Ông đòi ai (ODA)?
Khi Việt Nam đang mang những món nợ khổng lồ từ nước này sang nước khác!
Những khoản ODA khi vay về nếu không bị thất thoát
Không bị chặn bớt để chia cho các cấp, các ngành
Không bị lọt vào túi tham của những tên đày tớ của nhân dân
Thì đất nước của chúng tôi đã tươi đẹp đến ngàn lần
Đời cháu chắc của chúng tôi có còng lưng trả nợ cũng không có gì phải oán trách
Ông đòi ai (ODA)?
Khi đa số dân đen càng ngày càng đói rách!…
Đàn ông, đàn bà phải đem thân đi làm nô lệ ở nước ngoài.
Tài nguyên của đất nước chỗ nào cũng bị đảng xăm soi
Khai thác, moi lên để bán không chừa chút gì cho con cháu.
Ông đòi ai (ODA)?
Khi tiền của và những gì được gọi là quý báu.
Đã thuộc sở hữu của các đày tớ nhân dân đưa đi cất giấu ở nước ngoài!
Muốn biết dân có thật sự ấm no? Xin hãy về nông thôn mà coi
Dân bị chính quyền chiếm đất để chia nhau, hoặc bán để xây sân golf, resort.
Đừng nghe “báo cáo thành công” toàn lời ngon, tiếng ngọt
Tiền của bao nhiêu các ông cũng ồ ạt đổ vào
Hào nhoáng bề ngoài, xây dựng được là bao
Đường xá làm chưa đến đoạn giữa, thì đoạn đầu đã hỏng…
Đâu đâu cũng nghe xây cầu, xây cống.
Nhưng trời chưa mưa, nước không lối thoát tràn ngập phố, ngập phường…
Tội tình gì Việt Nam lắm tai ương
Công lao của các Vua Hùng mấy ngàn năm dựng nước
Biết bao vị anh hùng chống giặc phương bắc dẫu phải hy sinh cũng đã không lùi bước
Bờ cõi được vẹn toàn, khai mở.
Giờ hao khuyết bởi giặc nội xâm.
Mấy mươi năm qua tổ quốc quá thăng trầm.
Chúng tôi yêu Việt Nam! (nhưng không có nghĩa là phải yêu đảng)
Đảng lộng quyền, độc tài, gian tham mặc dân oán thán
Quan liêu hà hiếp dân nhưng khiếp nhược trước giặc tàu.
Tương lai của đất nước còn chưa biết về đâu!
Những món nợ đảng vay hôm nay, đời sau lấy gì để trả???…
Hạnh Diễm(ViệtNam)
Chương trình xây nhà máy điện nguyên tử :
(Ninh Thuận 1 sẽ được đặt tại: Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ cũng như vay vốn 10 tỷ Mỹ Kim của Nga.)
(Ninh Thuận 2 sẽ được đặt tại: Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy này sử dụng công nghệ và đầu tư của Nhật số tiền tương đương.)
(Hai phần mười số tiền vay sẽ vào túi khỉ riêng của quan chức đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng họ sẽ cò cưa tiền bồi thường và quỵt tiền của dân nghèo, kẻ bị di đời không biết đi đâu. ( không có viên chức nào tội nghiệp cho dân ).
Nơi đặt nhà máy điện hạt nhân
Phương Thảo/Người Việt
NINH THUẬN (NV) – Nếu không phải là người bản địa, thường xuyên qua lại vùng đất này thì có lẽ hiếm ai biết được nơi sẽ đặt nhà máy điện hạt nhân. Ngay cả người dân ở thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, cách nơi sẽ đặt nhà máy điện hạt nhân chỉ khoảng 2 km, nhưng họ cũng không biết chính xác nơi sẽ khởi công xây dựng nhà máy.
Bản đồ quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được đặt ngay bên đình làng thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Hình: Phương Thảo/Người Việt)
Ði cùng với tôi là một anh bạn người Chăm, một người thường xuyên đi lại trên con đường này và quan tâm đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Theo anh, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân không chỉ đơn thuần mang lại những tai họa khó lường, mà nó còn liên quan đến sự tồn vong của dân tộc Chăm của anh.
Con đường từ quốc lộ 1A đến với thôn Vĩnh Trường độ khoảng 30km nhưng đầy nắng gió. Trên con đường mới được làm lại này còn nhiều đoạn chưa được tráng nhựa, thế nên cứ có một chiếc xe tải chạy qua, người đi sau phải hứng chịu một làn bụi dày đặc. Nhìn dòng xe chở cát, đá chạy trên con đường đủ để nhận thấy sự hối hả trong công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Một công trình đang được xây dựng ngoài biển nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng
nhà máy điện hạt nhân. (Hình: Phương Thảo/Người Việt)
Anh bạn người Chăm của tôi cũng không biết đường đến thôn Vĩnh Trường, anh phỏng đoán nó nằm ở Sơn Hải, mà từ đó có thể đi đến Mũi Dinh, nơi có ngọn hải đăng tuyệt đẹp.
