Say "NO" to "Made in China"
Say "NO" to "Made in China"
Say "NO" to "Made in China"
Say "NO" to "Made in China"
Say "NO" to "Made in China"
Giới thiệu sách:
Poorly Made in China,
by Paul Midler
Tác Giả : Diên Vỹ chuyển ngữ
Mùa hè sắp hết, tôi đang tìm một cuốn sách hay về Trung Quốc để đọc và gặp được cuốn Poorly Made in China (Sản xuất tồi tại Trung Quốc) của Paul Midler.
Midler đã trải qua gần hai thập niên sống và làm việc tại Trung Quốc, trong thập niên sau ông giúp những người nước ngoài vượt qua những thử thách trong việc sản xuất hàng hoá ở Trung Quốc.
Tôi không hiểu vì sao mình đã bỏ qua cuốn sách này khi nó mới vừa xuất bản, nhưng tôi vui vì nó hiện đang nằm trên bàn của mình. Đây là một trong những cuốn sách thương mại hay nhất về Trung Quốc mà tôi đọc được trong một thời gian rất dài.
Phần lớn của cuốn sách đi theo những thương vụ mà Midler đã làm việc với các thương gia người Mỹ, ví dụ như Bernie trong lĩnh vực sản phẩm tắm gội và Frank trong quản lý rác thải. Chúng không phải là những chú thích ngắn gọn mà là những trường hợp nghiên cứu công phu, được kể bởi giọng văn hấp dẫn và đôi khi hài hước của Midler.
Nhưng điều làm cho cuốn sách này không đơn giản chỉ là một cuốn sách giải trí là khả năng của Midler trong cách ông quan sát những thương gia nước ngoài mà ông cố vấn qua con mắt của những nhà sản xuất Trung Quốc. Midler không chỉ đơn giản du lịch sang Trung Quốc, đi lanh quanh một thời gian rồi viết một cuốn sách dựa trên ấn tượng của mình.
Nhưng điều làm cho cuốn sách này không đơn giản chỉ là một cuốn sách giải trí là khả năng của Midler trong cách ông quan sát những thương gia nước ngoài mà ông cố vấn qua con mắt của những nhà sản xuất Trung Quốc. Midler không chỉ đơn giản du lịch sang Trung Quốc, đi lanh quanh một thời gian rồi viết một cuốn sách dựa trên ấn tượng của mình.
Ông cho thấy một tầm hiểu biết sâu đậm về tâm lý làm ăn của người Trung Quốc, làm nổi bật lý do tại sao việc làm ăn tại Trung Quốc vừa rất hấp dẫn lại vừa rất khó khăn. Trong nhiều trường hợp, ông cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc khởi đầu với mức độ phục vụ cũng như sản xuất thành phẩm tuyệt vời, để rồi sau đó lại hạ cấp chất lượng và tăng giá một khi đối tác nước ngoài đã đầu tư quá nhiều để rút lui cũng như đã chuyển giao những công nghệ quan trọng - ông gọi đây là "sự nhạt phai chất lượng."
Nếu hoặc khi các công ty nước ngoài phát hiện ra những nhà sản xuất Trung Quốc của họ đã làm rẻ đi chất lượng sản phẩm (đôi khi với hệ quả chết người như vụ sữa melamine tai tiếng vài năm trước), nhà sản xuất Trung Quốc chỉ đơn giản bán lại sản phẩm ấy cho những nước có nền kinh tế đang phát triển, nơi tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thường ít khắt khe hơn.
Điểm lớn hơn mà Midler muốn nói ở đây là chúng ta thật ngây thơ khi nghĩ rằng Hoa Kỳ là thị trường quan trọng nhất của Trung Quốc - Các nhà sản xuất Trung Quốc có một số thị trường cho những loại và cấp độ chất lượng hàng hoá khác nhau. Họ có thể xoay trở để tiếp tục làm ăn theo kiểu của mình.
Midler cũng cho thấy rằng việc miễn cưỡng lên tiếng của công nhân Trung Quốc khi họ phát hiện những sai phạm là một vấn đề văn hoá sâu đậm: những người lên tiếng chống tiêu cực không phải là anh hùng mà là "thành phần phá hoại" đang "tìm tư lợi cá nhân." Trong rất nhiều trường hợp, Midler minh hoạ rằng người Mỹ hoàn toàn bị các đối tác Trung Quốc bịt mắt khi làm ăn - mặc dù sau này một số trong họ tìm cách trả đũa lại một cách tương xứng.
Chắc chắn là tôi không thể tự nhận công khám phá ra cuốn sách này: nó đã được tặng danh hiệu "Say hay nhất năm 2009" bở tờ Economist. Nhưng tôi có thể chạy theo số đông và đồng ý rằng đây là cuốn sách "cần phải đọc" cho những ai quan tâm đến thế giới của Trung Quốc và là cuốn sách "nên đọc" cho những người khác.
