Nguyễn Quốc Đống
Tháng 12, 2009
.
Cuộc chiến xâm lược miền Nam Việt Nam do Cộng Sản Việt Nam (CSVN) khởi đầu vào năm 1956 đã chấm dứt vào ngày 30 tháng 4, 1975. Toàn thể đất nước Việt Nam rơi vào tay Bắc quân CS và 1 chế độ toàn trị được thành lập. Vào những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, khoảng vài chục ngàn người đã kịp di tản khỏi Việt Nam và thoát được sự trả thù tàn bạo của nhóm người tựï mang danh “giải phóng”. Những năm sau đó vì không sống nổi trong chế độ CS độc tài hà khắc, cả trăm ngàn người đã bỏ nước ra đi vượt biên giới vào rừng sâu ở Cam Bốt hay vượt biển bằng những con thuyền mong manh, bé nhỏ. Thân nhân của lớp người di tản hay vượt biên, vượt biển này lần lượt được bảo lãnh để ra đi trong chương trình gọi là Ra Đi Trong Trật Tự (Orderly Departure Program). Các cựu tù nhân chính trị từng bị giam giữ trong các trại tù CS được nhận định cư vào Mỹ theo chương trình HO. Tất cả những người này tạo thành 1 lớp người Việt tại hải ngoại hiện nay khoảng hơn 3 triệu người, đông nhất là tại Hoa Kỳ, khoảng hơn 1 triệu người.. 30 năm sau, chính CS cũng không ngờ là những người mà lúc đầu chúng khinh bỉ gọi là “đám người phản quốc, bám theo chân đế quốc để hưởng bơ thừa, sữa cặn, đám cặn bã của xã hội miền Nam” hay những thành phần “ngụy quân, ngụy quyền phản động” mà chúng chỉ muốn tống ra khỏi đất nước để tránh hậu hoạn, ngày nay lại trở thành quan trọng đối với sự sống còn của chúng như vậy..
.
Những người Việt rời bỏ VN ra đi tỵ nạn Cộng Sản dù dưới hình thức nào và dù ở vào thời điểm nào cũng có chung 1 mẫu số: họ yêu chuộng nếp sống tự do, dân chủ ở miền Nam và không thể nào chấp nhận sống chung với CS là những kẻ vô thần, chỉ biết tôn thờ chủ nghĩa Mác- Lênin mà không hề nghĩ đến việc bảo tồn văn hóa cổ truyền của dân tộc, những kẻ quyết tâm xây dựng 1 chính quyền chuyên chế, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho cán bộ đảng viên cầm quyền trong khi bóc lột người dân đen đến tận xương tủy. Bỏ lại mọi tài sản tại quê hương, những người Việt tỵ nạn CS phải lầm than làm lại từ đầu. Họ phải học 1 ngôn ngữ mới, tập sống và làm việc trong những môi trường mới, tiết kiệm từng đồng để lo cho đời sống, dạy dỗ và hướng dẫn con em để chúng cũng thích nghi được với đời sống mới. Biết bao là mồ hôi và nước mắt đổ ra, họ và gia đình mới có được 1 cuộc sống tạm ổn định tại những vùng đất xa lạ ở Mỹ châu, Âu châu, Úc châu…Dần dần, họ có tiền dư dả, lập các cơ sở thương mại để phát triển kinh tế gia đình và của cộng đồng, con em họ học hành thành đạt đủ sức tìm được 1 chỗ đứng trong dòng chính của cộng đồng người bản xứ. Đây cũng là lúc họ nghĩ tới việc giúp đỡ các thân nhân và đồng hương khốn khó tại quê nhà. Họ cũng hào phóng đóng góp cho các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng với mục đích là có nơi sinh hoạt cùng với các chiến hữu, các đồng hương để an ủi nhau, hỗ trợ nhau mà vượt qua các khó khăn của “đời tỵ nạn”. Cuộc sống của người Việt hải ngoại trở thành đa dạng và phong phú hẳn lên. Sự trưởng thành của các thế hệ 1 rưỡi và thế hệ thứ 2; sự tham gia của giới trẻ vào mọi hoạt động của xã hội kể cả chính trường đã khiến tiếng nói của người Việt tỵ nạn CS tai hải ngoại ngày càng trở nên quan trọng. Chính quyền điạ phương và cả liên bang đã phải chú ý đến nhu cầu đặc biệt của nhóm dân Việt này.
