Những thực phẩm ‘cứu nguy’ cho gan
Gan giữ vai trò quan trọng
trong cơ thể, chức năng gan suy yếu bạn sẽ dễ gặp phải những rắc rối như
trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, gây nên những rắc rối với hệ tiêu hóa.
Nhanh chóng bổ sung những thực phẩm dưới đây vào trong chế độ ăn uống để
“cứu nguy” cho lá gan.
Tỏi và hành Là hai loại gia vị làm dậy mùi thức ăn, rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Không chỉ có tác dụng trong quá trình nấu nướng và xét dưới góc độ y học thì đây còn là những “vị thuốc” có khả năng thải độc và thanh lọc rất tốt.
Khi được thu nạp vào cơ thể chất
allicin và selenium sẽ có chức năng “dọn dẹp” những chất hóa học, độc
tố, chất ô nhiễm đang định cư trong cơ thể và nhất là đang “ẩn nấp”
trong lá gan. Chính vì thế, học cách “kết thân” với hành và tỏi để tận
thu những lợi ích tuyệt vời của nó với lá gan.
Bưởi Hàm lượng vitamin C dồi dào trong bưởi và các chất chống oxy hóa trong nó sẽ hỗ trợ lá gan trong quá trình hoạt động của nó. Mỗi ngày ăn bưởi đều đặn hoặc uống một ly nước ép bưởi sẽ kích thích lá gan tiết ra loại enzyme có tác dụng đào thải chất độc carcinogen và độc tố trong gan ra bên ngoài. Tinh dầu oliu
Tinh dầu oliu thuộc nhóm tinh dầu
có lợi cho sức khỏe, là “người bạn” của trái tim, không gây béo phì và
thích hợp với người có chế độ ăn kiêng, giảm cân hoặc bệnh nhận mắc tiểu
đường, gút.
Trong tinh dầu oliu có chứa chất béo omega 3 axit chính là loại chất béo đảm đương những vai trò to lớn với sức khỏe. Khi được thu nạp vào cơ thể tinh dầu oliu sẽ đào thải độc tố và hóa chất gây hại ở gan, hạn chế nguy cơ “thẩm thấu” của chúng vào trong máu. Vậy nên trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên thay đổi chất béo có hại từ mỡ động vật bằng chất béo có lợi có trong tinh dầu oliu. Chanh Hương vị chua thanh mát của chanh sẽ nhanh chóng giải nhiệt những cơn khát trong mùa hè nóng bức. Một lượng lớn vitamin C trong chanh cùng lượng axit dồi dào trong nó sẽ giúp thanh lọc các bộ máy trong cơ thể và tất nhiên không loại trừ lá gan. Nước chanh được sử dụng với mục đích giải khát, bù nước, thải độc tố và giã rượu, hãy bắt đầu một ngày mới bằng một ly nước chanh ấm để kích thích tinh thần làm việc và tăng khả năng sáng tạo. Trà xanh Là thức uống dân dã và quen thuộc với tất cả mọi người, thực tế uống trà xanh là thói quen có lợi cho sức khỏe. Bạn sẽ “tận thu” được hàng tá những công dụng từ loại thức uống bình dân này. Điển hình là chất EGCG và các chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ giúp hỗ trợ chức năng của lá gan, giúp gan đảm nhận tốt vai trò của nó. Ngoài ra uống trà xanh mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa được chứng bệnh ung thư, viêm nhiễm và đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể. Sữa chua
Những vi khuẩn sống lên men trong sữa
chua cùng những vi chất vốn có của nó sẽ “tống khứ” những độc tố ở trong
gan, gây nên tình trạng suy giảm chức năng gan. Đồng thời sữa chua cũng
tham gia tích cực vào qúa trình tiêu hóa, là “vũ khí” để giúp bạn tránh
được những rắc rối như đầy bụng, khó tiêu…
Mỗi ngày ăn 1 – 2 hũ sữa chua có thể trộn thêm hoa quả tươi sẽ “cộng điểm” cho lá gan của bạn và là loại mỹ phẩm tuyệt vời cho làn da. Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là diệp hạ châu Đừng vội từ chối thức uống này đơn giản chỉ vì nó không có vị ngọt ngào như bạn tưởng. Thực chất theo đông y thì đây là một loại thảo dược tuyệt vời dành cho gan. Đặc biệt hỗ trợ thải độc gan, viêm gan, xơ gan hiệu quả. Bạn có thể dùng lá và thân cây này để pha trà hãm lấy nước uống thay nước bình thường, tuy nhiên không nên uống khi đói. Song song với các giải pháp trên, bạn nên uống nhiều nước (1,5-2 lít/ ngày) để hỗ trợ, thanh lọc gan đồng thời giảm nguy cơ sỏi thận. Nghệ Loại gia vị màu vàng này có chứa chất hóa học curcumin - thành phần hoạt động có hiệu quả nhất trong nghệ, không dễ kiếm tìm trong nhiều loại thực phẩm. Minh chứng chỉ ra rằng với liều lượng khoảng 50 mg chất này vào cơ thể mỗi ngày, chúng sẽ hỗ trợ khả năng giải độc cho lá gan của bạn.