Ði cùng anh, tôi mới biết được sự hoang mang trong cộng đồng người Chăm cư trú tại Ninh Thuận trước thông tin chính quyền sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Theo chính quyền Việt Nam, hai nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng tại 2 địa điểm và gọi là Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Ninh Thuận 1 sẽ được đặt tại: Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ cũng như vay vốn của Nga.
Ninh Thuận 2 sẽ được đặt tại: Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy này sử dụng công nghệ và đầu tư của Nhật.
Theo kế hoạch, Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng trước. Thời điểm xây dựng được thông báo vào năm 2014. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Quãng đường dài từ quốc lộ 1A đến nơi đặt nhà máy điện hạt nhân hầu như vắng bóng nhà cửa, người ở. Vùng đất này là vùng bán hoang mạc, nhìn cây cối cằn cỗi, thổ nhưỡng ở đây chỉ toàn cát và cát. Dân cư chủ yếu sống tập trung ở thôn Văn Lâm, gần quốc lộ 1A, phần còn lại là sống ở gần biển. Tuy thế, trên đường vẫn có những ngôi nhà sống ở giữa vùng đồng cát, vì nơi đó có những dòng suối nhỏ, họ có thể sống bằng nghề chăn nuôi.
Ban đầu, chúng tôi đến thôn Sơn Hải 1, theo sự phỏng đoán của bạn tôi, nhà máy điện hạt nhân sẽ đặt ở nơi này. Nhưng không phải vậy, chúng tôi dò hỏi người dân ở nơi đây thì được họ chỉ dẫn đến thôn Vĩnh Trường mà họ quen gọi là Hộ cách thôn này khoảng 2km.
Toàn xã Phước Dinh có khoảng 9 ngàn người, dân cư chỉ tập trung sống chủ yếu ở những vùng gần biển như: thôn Sơn Hải 1, Sơn Hải 2, Từ Thiện.
Buộc di dời nhưng chưa biết đi đâu
Tại nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là thôn Vĩnh Trường có 100 hộ dân với 692 nhân khẩu. Từ đầu thôn đến cuối thôn có chiều dài chưa đến 500m. Dân cư sống tập trung chủ yếu 2 bên con đường dẫn vào thôn, rất gần với bờ biển. Ðại đa số người dân ở đây sống bằng ngư nghiệp. Bên cạnh đó còn có nuôi trồng thủy-hải sản và kinh doanh nhỏ lẻ.
Trước khi vào làng, đập vào mắt chúng tôi là lá cờ của Nga đang bay phấp phới song song với lá cờ Việt Nam trên những công trình được đặt ngoài biển. Theo người dân ở đây cho biết, những công trình đó được xây dựng lên nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ðối diện với ngôi đình của thôn là trụ sở làm việc của công ty điện lực Việt Nam với rất nhiều những chiếc xe hơi đang đậu trong sân. Như vậy có nghĩa là, nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng chứ không phải chờ đến năm 2014 như nhiều người nghĩ.
Công tác tuyên truyền của chính quyền Ninh Thuận đã có kết quả tốt. Toàn bộ những người mà chúng tôi gặp gỡ, tiếp xúc đều đồng ý di dời khỏi thôn, để nhường đất cho chính quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong làng có ông trưởng thôn đã được chính quyền cho sang Nhật để tận kiến nhà máy điện hạt nhân tại Nhật. Sau khi về nước, ông này đã tuyên truyền và hầu hết dân làng đã yên tâm khi phải sống chung với điện hạt nhân. Người dân ở trong làng từ đó mà chẳng còn lo lắng.
Nhưng họ không đủ hiểu biết để có thể nhìn xa được những nguy cơ rủi ro một khi có sự rò rỉ phóng xạ. Việc họ lo lắng bây giờ chỉ là không biết khi nào chính quyền sẽ đền bù xong đất đai để lấy mặt bằng, cũng như họ đang bất an vì không biết sẽ di dời đi đâu.