.
CSVN cũng ý thức được sự thay đổi quan trọng này. Trước tiên, chúng thay đổi cách dùng từ. Chúng thôi không gọi những người Việt bỏ nước ra đi là “những kẻ phản quốc, chạy theo chân đế quốc” nữa. Chúng thân ái gọi họ là “khúc ruột xa ngàn dặm”, là “Việt Kiều yêu nước’. Thực ra họ đâu còn là công dân Việt Nam sống ở nước ngoài mà có thể gọi họ là “Việt kiều”! Phần đông, sau nhiều năm sống và làm việc tại xứ người, họ đã được nhập tịch quốc gia sở tại và trở thành người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt, người Úc gốc Việt…Sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN vào năm 1995 , một số người Việt đã trở lại quê hương tìm gặp lại thân nhân, bạn bè…CSVN cũng muối mặt thành lập các ủy ban tiếp đón “Việt kiều” hồi hương, nịnh bợ họ ra mặt để hy vọng họ sẽ tiếp tục quay lại VN, đem tiền về chi tiêu để giúp cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sắp suy sụp của chúng. CSVN đã ý thức được mối quan hệ mới giữa chúng và số người Việt lưu vong này. Chúng nhìn thấy cơ hội sinh tồn của chúng nơi chính những người bị chúng đầy đọa và ruồng bỏ 30 năm về trước.
.
Việc người Việt nước ngoài gửi tiền về nước bắt đầu vào khoảng thập niên 90, thoạt tiên không gây nhiều hậu quả tai hại cho cộng đồng vì thường chỉ là những số tiền nhỏ bé để giúp đỡ thân nhân. Nhưng những năm gần đây kể từ năm 2000 trở đi, số tiền hàng năm họ gửi về đã trở thành những số tiền rất lớn (8 tỉ đô la vào năm 2008). Họ không chỉ gửi về giúp thân nhân mà còn gửi về để buôn bán đầu tư kiếm lời. Và thế là họ đã trở thành đối tượng cho một cuộc chiến mới: Cộng Sản tìm mọi cách tuyên truyền để đồng bào tỵ nạn CS, nạn nhân của chúng ngày xưa quên đi quá khứ đồng ý hòa hợp, hòa giải với chúng để “xây dựng đất nước, giúp đỡ nhân dân”. Một số trí thức trẻ nghe theo lời ngon ngọt dụ dỗ của CS đã về nước giúp chúng trong các dự án y tế, giáo dục hay phát triển kinh tế… Một số các thương gia từng khởi nghiệp và sống còn nhờ vào sự hỗ trợ và đồng tiền của người Việt tỵ nạn nay đã trở mặt và thản nhiên cộng tác, làm ăn với CS. Nhận thấy cả tài lực và nhân lực của mình có nguy cơ mất vào tay CS, các tổ chức cộng đồng không ngừng bị phân hóa vì sự phá hoại của CS, khối người Việt tỵ nạn CS đã phải đoàn kết lại để chống lại sự xâm nhập của CS, bảo vệ thành trì cuối cùng của mình trên vùng đất tự do tại hải ngoại. Cả 2 bên Cộng Sản và người Việt tỵ nạn CS đã tham gia vào 1 cuộc chiến lâu dài. Trận chiến không diễn ra trên trận địa mà diễn ra trong mọi lãnh vực: văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, tôn giáo… Vũ khí không còn phải là súng đạn mà là tuyên truyền, vận động, các bài viết trên báo chí, sách vở, các buổi sinh hoạt cộng đồng, các buổi triển lãm, các cuộc biểu tình… Chưa bao giờ người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại lại dấn thân vào việc chống sự xâm nhập của CS tích cực như vậy. Đây là mảnh đất sống cuối cùng của họ.
