân chủ trong tầng lớp tư bản tại Việt Nam. Điều này quan trọng vì họ có thể trở thành nguồn tài chánh tài trợ cho tiến trình dân chủ (xin nhấn mạnh chữ có thể).
Cho đến nay các đại gia tại Việt Nam đều bị xem là tư bản đỏ, hoặc (a) nhờ tham gia vào hệ thống cai trị để tham nhũng hối lộ, hay (b) có khả năng kinh doanh tài giỏi cộng thêm quan hệ chặt chẽ với viên chức nhà nước nên làm ăn thành đạt. Đối với nhóm (a) không còn giải pháp nào khác hơn là chấm dứt chế độ toàn trị mới có thể dẹp bỏ nạn bè phái tham nhũng. Bài viết này muốn phân tích về nhóm (b) vì một số trong đó có thể góp phần hữu hiệu – nhất là về tài chánh – cho tiến trình dân chủ.
Tại một nước như Việt Nam không thể nào làm giàu nếu không có móc nối với Nhà nước. Nhưng một số các nhà tư bản có cơ hội ra nước ngoài giao tiếp thường xuyên với thế giới, họ nhận thức được rằng tài sản của cải muốn được bảo đảm lâu dài phải có sự bảo vệ của luật pháp nghiêm minh. Họ cũng trông thấy cảnh dân mình bị bức hiếp cướp ruộng vườn đất đai so với đời sống an ninh bảo đảm trong những nước dân chủ. Sau hết, họ cùng với đại đa số người Việt mang tâm trạng phẫn uất trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Tuy vậy giọt nước làm tràn ly vẫn là nỗi sợ sệt trở thành những con vật tế thần giữa các tranh chấp thế lực và quyền lợi.
Đặc trưng của giới tư bản trong sinh hoạt chính trị khi độc đảng phải thân cận với chính quyền, đến lúc đa đảng lại đi với nhiều phe chớ không thể theo về một phía, để lỡ khi gió xoay chiều họ vẫn còn bề thế tiếp tục làm ăn – điều này thấy rõ tại Mỹ khi các nhà tư bản góp tiền cho cả hai đảng Cộng hoà lẫn Dân chủ. Nhưng dù không chọn một thế đứng rõ rệt họ vẫn có thể đóng góp vào tiến trình dân chủ.
Giống như tại Hoa Kỳ và Âu Châu, các nhà tư bản ViệtNam có thể xây dựng những khu đại học để giáo dục thanh niên, đồng thời được quảng cáo tên tuổi. Họ có thể tài trợ hình thành các viện nghiên cứu về xã hội, kinh tế và luật pháp hay giúp đỡ các sinh hoạt thiện nguyện – đây đều là những bước quan trọng cho việc hình thành một xã hội dân sự. Cuối cùng, họ có thể đóng góp tài chánh hỗ trợ cho các đảng phái chính trị một khi sinh hoạt đa đảng trở nên hợp pháp.
Dưới áp lực của quần chúng và quốc tế người ta vẫn không rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải chấp nhận đa đảng vào 2013 hay trong 5, 3 năm nữa – nhưng tiến trình này sớm muộn cũng sẽ đến. Ưu thế của phong trào dân chủ là tập hợp được các nhân sĩ trí thức uy tín, có khả năng cho ra đời báo chí và các cơ quan truyền thông chất lượng hơn hẳn báo lề phải. Nhưng muốn có tổ chức và vận động quần chúng rộng rãi cần tài chánh, những nhà tư bản ViệtNamtrong hiện tại vẫn có thể được chuẩn bị để hỗ trợ một khi sinh hoạt đảng phái trở nên công khai và hợp pháp.
Riêng người Việt nước ngoài có thể huy động nguồn tài chánh khá lớn, nhưng sinh hoạt chính trị tại hải ngoại vẫn còn nhiều chia rẽ, quá khích và không nắm vững tâm lý quần chúng trong nước. Lệ thuộc vào sự yểm trợ từ bên ngoài dễ khiến phong trào trong nước bị đàn áp (như lâu nay ta vẫn thấy), hoặc bị phân hoá làm trì trệ tiến trình dân chủ như ở Thái Lan, hay tệ hại hơn nữa rơi vào suy thoái giống như Tunisia và Ai Cập. Một thực tế khác là khả năng tài chánh của chỉ 1, 2 đại gia tại Việt Nam đã hơn hẳn nhiều cộng đồng ở nước ngoài!
Việt Nam vì là một trọng điểm chiến lược nên trong sinh hoạt chính trị không tránh được bị lôi kéo bởi cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Chuẩn bị cho việc thành hình các đảng phái sinh hoạt hợp pháp nghe ra còn quá sớm và nguy hiểm trong giai đoạn hiện tại, nhưng các nhà dân chủ ít nhất phải có tư duy để tạo dựng nội lực dựa vào sức mạnh quần chúng trong nước – kể cả các nhà tư bản nội địa – nhằm không bị phân hoá mà nắm phần chủ động khi thời cơ xảy đến.
Đ.H.Q.
0 comments:
Post a Comment