Tác giả :Trần Khải
Chuyện nhà nước CSVN mở ra chiến dịch góp ý về sửa đổi Hiến Pháp, lúc
đầu có vẻ như cho thấy sẽ cởi mở, nhưng dần dà lại hiển lộ một khuôn mặt
gay gắt hơn.
Có phải nói chuyện góp ý sửa Hiến pháp chỉ là nói chơi, chẳng phải nói thiệt?
Hay chỉ giả vờ góp ý để nói rằng đại đa số dân chúng đồng tình và tái
khẳng định cho Đảng CSVN giữ ngôi vua độc trị, độc tài muôn năm trường
cửu?
Hay chỉ là âm mưu để làm lộ ra tất cả những vị nhân sĩ dị tâm, giới
trí thức quan tâm về đa đảng và nhân quyền để dễ theo dõi sau này?
Hay chỉ đơn giản là biểu diễn một màn lên đồng tập thể để nói một lần
cho minh bạch: rằng đừng bàn chuyện đa đảng và quyền con người nưa, chỉ
vô ích thôi?
Dù sao đi nữa, ít nhất cơ duyên này đã cho thấy xuất hiện bản kiến
Nghị Sửa Đổi Hiến Pháp với 72 nhân sĩ trí thức mở đường, và nhiều ngàn
chữ ký tiếp theo.
Điều bi quan là, các dấu hiệu kềm kẹp gay gắt hơn, chứ không thấy cởi mở gì.
Trước tiên là ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông, nói rằng năm 2013 là năm bản lề để mọi thứ lễ trái biến mất — ông
nói thẳng: “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”…
Trong khi đó, báo Quân Đội Nhân Dân lớn tiếng rằng sẽ tiếp tục khẳng
định Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là mọi chuyện góp ý với kiến nghị là
cho “đi chỗ khác chơi.”
Độc chiêu hơn, nhà nước còn cho một anh Chí Phép trong Quốc Hội là
Đaị biểu Hoàng Hữu Phước xuất quái chiêu để biến Đaị biểu Dương Trung
Quốc thành bao cát, đánh tơi tả, đánh thê thảm cho cả nước nhìn vaò mà
sợ. Ngắn gọn, nghị Phước giả vờ đóng vai côn đồ để đánh dẹp những người
“có thể có tiếng nói khác.”
Tuyệt vời là những vở kịch của Đảng CSVN.
Báo VnEconomy có bản tin tưạ đề “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu” — trong này
là cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông, qua đó ông nói:
“…năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Ngành thông
tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính
thống kịp thời và đầy đủ; tích cực phát triển nội dung lành mạnh trên
mọi phương tiện thông tin và truyền thông theo phương châm “lấy cái đẹp
dẹp cái xấu”…”
Cụ thể, ông nói rằng báo chí chỉ là công cụ, là phương tiện của Nhà
nước. Nghĩa là trí thức nghề báo không có quyền suy nghĩ độc lập hay
phản biện, mà phải cần biết vâng lời.
Ông Son ca ngợi năm 2012 và nói về tương lai:
“Trong năm 2012, ngành thông tin và truyền thông có thể tự hào đã
cùng cả nước vượt qua khó khăn, thách thức và đã đóng góp lớn vào kết
quả chung về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo đó, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin,
tuyên truyền thiết yếu, là công cụ chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, đóng
vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, làm
cho nhân dân tin tưởng và ủng hộ các quan điểm, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Hiện nay, cả nước có 812 cơ quan báo in với hơn 1.084 ấn phẩm, 59 báo
điện tử, 11 tạp chí điện tử, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng
hợp, hàng trăm mạng xã hội trực tuyến đã thông tin kịp thời, đầy đủ tình
hình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng; phản ánh ý kiến, nguyện
vọng của nhân dân; thông tin đầy đủ về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển,
đảo.
Báo chí, xuất bản điện tử phát triển cũng góp phần đưa kịp thời và
đầy đủ thông tin chính thống về Việt Nam đến với thế giới, là công cụ
hữu hiệu cho hoạt động đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia….
Hoạt động đảm bảo an toàn an ninh thông tin sẽ tiếp tục là mối quan
tâm của Bộ thông tin và truyền thông trong những năm tới. Trước mắt, Bộ
sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự thảo Luật an toàn thông tin số để
Chính phủ có thể trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2014…”(hết
trích)
Báo Quân Đội Nhân Dân hôm Thứ Năm 14-2-2013 có bài viết tựa đề “Diễn
đạt chặt chẽ về pháp lý các nội dung về sự lãnh đạo của Đảng và quyền
con người, quyền công dân,” nói minh bạch rằng Điều 4 Hiến Pháp về độc
quyền lãnh đạo là nắm chặt, nghĩa là cấm đa đảng:
“…Về Điều 4, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở
lịch sử, chính trị và pháp lý minh bạch, do đó cần tiếp tục khẳng định.”
Thế đấy, là vua rồi. Khỏi bàn.
Trong khi đó, CSVN biểu diễn màn cho Đạị biểu côn đồ ra chiêu quậy
phá, chửi mắng một Đại biểu đã từng chất vấn ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Ông Đaị biểu Hoàng Hữu Phước viết về ông Đại biểu Dương Trung Quốc,
qua bài tưạ đề “Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu),” trích như sau:
“…Nhị Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Đa Đảng
Trong một video clip trả lời phỏng vấn của PhốBolsaTV, Dương Trung
Quốc đã vừa nháy mắt vừa nói với nhà báo rằng các anh ấy ở Việt Nam Cộng
Hòa nên biết rõ thế nào là “đa đảng”. Có cái mác “Nhà Sử Học” nhưng
Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về lịch sử Việt Nam Cộng
Hòa. Như tôi đã nói rõ trong nhiều bài viết trên các trang mạng, Việt
Nam Cộng Hòa hoàn toàn không có bất kỳ đảng phái chính trị nào cả…
…Tam Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Biểu Tình
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, tháng 10 năm 2011, sau
khi phát biểu xong về sự cần thiết có cái gọi là “Luật Biểu Tình”,
Dương Trung Quốc nổi nóng khi nghe đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu
phân tích về ngữ nghĩa, ngữ nguyên, và lịch sử xuất hiện của cụm từ
“protest demonstration” trong tiếng Anh mà tiếng Việt đã dịch sai thành
“biểu tình” để từ đó kiến nghị chưa thể đưa lên bàn nghị sự cái gọi là
“luật biểu tình” do ý tứ chưa thông, chắc chắn sẽ gây cảnh rối loạn an
ninh trật tự….
…Tứ Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Văn Hóa Từ Chức
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII tháng 11 năm 2012, Dương
Trung Quốc đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, đặt vấn đề
“văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải
giải quyết các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn kinh tế
Vinashin và Vinalines…”(hết trích)
Tuyệt chiêu, đóng vai côn đồ chữ nghĩa tới như thế, hẳn khó ai hơn.
Lịch sử văn học, lịch sử về sử dụng chữ nghĩa VN… có chỗ cho ông nghị
Hoàng Hữu Phước hay không?
Ai biết được. CSVN có nhiều quái chiêu khó đoán vậy.
0 comments:
Post a Comment