Wednesday, March 21, 2012

Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN

Simon Tay


Nhiều sôi nổi đã đi theo chính sách của chính quyền Obama đặt lại tiêu cự của người Mỹ vào châu Á.

Một số đảng viên Cộng hòa nói rằng Mỹ không bao giờ bỏ đi, nhưng nhiều người ở châu Á và đặc biệt là phía Đông Nam châu Á cảm thấy có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.

Các Hội nghị Thượng đỉnh với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lên đến một điểm cao mới, và sự hiện diện của Hoa Kỳ được cảm thấy rõ ràng trong các tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

<
TT Obama và giới lãnh đạo ASEAN
Nguồn hình: http://freethisworld.com
Nhiều người hoan nghênh sự quan tâm trở lại, nhưng đặt câu hỏi về ý định và khả năng ở lại lâu dài của Mỹ so với một Trung Quốc đang lên. Tại Bắc Kinh, phản ứng cới chính sách của người Mỹ đi từ lẫn lộn đến tiêu cực. Myanmar đã làm một ví dụ điền hình, với những thay đổi lớn về chính trị mở cửa với phương Tây.

Một số người thấy trở lại của Mỹ, và sự thoái lui của Trung Quốc, và rất dễ dàng tưởng tượng đến một tranh chấp mới đang thành hình - nếu không phải về quân sự, thì ít nhất cũng là một cuộc giành ảnh hưởng. Một logic tương tự sẽ có thể áp dụng cho tất cả Đông Nam Á hay không?

Có thể. Tuy nhiên, các nước trong khu vực không phải là những trang giấy trắng để các cường quốc có thể tự do viết lên đó. Thái độ và hành động của các nước trong vùng là điều quan trọng. Hãy nhìn lại Myanmar một lần nữa.

Hầu hết, ngưới ta tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo của Myanmar không thoải mái. Tuy nhiên, các nỗ lực để đưa những sức mạnh khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi có nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ít người để ý thấy rằng Bắc Kinh đã ký kết một thỏa ước chiến lược trước khi Bà Hilary đến Yangon.

Xếp đặt của địa lý đòi hỏi các quốc gia trong vùng ĐNÁ không thể tránh được sự tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và đang phát triển. Vì vậy, thay vì gọi là chuyển sang phương Tây, những gì đang xảy ra có thể được mô tả là một sự thay đổi cân bằng. Những cân nhắc tương tự hẳn phải có trong suy nghĩ của giới lãnh đạo các nước khác ở Đông Nam Á.

Indonesia là lớn hơn và ở xa hơn, nhưng xuất khẩu lớn về năng lượng và các nguồn lực khác được bán cho thị trường Trung Quốc.Sự tăng trưởng đang đẩy nền kinh tế của Indonesia. Tổng thống Barack Obama xuất hiện, tận dụng những quan hệ cá nhân từ những năm đầu sống ở Jakarta và xác nhận tầm quan trọng của Indonesia.

Một mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được khai trương vào tháng Mười Một năm 2010, và một năm sau đó, chương trình Thách thức Thiên niên kỷ trị gía 600 triệu đô la Mỹ ($ 754,000,000) đã được thêm vào để giúp xóa đói giảm nghèo. Quan hệ Indonesia-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự-hai bên đã đi chậm hơn. Indonesia đã khéo léo trong quản lý quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tính cân bằng tiếp tục.

Các chính sách ở Việt Nam dường như ít cân bằng hơn. Trong khi một số vấn đề vẫn còn kẹt lại từ cuộc chiến, hợp tác về mặt an ninh với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, hai nước tổ chức cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên. Tàu quân sự Mỹ vào cảng Việt Nam cũng như nhiều cuộc tập trận hải quân đã được tổ chức - nói là để tập trung vào bảo trì và hải hành.

Hơn nữa những việc này xảy ra sau khi mối quan tâm lên cao về xung đột gây chết người với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Hà Nội dường như có ý định đưa Mỹ vào để chống lại tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc. Trên mặt trận kinh tế, Washington đã đáp lại bằng cách đưa Việt Nam trở thành quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu cho hội nhập ngày càng sâu rộng.

Ngược lại, quan hệ Trung-Việt vẫn chưa được giải quyết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thường bị dân chúng tụ tập biểu tình - mà nhiều người tin rằng phải có được cho phép hoặc ngay cả có sự sắp xếp của chính quyền Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để thăm dò dầu tại các khu vực đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Những ví dụ này cho thấy các nước ASEAN rõ ràng không thụ động trong quan hệ với Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu hành động của Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì hòa bình trong khu vực hoặc trở thành khiêu khích. Người ta đang chờ xem mỗi quốc gia sẽ đi theo con đường riêng hoặc nếu ASEAN có thể tìm thấy sự liên kết và cân bằng.

Các quốc gia trong khu vực ĐNÁ đa dạng và không có một chính sách an ninh hoặc đối ngoại chung, không giống như Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, ASEAN đã liên kết với nhau trước đây để đối phó với những cuộc xung đột, như cuộc chiếm đóng Cam-pu-chia và chiến tranh Việt Nam. Bây giờ cũng có thể là thời điểm cho các thành viên ASEAN phối hợp các chính sách của họ đối với Mỹ liên quan đến Trung Quốc.

Sự trở lại của Mỹ ở châu Á không nhất thiết dẫn đến xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay và trong tương lai. Tình hình khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều, không chỉ vào những gì hai gã khổng lồ sẽ làm, mà còn tuỳ vào những nước khác ở châu Á phản ứng ra sao.

ASEAN có thể đồng ý, ít nhất, để tránh những hành động khiêu khích. Thái độ cân bằng có thể dùng được và tránh để bị hiểu rằng đang đứng về phía này hay phía kia có thể được áp dụng.

Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng là chìa khóa để giữ sự thống nhất của các nước ASEAN thống nhất khi tranh chấp Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Nếu các nước ASEAN chọn một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn và cân bằng, họ có thể gìn giữ hy vọng để tiếp tục có hòa bình.


Simon Tay là Chủ tịch của Viện Quốc tế Vụ Singapore và dạy Luật Quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật.


© DCVOnline




Nguồn: US 'return' to Asia poses challenge for Asean, Today Online, by Simon Tay, Mar 19, 2012.

0 comments:

Powered By Blogger