Theo Khổng Thu Hà
VTC |
Cảnh báo về sức khỏe nguy hiểm
Vẻ bề ngoài tràn trề sức sống
cho thấy bạn có một sức khỏe tốt và ổn định. Nếu có bất kì trục trặc
nào, nó sẽ biểu hiện ngay ra ngoài.
Nếp nhăn
Kem chống nhăn cũng không thể phát huy tác dụng nếu các vết nhăn đang “tố” bạn bị loãng xương. Các vết nhăn sâu ở cổ và khuôn mặt thường có quan hệ mật thiết với độ loãng xương, do sự mất mát collagen trong cơ thể.
Nếp nhăn
Các nếp nhăn thường xuất hiện ở độ tuổi phụ nữ mãn kinh, nó có thể đến sớm nếu bạn tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều, tác động xấu từ khói thuốc lá và bên trong cơ thể không được "bảo dưỡng" tốt.
Kem chống nhăn cũng không thể phát huy tác dụng nếu các vết nhăn đang “tố” bạn bị loãng xương. Các vết nhăn sâu ở cổ và khuôn mặt thường có quan hệ mật thiết với độ loãng xương, do sự mất mát collagen trong cơ thể.
Nếp nhăn
Các nếp nhăn thường xuất hiện ở độ tuổi phụ nữ mãn kinh, nó có thể đến sớm nếu bạn tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều, tác động xấu từ khói thuốc lá và bên trong cơ thể không được "bảo dưỡng" tốt.
Sưng chân
Bạn đang cố gắng thuyết phục đôi giày không vừa chân. Điều này dẫn đến bong gân, các tổn thương xương, cơ ở chân và mắt cá chân, gây nên hiện tượng sưng chân.
Cũng có khi, bạn thấy bàn chân mình sưng, kèm theo cảm giác đau nhức, khó cử động, massage bàn chân không đem lại hiệu quả. Đó là biểu hiện tĩnh mạch đang gặp trục trặc. Khi các tĩnh mạch bị nghẽn, máu trong cơ thể khó lưu thông. Đôi chân trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể, khi máu không thể linh hoạt di chuyển, sẽ tạo nên hiện tượng phù nề sưng tấy.
Trong trường hợp bạn mang thai, béo phì hay đang dùng thuốc chữa trị bệnh nào đó, hiện tượng sưng chân có thể xuất hiện. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để có lời khuyên hợp lí nhất.
Sức khỏe móng tay
Móng tay bị giòn, bắt đầu dễ gãy, biến đổi màu, trở nên mỏng, trên bề mặt xuất hiện các dấu hiệu lạ… tất cả đều nói lên sự suy giảm của cơ thể. Nếu móng tay có những vệt trắng, chứng tỏ cơ thể bạn không đủ chất sắt và kẽm. Khi bề mặt móng trở nên dày và có sắc vàng, bạn nên lưu ý các căn bệnh về nấm.
Sức khỏe móng tay
Móng tay bị giòn thường liên quan đến hoạt động kém của tuyến giáp, bởi tuyến này có chức năng cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể. Móng tay bạn trở nên dễ gãy thì có thể trong cơ thể bị thiếu hụt các vitamin A và D hoặc thiếu các vi chất (silic, selen).
Kích cỡ bàn tay và bàn chân
Bạn nên chú ý đến kích cỡ bàn tay và bàn chân xem xét tỷ lệ cân đối của chúng. Nếu kích cỡ lớn hơn bình thường, đây là dấu hiệu quan trọng của bệnh to cực – sự rối loạn hormone ở người trưởng thành do tuyến yêu tiết ra nhiều hormone tăng trưởng.
