Thursday, February 14, 2013

Cả thế giới lên án Bắc Hàn

Thanh Quang, phóng viên RFA
 
Tình hình bán đảo Triều Tiên hiện căng thẳng đáng ngại khi Bắc Hàn tiếp tục thách thức LHQ – và cả Bắc Kinh – liên quan tham vọng nguyên tử. Câu hỏi cần được nêu lên là hành động của Bình Nhưỡng có thể “ăn vạ” thế giới đến bao lâu ?
AFP - Ngoại trưởng Kim Sung-hwan của Nam Triều Tiên, là nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng này chủ tọa cuộc họp khẩn tại New York sáng 12/2/2013
  
Bắc Hàn thách thức thế giới
Hôm thứ Ba, Bắc Hàn lại thử nghiệm nguyên tử, như đài truyền hình Bình Nhưỡng công bố:
Ngay sau đó, tất cả 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, kể cả Bắc Kinh, đã hội họp và cực lực lên án Bắc Hàn, cũng như cam kết sẽ có hành động đối với Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Nam Hàn Kim Sung-hwan tuyên bố:
Đại ý rằng các thành viên của Hội Đồng Bảo an LHQ mạnh mẽ lên án cuộc thử nghiệm này vốn vi phạm nghiêm trọng những nghị quyết LHQ cũng như đe doạ an ninh và hoà bình thế giới.
Sau cuộc thử nghiệm nguyên tử dưới lòng đất vừa rồi, Bắc Hàn lớn tiếng ca ngợi đây là vụ thử võ khí nguyên tử loại nhỏ, gọn nhẹ, nhưng có sức công phá dữ dội. Những ước tính sơ khởi cho biết vụ nổ nguyên tử của Bắc Hàn lần thứ 3 này mạnh hơn nhiều so với 2 lần trước đó vào năm 2006 và 2009.
Cuộc thử nghiệm nguyên tử lần đầu tiên dưới thời tân chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, và là dấu hiệu rõ nhất cho thấy lãnh đạo thuộc thế hệ thứ ba này của Bình Nhưỡng, cũng giống như cha và ông nội ông ta, chọn con đường đối đầu với Hoa Kỳ cùng đồng minh của Washington
theo Washington Post
Các phân tích gia quốc tế cho rằng Bình Nhưỡng ra sức thử nghiệm bom nguyên tử với kích cỡ vừa đủ gắn vào hoả tiễn Unha-3 mà họ mới phóng lên quỹ đạo thành công hồi tháng 12; và hoả tiễn như thế có khả năng đưa đầu đạn nguyên tử tới những “nước thù nghịch”, thậm chí xa tận Hoa Kỳ.
Mặc dù các chuyên gia tin rằng Bắc Hàn còn lâu mới đủ khả năng phóng võ khí nguyên tử tới lãnh thổ Mỹ, nhưng cuộc thử nghiệm nguyên tử dưới lòng đất hôm thứ Ba cho thấy Bình Nhưỡng đã
Hỏa tiễn Unhab-3 rời giàn phóng hôm 12 tháng 12, 2012
Hỏa tiễn Unhab-3 rời giàn phóng hôm 12 tháng 12, 2012. Courtesy Yonhap
tiến một bước đáng kể hơn người ta nghĩ. Bắc Hàn giải thích cuộc nổ thử nguyên tử lần này là cần thiết vì bị Hội đồng Bảo an LHQ tăng cường biện pháp trừng phạt, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng vấn đề võ khí nguyên tử mới thật sự là điều mà Bình Nhưỡng mong muốn thủ đắc, phù hợp với chủ trương hiếu chiến, thường xuyên gây bất ổn, tống tiền… như xứ CS khó lường này từng chứng tỏ. Lâu nay, nhất là từ thời chủ tịch Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un bây giờ, Bắc Hàn thường “ăn vạ” phương Tây và Nam Hàn để được những khoản trợ giúp tối cần thì mới chịu trở lại bàn đàm phán đa phương giải trừ nguyên tử – nhưng rồi Bình Nhưỡng lại “trở chứng” như cũ.
Bài tựa đề “Bắc Hàn thử nghiệm nguyên tử lần thứ ba”, vừa được tờ Washington Post phổ biến, có đoạn lưu ý rằng đây là cuộc thử nghiệm nguyên tử lần đầu tiên dưới thời tân chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, và là dấu hiệu rõ nhất cho thấy lãnh đạo thuộc thế hệ thứ ba này của Bình Nhưỡng, cũng giống như cha và ông nội ông ta, chọn con đường đối đầu với Hoa Kỳ cùng đồng minh của Washington, hơn là muốn “sống chung hoà bình” với cộng đồng thế giới.
Nhiều quan sát viên cho rằng hành động của Bắc Hàn là nhằm ra sức nâng uy tín của chế độ Kim Jong-un đối với người dân sau một năm ông ta cầm quyền trong tình hình không kém phần ảm đạm như lâu nay. Phân tích gia Park Syung-je chuyên về vấn đề Bắc Hàn, thuộc Viện Chiến Lược Á Châu trụ sở tại Seoul, Nam Hàn, nhận định rằng mặc dù có nhiều ý kiến đề cập tới triển vọng đổi thay trong xã hội Miền Bắc CS dưới sự cai trị của tân lãnh đạo trẻ tuổi, nhưng trải qua một năm nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bình
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) đang bàn luận với Wang Jiarui (trái), một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại một bữa ăn tối ở Bình Nhưỡng, 3 Tháng Tám, 2012.AFP