"Made in China" means "Scrap"
Nguồn: Elizabeth C. Economy, Council on Foreign Relations
Vì sao thế giới coi "Made in China" là
nhãn hiệu của sự khinh bỉ?
Chỉ đến khi công chúng đồn nhau về sự ghê tởm của "Made in China" - như là nhãn hiệu của sự yếu kém, hỏng hóc thì người ta mới bắt đầu hiểu ra rằng ở đâu đó đang có một vấn đề nghiêm trọng - một vũng bùn ghê tởm đã khiến họ ngã vào - vũng bùn "Made in China".
Người đời vẫn nói "một lần ngã là một lần bớt dại", vậy thì nhận diện cái vũng bùn ấy thế nào? Tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc lại có hành động quá xấu xa như vậy? Có phải là các nhà nhập khẩu Phương Tây không hay biết gì về hiện trạng "Made in China" không?
Chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu sự việc từ mối quan hệ giữa các nhà cung cấp Trung Quốc và các nhà nhập khẩu Phương Tây. Các nhà sản xuất của Trung Quốc là cứ "tiền trao cháo mới múc" - họ nhận tiền trước để sản xuất những mặt hàng mà các công ty nước ngoài yêu cầu. Đây chính là điểm mấu chốt để các nhà sản xuất của Trung Quốc có cơ hội “cắt xén”.
Chỉ sau khi các lô hàng "Made in China" được đưa đến nơi thì các công ty Phương Tây mới vỡ lẽ là hàng hóa có chất lượng kém. Việc kiện các nhà máy của Trung Quốc ra tòa là không đơn giản, vì các đối tác Phương Tây sẽ vấp phải một hệ thống pháp luật Trung Hoa phức tạp một cách có tính toán.
Sự thực, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì mà họ cho là cần để bắt mối kinh doanh; nhưng ngay sau khi nhận được tiền, mối quan hệ này liên tục xuống dốc, từng tí, từng tí một. Đi cùng với sự coi thường bạn hàng là chất lượng sản phẩm sẽ giảm dần, giảm dần và mất hẳn theo thời gian một cách lặng lẽ.
Các nhà sản xuất Trung Quốc thừa biết rằng từng chi tiết cũng như tổng thể cả sản phẩm của "Made in China" chỉ có thể sản xuất tại Trung Quốc, và như vậy - một khi các đối tác Phương Tây đã đặt hàng - thì sẽ không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục đặt hàng. Các nhà sản xuất Trung Quốc cứ việc thoải mái mà gặm nhấm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hậu quả là sản phẩm bị lỗi, bị hỏng hóc, không đạt chất lượng. Và cuối cùng "đã chót thì chét" các công ty Phương Tây tại Trung Quốc đành phải chịu đòn.
Bản chất đầu tiên của sự việc "Made in China" là bắt nguồn từ văn hóa của dân tộc Trung Hoa ngàn đời nay. Người Trung Hoa tin rằng họ sẽ không bị trừng phạt nếu họ lừa người khác. Họ tự ý thay đổi thông số kỹ thuật sản phẩm mà không cần hỏi ý kiến đối tác - bởi họ cho rằng "thà xin lỗi còn hơn xin phép". Người Trung Hoa xem việc giảm chất lượng sản phẩm như là một yếu tố quyết định để thu lợi nhuận lớn hơn, chính vì vậy họ thường "lèm nhèm tối đa" khi thảo luận về vấn đề chất luợng.
Bản chất tiếp theo của vấn đề "Made in China" là ở thể chế chính trị. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo ra một vương quốc cho các loại mèo - "mèo trắng, mèo đen, miễn bắt được chuột". Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ “thưởng” cho nhà sản xuất nếu họ mang ngoại tệ về cho đất nước. Có đôla mang về sẽ chỉ có vị gọt của củ "Cà Rốt" mà không bao giờ có vị đòn roi - cho dù các công ty Trung Quốc có tiến hành công việc kinh doanh của họ một cách phi đạo đức đến mức nào.
Người đời tâm niệm "gieo gió có ngày gặp bão", quả báo đã xảy ra ngay tại xứ mèo - hàng trăm ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh vì sữa melamine "Made in China". Đúng là "chó dữ cắn chủ", và cho dù chính phủ Trung Quốc có ra tay trừng trị hàng chục doanh nghiệp melamine, nhưng điều này xem ra chưa đủ hiệu lực với đàn chó dữ của họ.
Phải chăng xã hội Trung Quốc đã đến thời điểm mà các biện pháp cực đoan "Thiên An Môn" vẫn không thể ngăn cản được các doanh nghiệp của họ phạn tội ác? Phải chăng đã đến lúc các doanh nghiệp trên thế giới "không nên ngã để học khôn, mà nên học khôn trên cái ngu của kẻ khác?"
Paul Midler là tác giả của cuốn "Poorly Made in China", một trong số 10 quyển sách về kinh tế bán chạy nhất trong năm 2009
By Paul Midler (Trần Nguyễn Hữu Tuấn dịch)
0 comments:
Post a Comment