Theo bác sĩ - chuyên gia y học tổng hợp Molly M.Roberts, thuộc Viện Sức khỏe và phòng bệnh, San Francisco, đồng chủ tịch hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ: “Đây là tình trạng hiếm gặp và những thay đổi trong xương, mô mềm diễn ra chậm chạp, vì thế người bệnh thường không chú ý đến rối loạn hormone trong cơ thể”.
Hôi miệng
Răng và nướu không tốt không chỉ là dấu hiệu của vệ sinh răng miệng kém. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim và xương. Trên báo cáo của các nhà nghiên cứu người Scotland trên tạp chí Y học Anh chia sẻ, vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những người đánh răng ít hơn hai lần/ một ngày có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn 70%.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang mãn tính, tiểu đường, các vấn đề về gan, thận… cũng dẫn đến hôi miệng và các tổn thương của nướu, xương hàm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Da phù đỏ
Nguyên nhân có thể do bệnh tim, mãn kinh, bệnh viêm cầu thận. Da phù đỏ là dấu hiệu tình trạng miễn dịch của cơ thể không tốt. Cùng với đau khớp và mệt mỏi, điều này gây phát ban trên má và mũi.
Bệnh hẹp van tim cũng có thể gây mẩn đỏ, tím trên khuôn mặt, do huyết áp tăng, và lượng oxy trong máu giảm. Thời kì mãn kinh, hormone thay đổi ảnh hưởng đến hypothalmuc, khu vực trong não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Kết quả khi nhiệt độ cơ thể quá cao và cần phải hạ xuống, não chỉ đạo làm giãn các mạch máu dưới da, gây mẩn đỏ với cảm giác nóng rát.
Thay đổi màu da
Bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản có thể dẫn đến xám da – đơn giản vì oxy thiếu để đi khắp cơ thể. Khi da có pha màu vàng, có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, gây ra bởi việc sản sinh bilirubin, các chất màu vàng tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.
Xuất hiện nhiều lông
Ở phụ nữ, xuất hiện lông ở tay, chân, nách, và vùng kín là điều bình thường, nhưng sẽ bất thường nếu bắt gặp chúng ở mặt hoặc ngực. Sự gia tăng nồng độ hormone nam (androgen) do sử dụng thuốc, rối loạn chức năng tuyến thượng thận và buồng trứng hay các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân của tình hình trên.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân phổ biến gia tăng “rừng rậm” ở phụ nữ có thể gây vô sinh khi chu kỳ kinh nguyệt đến không thường xuyên, nhiều liên tục, hoặc biến mất. Các chuyên gia cảnh báo, 70% phụ nữ bị PCOS đều có vùng lông rộng và phát triển quá mức.
Phát ban
Giống với hiện tượng da bị phù đỏ, phát ban là dấu hiệu cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Nó gồm các mụn nhỏ, li ti, phân bố khắp cơ thể, cho biết hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến da, lưu thông máu, thận, khớp và các cơ quan khác. Phát ban còn là triệu chứng của bệnh chân, tay, miệng, sốt phát ban hoặc viêm da cơ…
Rụng tóc
Nếu tóc rụng do nhuộm tóc hoặc là uốn tóc bằng hóa chất thì bạn nên dùng các loại mặt nạ đặc biệt, dầu thơm và dưỡng chất để phục hồi tóc. Bên cạnh đó, hiện tượng rụng tóc có thể là tín hiệu của sự thiếu hụt các nhóm vitamin B, kết quả của sự suy giảm hoạt động dạ dày hoặc ruột, sự rối loạn nội tiết tố, vấn đề về hormone tuyến giáp.
Môi khô
Nguyên nhân có thể do thiếu máu hoặc bạn đang có dấu hiệu bị tiểu đường.
Các vết nứt hay loét ở góc miệng được xem là căn bệnh thiếu máu, nguyên nhân do thiếu sắt. Việc sản xuất tế bào hồng cầu (cần thiết cho da khỏe mạnh) bị chậm lại – nghĩa là các vết đó chậm được phục hồi.
Quá nhiều glucose trong máu, bạn cảm thấy khát nước, đi vệ sinh nhiều hơn và cực kì mệt mỏi là một số triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường.