Khi cầm máy lên chụp hình, có rất nhiều ánh mắt khó chịu nhìn vào chúng tôi như dò xét. Người dân không mặn mà cho lắm với việc xuất hiện những người lạ với máy chụp hình trên tay. Phải hỏi đến người thứ 3 thì biết được đây chính là nơi mà sẽ đặt nhà máy điện hạt nhân. Anh ta hỏi ngược lại chúng tôi: “Các anh là nhà báo à?” Rồi lẳng lặng bỏ đi.
Dường như trong họ đang hiện hữu một sự dè chừng nào đó đối với những người mà họ nghĩ là làm báo.
Theo chính quyền, thì 100% số hộ dân ở thôn Vĩnh Trường sẽ phải di dời qua nơi khác để nhường đất xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Có lẽ, do thông tin sẽ đền bù, di dời sang nơi khác nên rất nhiều người trong thôn đã xây cất nhà mới, sửa sang lại những ngôi nhà cũ để tiền đền bù được giá hơn. Song, điều cần nói là nhà máy điện hạt nhân đang tiến hành những công trình cho việc thiết lập nhà máy, nhưng người dân vẫn chưa biết sẽ di dời đi đâu.
Một cơ sở nuôi trồng hải sản. Phía xa xa là hạng mục đang được xây dựng nhằm thiết lập nhà máy điện hạt nhân. (Hình: Phương Thảo/Người Việt)
Ðến tận bây giờ, chính quyền vẫn chưa có những thông báo chính thức cho người dân được biết khu tái định cư mà họ sẽ phải di chuyển đến. Theo một số người dân ở trong làng cho biết, sở dĩ có điều này là bởi vì chính quyền e ngại người dân sau khi biết mình sẽ phải di dời nên xây cất nhà cửa, làm cho khoản tiền đền bù giải tỏa sẽ tốn nhiều hơn.
Trao đổi với chúng tôi trong sự e dè và cẩn trọng, chị Chi, một người có 2 căn nhà ở trong thôn cho biết: “Hiện tại chỉ biết nhà nước sẽ đền bù rồi di dời sang nơi khác, nhưng đến bây giờ mấy ổng vẫn chưa biết chính xác là sẽ đi đâu. Có người nói sẽ dời sang chỗ này, người nói sẽ dời sang chỗ nọ. Nên mình cũng chẳng biết đâu mà lường.”
Khác với người dân ở Vĩnh Trường khi biết chắc chắn phải di dời. Người dân ở các thôn Sơn Hải 2, Từ Thiện chỉ cách thôn Vĩnh Trường khoảng 3km không biết có được di dời ra khỏi tầm ảnh hưởng phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân hay không và sống với những luồng thông tin khác nhau.
Một chị có cơ sở nuôi trồng hải sản cho tôi biết, chính quyền thì không đá động gì đến việc phải di dời, nhưng người dân trong làng lại nói sẽ phải đi nơi khác để tránh nguy hiểm. Khi được hỏi chị có sẵn lòng để di dời hay không, chị trả lời dù mình không muốn thì cũng phải đồng ý, chỉ mong nhà nước đền bù giá cả hợp lý để còn xây dựng lại nhà cửa. Hơn nữa, sống gần với điện hạt nhân cũng sợ lắm.
Cuối con đường Văn Lâm-Sơn Hải. Nơi đây nếu rẽ phải sẽ đi đến hải đăng Mũi Dinh, còn rẽ trái sẽ đi đến thôn Vĩnh Trường (người dân ở đây gọi là Hộ) nơi sẽ đặt nhà máy điện hạt nhân. (Hình: Phương Thảo/Người Việt)
Chị Cơ, một phụ nữ 30 tuổi có quán nước trên đường đi Mũi Dinh tại thôn Sơn Hải 1 cách nơi đặt nhà máy điện hạt nhân khoảng 3km cho tôi biết: “Cũng mong chính quyền ra lệnh di dời để cả nhà đi nơi khác. Chứ ở đây nghe người ta nói gần nhà máy điện hạt nhân mình sợ lắm.”
Cùng tâm trạng với chị Cơ là chị Thanh, người sống ở làng Từ Thiện chỉ cách thôn Vĩnh Trường khoảng độ hơn 1km. Chị nói, chưa nghe chính quyền thông báo gì đến việc sẽ di dời, có lẽ họ sợ sau khi dân biết tin sẽ xây cất nhà cửa hòng kiếm được tiền đền bù nhiều hơn.
Chị cũng như rất nhiều người dân sống lân cận khu vực đặt nhà máy điện hạt nhân lo lắng chẳng biết có được di dời sang nơi khác. Dù đã được chính quyền tuyên truyền về mức độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân nhưng trong họ luôn hiện hữu một nỗi lo lắng khi phải sống chung với nó.
0 comments:
Post a Comment