.
CSVN cho thấy chúng quyết tâm trong việc “nắm trọn” khối người Việt hải ngoại này. Ngay từ năm 1975, chúng đã cài người vào dòng người Việt đầu tiên di tản khỏi Việt Nam. Chúng theo dõi, quan sát chứ chưa có hành động phá hoại cụ thể. Rồi khi thấy đa số người Việt tỵ nạn CS đều giữ vững ý chí chống cộng và ngày càng nhiều người ủng hộ cho các phong trào tranh đấu cho dân chủ tại quê nhà, chúng thấy cần phải lập ra kế hoạch quy mô để kiểm soát khối người Việt này. Nhiều nghị quyết đã ra đời để phục vụ cho mục tiêu nói trên. Tuy nhiên kế hoạch quan trọng nhất của chúng được vạch ra trong Nghị Quyết 36, ban hành vào tháng 3, 2004, công khai phổ biến các chính sách của CS đối với người Việt ở nước ngoài (thành phần chính là người Việt bỏ nước ra đi tỵ nạn CS trong nhiều đợt khác nhau).
.
Đọc kỹ tài liệu quan trọng này, chúng ta thấy CSVN đặt trọng tâm vào việc phá hoại các tổ chức của người Việt hải ngoại, làm suy yếu tiềm năng chống cộng của chúng ta, gây phân hóa trong các tổ chức đoàn thể để chúng ta khó thể tập hợp sức mạnh thành một khối hầu tự bảo vệ và chống sự xâm nhập của kẻ thù. Các lãnh vực hoạt động phá hoại bao trùm nhiều lãnh vực: chính trị, văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thanh truyền hình, tôn giáo, giáo dục…Để yểm trợ cho các hoạt động này, CSVN đã lập ra 1 quỹ phục vụ cho NQ. 36 lên đến cả nhiều triệu USD. Quỹ này mang mỹ từ là “Quỹ hỗ trợ cộng đồng” nhưng thực chất là tiền bạc để yểm trợ cho các tay sai CS nhằm phá hoại sự đoàn kết của cộng đồng và nhằm tiêu hao sức mạnh của cộng đồng. Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ tịch Quốc hội CS (đặc trách ngoại giao) trong 1 lần đến thăm Hoa Kỳ, đã tuyên bố “sẽ dùng tiền bạc và thế lực để đè bẹp sức mạnh chống cộng của người Việt tỵ nạn CS đang định cư tại Mỹ và các nước tự do khác, sẽ từng bước xâm nhập và vô hiệu hóa báo chí , truyền thanh, truyền hình của người Việt hải ngoại để các phương tiện truyền thông này sẽ trở thành công cụ tuyên truyền cho chúng.”
.
Điểm lại các sự kiện xảy ra tại hải ngoại nhất là ở những nơi có đông người Việt Tỵ nạn CS cư ngụ, chúng ta thấy không ít các biến cố đã gây xáo trộn cho nếp sống yên bình của chúng ta.
.
1- Năm 2006, báo Xuân Bính Tuất của báo Người Việt tại Nam California đã cho đăng 1 bài thơ của thầy bói Nhân Quang ca tụng 8 nhân vật chóp bu của CSVN.
.
2- Năm 2007, tuần báo Việt Weekly tại Nam California cho đăng những bài báo ca tụng Hồ Chí Minh và các bài nhục mạ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
.
3- Năm 2008, giai phẩm Xuân Mậu Tý của báo Người Việt lại cho đăng hình cờ VNCH nền vàng ba sọc đỏ trong chậu rửa chân của giới làm nails.
.