Môi khô, nứt nẻ trong thời gian dài, không được chú ý và phục hồi có thể khuyến khích sự phát triển của candida, một loại nấm tấn công từ góc miệng.
Nốt ruồi
Nốt ruồi là tên gọi khác của các tế bào đặc biệt mang sắc tố màu đen hoặc đỏ. Chúng có thể mọc ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nốt ruồi là dấu hiệu ung thư rất nguy hiểm.
Nốt ruồi phát triển nhanh, tự do, thay đổi về màu sắc, có đường kính lớn hơn 6mm, không cố định…là dấu hiệu ung thư di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não… cần sớm được điều trị.
Vàng mắt
Mắt bị vàng là biểu hiện rõ ràng của bệnh gan. Màu sắc này do chức năng gan suy giảm, sắc tố mật không thể xử lí kịp thời gây nên tích tụ và dư thừa bilirubin, ứ đọng trong máu và truyền đi khắc cơ thể gây hiện tượng vàng da và niêm mạc, rõ nhất ở niêm mạc mắt.
Để phân biệt giữa bệnh gan và kết mạc mãn tính, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.
Bạn đang cố gắng thuyết phục đôi giày không vừa chân. Điều này dẫn đến bong gân, các tổn thương xương, cơ ở chân và mắt cá chân, gây nên hiện tượng sưng chân.
Cũng có khi, bạn thấy bàn chân mình sưng, kèm theo cảm giác đau nhức, khó cử động, massage bàn chân không đem lại hiệu quả. Đó là biểu hiện tĩnh mạch đang gặp trục trặc. Khi các tĩnh mạch bị nghẽn, máu trong cơ thể khó lưu thông. Đôi chân trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể, khi máu không thể linh hoạt di chuyển, sẽ tạo nên hiện tượng phù nề sưng tấy.
Trong trường hợp bạn mang thai, béo phì hay đang dùng thuốc chữa trị bệnh nào đó, hiện tượng sưng chân có thể xuất hiện. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để có lời khuyên hợp lí nhất.
Sức khỏe móng tay
Móng tay bị giòn, bắt đầu dễ gãy, biến đổi màu, trở nên mỏng, trên bề mặt xuất hiện các dấu hiệu lạ… tất cả đều nói lên sự suy giảm của cơ thể. Nếu móng tay có những vệt trắng, chứng tỏ cơ thể bạn không đủ chất sắt và kẽm. Khi bề mặt móng trở nên dày và có sắc vàng, bạn nên lưu ý các căn bệnh về nấm.
Sức khỏe móng tay
Móng tay bị giòn thường liên quan đến hoạt động kém của tuyến giáp, bởi tuyến này có chức năng cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể. Móng tay bạn trở nên dễ gãy thì có thể trong cơ thể bị thiếu hụt các vitamin A và D hoặc thiếu các vi chất (silic, selen).
Kích cỡ bàn tay và bàn chân
Bạn nên chú ý đến kích cỡ bàn tay và bàn chân xem xét tỷ lệ cân đối của chúng. Nếu kích cỡ lớn hơn bình thường, đây là dấu hiệu quan trọng của bệnh to cực – sự rối loạn hormone ở người trưởng thành do tuyến yêu tiết ra nhiều hormone tăng trưởng.
Theo bác sĩ - chuyên gia y học tổng hợp Molly M.Roberts, thuộc Viện Sức khỏe và phòng bệnh, San Francisco, đồng chủ tịch hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ: “Đây là tình trạng hiếm gặp và những thay đổi trong xương, mô mềm diễn ra chậm chạp, vì thế người bệnh thường không chú ý đến rối loạn hormone trong cơ thể”.
Hôi miệng
Răng và nướu không tốt không chỉ là dấu hiệu của vệ sinh răng miệng kém. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim và xương. Trên báo cáo của các nhà nghiên cứu người Scotland trên tạp chí Y học Anh chia sẻ, vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những người đánh răng ít hơn hai lần/ một ngày có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn 70%.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang mãn tính, tiểu đường, các vấn đề về gan, thận… cũng dẫn đến hôi miệng và các tổn thương của nướu, xương hàm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Da phù đỏ
Nguyên nhân có thể do bệnh tim, mãn kinh, bệnh viêm cầu thận. Da phù đỏ là dấu hiệu tình trạng miễn dịch của cơ thể không tốt. Cùng với đau khớp và mệt mỏi, điều này gây phát ban trên má và mũi.
