Bổ gì thực phẩm của Tàu
Việt Nam cũng vậy ... ăn vào hại thân
Bán buôn có lợi chúng cần
Mặc ai đau, chết là phần rủi ro ???
Mỗi khi đi chợ nhớ cho
Tẩy chay Tàu, Việt (*) bớt lo, yên lòng !
(*) : All food "Made in Vietnam" or "Made in China"
ĐỪNG ĂN SỦI CẢO CỦA TRUNG CỘNG
STOP EATING CHINA BUFFET, It was imported 100% ready made from CHINA.
Chúng ta chấp nhận nguy hiểm để tìm tự do, không phải để ĂN, BỆNH, rồi CHẾT! Chết vì... ăn, nhất là ăn thức ăn TC là một cái chết lảng xẹt!!!
Đừng mua thức ăn made in China
Dĩ nhiên suỉ cảo thì Made in Paris Chinatown (mà TV đả từng làm 1 phóng sự rất .."ẹ"
Nhưng còn thiếu gì đồ ăn hay đồ gia dụng nhập cảng từ tầu (nấm đông cô, bóng cá...)
Bye bye "diem sam" ! Từ nay đi chợ Mỹ cho chắc ăn, và không rớ tới món gì của Việt-cộng và Tàu-cộng!
Bye bye "diem sam" Donot buy, eat anything from Vietcong , TrungCong... dangerous, un-safe food making ....
Càng ngày người ta càng khám phá thực phẩm TC có chứa độc tố hại sức khỏe. Cá nhân gian thương hay chủ trương của nhà nước TC??? Tôi nghĩ rằng đây là một chủ trương của đảng CS Tàu.
Bánh sủi cảo Trung Cộng, một thí dụ khác về đạo đức nghề nghiệp kiểu “xã hội chủ nghĩa”.
Chiến tranh ngày nay có tính cách toàn diện, không chỉ về mặt quân sự, kinh tế mà còn về mặt xã hội. Một đất nước gồm những công dân bịnh tật có thể an bình được không? Dân Tàu nghĩ xa hàng trăm năm (trồng người!) nên nhắm mục tiêu xa: tạo cho xã hội tư bản Tây phương những công dân bịnh hoạn để tạo một gánh nặng cho chính phủ trong thời bình, khi có chiến tranh thì không cầm súng được!
Có những thực phẩm nhà nước cấm dân trong nước ăn, nhưng khuyến khích xuất cảng. Taị sao? Câu trả lời quá rõ.
Tuyệt đối tẩy chay, không mua bất cứ hàng hóa nào của TC, ngay cả không đi ăn nhà hàng Tàu.
Nhà hàng Tàu ở Mỹ sống được là nhờ người tị nạn. Những nhà hàng này nhập cảng thực phẩm thẳng từ TC. "Diểm Sắm" đông lạnh nhập cảng từ TC, nhà hàng Tàu chỉ hâm nóng rồi bán (xem hình "sùi cảo").
Chúng ta chấp nhận nguy hiểm để tìm tự do, không phải để ĂN, BỆNH, rồi CHẾT! Chết vì... ăn, nhất là ăn thức ăn TC là một cái chết lảng xẹt!!!
Đầu tháng 2 năm 2008, người dân các nước có nhập khẩu thực phẩm đông lạnh của Trung quốc thật sự bàng hoàng khi biết được bánh sủi cảo dưới dạng đông lạnh có chứa độc tố Methamidophos. Nhiều người phải vào bệnh viện cấp cứu vì trúng độc khi ăn bánh sủi cảo của Trung quốc. Chính phủ các nước, đặc biệt là Nhật Bản (nơi nhập cảng bánh sủi cảo của Trung quốc nhiều nhất thế giới), đã yêu cầu chính quyền Trung quốc điều tra nguyên nhân. Nhưng, như thường lệ, Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ ngay, vì cho rằng hàng xuất khẩu từ Trung quốc đều có phẩm chất tốt, không chứa độc tố, và cho rằng, nếu có thì hẳn là do ai đó thêm vào sau khi được nhập khẩu vào các nước khác, rồi đổ lỗi cho Trung quốc nhằm phá hoại nền kinh tế xuất khẩu của họ. Trung Quốc cũng lớn tiếng lên án là một số thế lực và giới truyền thông Nhật muốn làm lớn chuyện này để thực hiện ý đồ chính trị đen tối.
Trước thái độ của Bắc Kinh, chính phủ các nước đã tăng cường biện pháp kiểm tra hoặc cấm nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ Trung Quốc bị tình nghi có độc tố. Về phía người tiêu thụ thì tuy chẳng có một sự vận động nào, nhưng hầu hết không ai dám mua bánh sủi cảo của Trung quốc nữa. Không chỉ bánh sủi cảo, mà hầu hết các mặt hàng thực phẩm đông lạnh “Made in China ” đều bị nhìn bằng con mắt ngờ vực.
Trước tình trạng này, chính quyền Bắc Kinh không còn cách nào khác hơn là phải hứa cho điều tra vụ việc, đồng thời tiết lộ các cơ quan kiểm phẩm của họ cũng đã phát hiện mấy trường hợp bánh sủi cảo ở thị trường nội địa có chứa độc tố Methamidophos. Nhưng từ đó đến nay, không hề nghe Bắc Kinh cho biết gì thêm về kết quả điều tra... Bỗng dưng ngày 27 tháng 3 năm 2010, Tân Hoa Xã loan tải một bản tin ngắn cho biết công an đã bắt được thủ phạm bỏ chất độc Methamidophos vào bánh sủi cảo. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh lại cấm không cho các ký giả tường thuật nội vụ theo sự điều tra riêng của giới truyền thông, mà chỉ cho phép đăng lại bản tin của Tân Hoa Xã.