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (R) chia sẻ một khoảnh khắc ánh sáng với Wang Jiarui (L), một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại một bữa ăn tối ở Bình Nhưỡng, 3 Tháng Tám, 2012.Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) đang bàn luận với Wang Jiarui (trái), một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại một bữa ăn tối ở Bình Nhưỡng, 3 Tháng Tám, 2012.AFP
Nhưỡng thực sự không thay đổi gì cả – không thay đổi từ chi tiêu ngân sách cho tới luật pháp, giáo dục.
Theo các phân tích gia thì bằng cách thử nghiệm nguyên tử vào những ngày sau cùng của nhiệm kỳ tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak, Bắc Hàn xem chừng như muốn lưu ý nhân vật kế nhiệm ông Lee, là bà Park Geun-hyevề “hậu quả” của lập trường cứng rắn mà Tổng thống tiền nhiệm họ Lee từng theo đuổi. Dưới thời ông Lee, Miền Bắc cộng sản không chỉ thử nghiệm nguyên tử 2 lần mà còn phóng thử 3 hoả tiễn cũng như thực hiện 2 cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào Miền Nam tự do.
Mặc dù có nhiều ý kiến đề cập tới triển vọng đổi thay trong xã hội Miền Bắc CS dưới sự cai trị của tân lãnh đạo trẻ tuổi, nhưng trải qua một năm nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng thực sự không thay đổi gì cả, không thay đổi từ chi tiêu ngân sách cho tới luật pháp, giáo dục
Bắc Hàn muốn thử sự kiên nhẫn của Bắc Kinh?
Tạp chí The Diplomat nhận xét rằng hệ luỵ về phương diện chiến lược, địa chính trị và kiểm soát võ khí nguyên tử trở nên phức tạp và gây phẫn nộ khi Bình Nhưỡng ngày càng có hành động khiêu khích thế giới, mà hậu quả chưa biết đi về đâu. Vẫn theo tạp chí này, vấn đề phần lớn tuỳ thuộc vào quyết định, không phải tại Bình Nhưỡng, Seoul, Tokyo hay thậm chí Washington, mà tại Bắc Kinh: Ảnh hưởng tối hậu của hành động Bắc Hàn đối với an ninh khu vực sẽ tuỳ thuộc vào Hoa Lục. Việc Bắc Hàn lại thử nghiệm nguyên tử, theo các phân tích gia, sẽ tạo thêm rạn nứt với xứ đồng minh đàn anh chủ chốt TQ.
Nhưng hiện chưa rõ những biện pháp cụ thể nào, nếu có, mà Bắc Kinh ủng hộ. Theo các nhà ngoại giao thì TQ có thể chống lại những biện pháp mới, nặng tay, vì sợ dẫn tới sự trả đủa thêm nữa của Bình Nhưỡng, đồng thời lo ngại những biện pháp cứng rắn ấy có thể làm sa sút thêm nền kinh tế tan tác của Bắc Hàn, khiến làm bùng phát làn sóng tỵ nạn từ xứ CS khép kín và khó lường này.
Mức độ Bắc Kinh khiển trách Bình Nhưỡng về tham vọng nguyên tử của đồng minh đàn em này hiện nhiều hơn trước, nhất là vụ thử nguyên tử mới vừa rồi trong thời điểm Tết Âm Lịch có thể khiến Hoa Lục xem là một hình thức khiêu khích. Giáo sư họ Tôn dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho rằng xem chừng như Bắc Hàn không cảm kích nỗ lực của TQ, thậm chí còn gián tiếp chỉ trích, sau khi Hoa Lục tán đồng biện pháp cấm vận của LHQ.
Vấn đề phần lớn tuỳ thuộc vào quyết định, không phải tại Bình Nhưỡng, Seoul, Tokyo hay thậm chí Washington, mà tại Bắc Kinh: Ảnh hưởng tối hậu của hành động Bắc Hàn đối với an ninh khu vực sẽ tuỳ thuộc vào Hoa Lục.
Hành động mới nhất này của Bắc Hàn lại thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng và buộc Hoa Lục đe doạ cắt giảm trợ giúp kinh tế, như tờ Hoàn Cầu Thời Báo của đảng CSTQ mới đây cảnh cáo.
Nhưng, nhiều chuyên gia lưu ý, điều rắc rối là cộng đồng thế giới hiện giờ hầu như không còn bao nhiêu biện pháp nữa để trừng trị “con ngựa bất kham” Bắc Hàn. Phương cách duy nhất có thể thật sự tác động Bắc Hàn là cắt lượng dầu cùng nguồn viện trợ khác từ TQ – điều mà Bắc Kinh tỏ ra ngần ngại vì những lý do như vừa nói.
Trong khi thế giới chờ đợi vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn có thể ngã ngũ ra sao, những nỗ lực ngăn chận tham vọng này của Bình Nhưỡng phần lớn đã chứng tỏ thất bại trong khi “tân vương cha truyền con nối” Kim Jong-un khó có thể từ bỏ tham vọng nguyên tử, chừng nào mà yếu tố duy nhất ấy vẫn giúp anh “Chí Phèo Bắc Hàn” có thể tiếp tục “ăn vạ” thế giới.

0 comments:

Powered By Blogger