Bệnh hẹp van tim cũng có thể gây mẩn đỏ, tím trên khuôn mặt, do huyết áp tăng, và lượng oxy trong máu giảm. Thời kì mãn kinh, hormone thay đổi ảnh hưởng đến hypothalmuc, khu vực trong não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Kết quả khi nhiệt độ cơ thể quá cao và cần phải hạ xuống, não chỉ đạo làm giãn các mạch máu dưới da, gây mẩn đỏ với cảm giác nóng rát.
Thay đổi màu da
Bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản có thể dẫn đến xám da – đơn giản vì oxy thiếu để đi khắp cơ thể. Khi da có pha màu vàng, có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, gây ra bởi việc sản sinh bilirubin, các chất màu vàng tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.
Xuất hiện nhiều lông
Ở phụ nữ, xuất hiện lông ở tay, chân, nách, và vùng kín là điều bình thường, nhưng sẽ bất thường nếu bắt gặp chúng ở mặt hoặc ngực. Sự gia tăng nồng độ hormone nam (androgen) do sử dụng thuốc, rối loạn chức năng tuyến thượng thận và buồng trứng hay các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân của tình hình trên.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân phổ biến gia tăng “rừng rậm” ở phụ nữ có thể gây vô sinh khi chu kỳ kinh nguyệt đến không thường xuyên, nhiều liên tục, hoặc biến mất. Các chuyên gia cảnh báo, 70% phụ nữ bị PCOS đều có vùng lông rộng và phát triển quá mức.
Phát ban
Giống với hiện tượng da bị phù đỏ, phát ban là dấu hiệu cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Nó gồm các mụn nhỏ, li ti, phân bố khắp cơ thể, cho biết hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến da, lưu thông máu, thận, khớp và các cơ quan khác. Phát ban còn là triệu chứng của bệnh chân, tay, miệng, sốt phát ban hoặc viêm da cơ…
Rụng tóc
Nếu tóc rụng do nhuộm tóc hoặc là uốn tóc bằng hóa chất thì bạn nên dùng các loại mặt nạ đặc biệt, dầu thơm và dưỡng chất để phục hồi tóc. Bên cạnh đó, hiện tượng rụng tóc có thể là tín hiệu của sự thiếu hụt các nhóm vitamin B, kết quả của sự suy giảm hoạt động dạ dày hoặc ruột, sự rối loạn nội tiết tố, vấn đề về hormone tuyến giáp.
Môi khô
Nguyên nhân có thể do thiếu máu hoặc bạn đang có dấu hiệu bị tiểu đường.
Các vết nứt hay loét ở góc miệng được xem là căn bệnh thiếu máu, nguyên nhân do thiếu sắt. Việc sản xuất tế bào hồng cầu (cần thiết cho da khỏe mạnh) bị chậm lại – nghĩa là các vết đó chậm được phục hồi.
Quá nhiều glucose trong máu, bạn cảm thấy khát nước, đi vệ sinh nhiều hơn và cực kì mệt mỏi là một số triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường.
Môi khô, nứt nẻ trong thời gian dài, không được chú ý và phục hồi có thể khuyến khích sự phát triển của candida, một loại nấm tấn công từ góc miệng.
Nốt ruồi
Nốt ruồi là tên gọi khác của các tế bào đặc biệt mang sắc tố màu đen hoặc đỏ. Chúng có thể mọc ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nốt ruồi là dấu hiệu ung thư rất nguy hiểm.
Nốt ruồi phát triển nhanh, tự do, thay đổi về màu sắc, có đường kính lớn hơn 6mm, không cố định…là dấu hiệu ung thư di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não… cần sớm được điều trị.
Vàng mắt
Mắt bị vàng là biểu hiện rõ ràng của bệnh gan. Màu sắc này do chức năng gan suy giảm, sắc tố mật không thể xử lí kịp thời gây nên tích tụ và dư thừa bilirubin, ứ đọng trong máu và truyền đi khắc cơ thể gây hiện tượng vàng da và niêm mạc, rõ nhất ở niêm mạc mắt.
Để phân biệt giữa bệnh gan và kết mạc mãn tính, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.
Theo Đẹp
0 comments:
Post a Comment