Chính quyền ông Hồ Cẩm Đào biết chắc là sẽ bị người dân Trung Quốc lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng Internet, nên từ hai tuần qua nhà nước Trung cộng đã khống chế các mạng thông tin gắt gao hơn. Bộ công an Trung Quốc cũng có tổ chức họp báo để công bố một số chi tiết về thủ phạm vụ bỏ độc tố vào bánh sủi cảo. Theo công an thì thủ phạm là một người đàn ông trung niên, tên Lữ Nguyệt Đình, quê ở tỉnh Hà Bắc, trước đây làm bếp cho công ty thực phẩm đông lạnh Thiên Dương. Vì bất mãn chế độ lương bổng của công ty, Lữ Nguyệt Đình đã dùng ống chích bơm chất độc Methamidophos vào bánh sủi cảo!!! Cũng theo công an thì thủ phạm đã khai rằng, sau khi thi hành xong, họ Lữ đã vứt ống chích và một ít chất Methamidophos gói trong bao ni-lông xuống ống cống của hãng, và công an đã phát hiện và thu giữ các vật chứng này. Ngoài ra Bắc Kinh còn cho biết, ở khâu sản xuất và khâu bao bì của hãng thực phẩm Thiên Dương đều có đặt máy quay phim để kiểm soát và theo dõi rất gắt gao nhân viên làm việc và bất cứ ai ra vào ở hai khâu này, nhưng không tìm thấy, chứng tỏ không có ai bỏ độc tố Methamidophos vào bánh sủi cảo. Từ đó suy ra độc tố có trong bánh sủi cảo là do ai đó ở khâu nhận hàng ở các nước bỏ vào, và vì vậy nằm ngoài sự kiểm soát của hãng Thiên Dương cũng như không thuộc trách nhiệm của chính phủ Trung quốc.
Do vấn đề thực phẩm Trung Quốc chứa độc tố liên quan đến sức khỏe và sinh mạng người dân Nhật, nên truyền thông, báo chí ở Tokyo không những đã liên tục đưa tin, mà còn vạch ra những sự mập mờ, vô lý trong cách giải thích của công an Trung Quốc. Chẳng hạn như, thủ phạm Lữ Nguyệt Đình phục vụ ở nhà bếp, không liên hệ gì đến khâu sản xuất hay khâu bao bì bánh sủi cảo, thì không thể nào tiêm độc tố Methamidophos vào bánh xuất khẩu được. Và nếu đúng như lời giải thích nêu trên của Bắc Kinh thì một nhân viên làm bếp của hãng Thiên Dương không thể nào chích độc tố vào bánh sủi cảo được. Thế nhưng tại sao bây giờ Bắc Kinh lại bảo rằng thủ phạm là một anh làm bếp.
Những sự vô lý trong lối giải thích của Bắc Kinh cho thấy, đây chỉ là lối giải thích để cho qua chuyện. Họ vẫn quen dùng lối giải thích lấp liếm này đối với người dân của họ. Nếu có ai bất mãn, phản đối là bị trù dập ngay. Nhẹ thì bị gọi tới sở công an làm việc đôi ba ngày, nặng thì phải vào tù... Nhưng đối với dư luận các nước thì chẳng ai chấp nhận được lối giải thích lấp liếm đó. Ngoài dư luận báo chí Nhật, về phía các quan chức của sở Vệ sinh An toàn thực phẩm Nhật thì nói rằng họ không muốn “sùi bọp mép” với Bắc Kinh về vụ bánh sủi cảo nữa, và yêu cầu Bắc Kinh trưng dẫn bằng chứng cũng như kết quả điều tra, nhưng cứ bị khất lần.
Thực ra vụ bánh sủi cảo của Trung Quốc có độc tố chẳng phải là vụ đầu tiên khiến người ta nghi ngờ và đặt vấn đề về phẩm chất các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Chỉ trong vòng một vài năm gần đây, sau khi bị thế giới khám phá và nêu lên, Trung Quốc đã phải thừa nhận những sự việc đáng xấu hổ không chỉ về những mặt hàng thực phẩm của họ, mà còn trong nhiều sản phẩm và sự kiện khác. Từ sự dấu nhẹm sự bộc phát của dịch cúm gà cho đến thực phẩm cho chó mèo, hay sữa bột cho người có chất độc... Với lối làm ăn và “đạo đức nghề nghiệp xã hội chủ nghĩa”, chắc chắn những tai tiếng về phẩm chất đáng nghi ngờ của các mặt hàng Trung Quốc sẽ không dừng lại ở vụ bánh sủi cảo. Đối với thế giới thì những hậu quả chết người do dùng hàng hoá của Trung Quốc không đáng kể, vì hầu hết các chính quyền đều ý thức được trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ sức khoẻ cho người dân; bên cạnh đó, còn có tự do báo chí, vừa để cảnh giác người dân, vừa khiến nhà nước không thể lơ là được khi phát hiện những điều bất thường. Điều đáng lo là, không chỉ các mặt hàng thực phẩm đông lạnh có độc tố của Trung Quốc bán không được, bị trả về Trung quốc, mà nhiều mặt hàng khác cũng vậy; tuy nhiên những thứ này sau đó lại được tống sang Việt Nam bằng nhiều ngõ, mà chính quyền Hà Nội không dám ngăn cản, vì sợ mất lòng đàn anh phương bắc.
Nguồn từ Paris store
0 comments:
Post a Comment