4- Đầu năm 2009, tổ chức VAALA (Hội Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt) cho tổ chức 1 cuộc triển lãm mang tên Art Speaks (Nghệ Thuật lên tiếng) trong đó có trưng hình 1 cô gái mặc áo thung hình cờ VC (nền đỏ sao vàng) đứng cạnh tượng của Hồ Chí Minh. Khách triển lãm còn thấy 1 bức hình vẽ cờ VNCH (nền vàng với 3 sọc đỏ là 3 sợi kẽm gai).
.
5- Năm 2007, một nghị viên trẻ tuổi người Việt được đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố San Jose, bắc California nhờ vào số phiếu của đồng hương Việt tỵ nạn CS nhưng bà này lại không ủng hộ cộng đồng Việt tỵ nạn CS khi họ muốn dùng tên Little Saigon để đặt cho 1 khu thương mại của người Việt. Bà quyết chống tên Little Saigon vì theo bà nó mang ý nghĩa “chống cộng”. Vậy bà nghị viên này sợ mất lòng ai?
.
6- Ngày 15 và 16 tháng 11, 2009 vừa qua, một cuộc triển lãm mang tên Meet Vietnam được tổ chức tại City Hall của thành phố San Francisco. CSVN muốn lợi dụng cuộc triển lãm này để tuyên truyền cho “cuộc đổi mới của xã hội Việt Nam” và từ đó kêu gọi giới tư bản Mỹ cũng như Việt mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào thị trường VN, kêu gọi các nhà giáo dục và doanh nhân Mỹ, Việt; các trí thức Mỹ, Việt hãy giúp đỡ VN phát triển đất nước. Phó thủ tướng VC Trương Vĩnh Trọng cầm đầu phái đoàn VC để tổ chức cuộc triển lãm này. Để tuyên truyền và hỗ trợ cho cuộc triển lãm quy mô này, VC đã cho tổ chức 3 buổi Đại Nhạc Hội có sự tham gia của rất nhiều văn công VC và một số ca sĩ Việt hải ngoại (ngày 13 tháng 11 tại Sacramento, ngày 14 tháng 11 tại San Jose và ngày 28 tháng 11 tại Dallas, Texas). Đặc biệt trong buổi trình diễn tại Dallas có tới 7 văn công VC trong Đoàn Duyên Dáng VN. Văn công chính của các buổi trình diễn “phục vụ đồng bào hải ngoại” này là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, đã từng được CS bầu làm đại biểu trong tổ chức Liên Hiệp Thanh Niên của Việt Cộng. Tên này đã được nhiều bầu “Show” hải ngoại tổ chức cho hát hò tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ trong nhiều năm qua.
.
7- Ngày 21, 22 và 23 tháng 11, 2009 tại Hà nội đã diễn ra cái gọi là “Hội Nghị Người Việt ở nước ngoài lần thứ nhất” quy tụ 900 “đại biểu” của người Việt từ nước ngoài. Hội Nghị này do Nguyễn Minh Triết chủ toạ đã đặt ra 4 trọng điểm như sau:
.
Thứ nhất: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
.Thứ hai: Xây dựng cộng đồng người Việt ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh thành đạt và hướng về đất nước
.
Thứ ba: Kêu gọi chuyên gia trí thức kiều bào góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
.
Thứ tư: Kêu gọi doanh nhân kiều bào đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng xứ sở.
Tất cả những sự kiện trên không phải ngẫu nhiên mà xảy ra. Tất cả đều đã làm xáo trộn và tổn hại cho cộng đồng đồng thời không nhiều thì ít cũng làm lợi cho sự tuyên truyền của Cộng Sản. Để đối phó với âm mưu thâm độc nói trên, người Việt tỵ nạn CS chúng ta đã làm được những gì trong nhiều năm qua?
.
1. Giữ vững căn cước tỵ nạn chính trị bằng cách vận động các giới chức lập pháp tại địa phương thông qua các nghị quyết “công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH”. Chúng ta khẳng định với VC “chúng ta là người Việt tỵ nạn Cộng Sản chứ không phải là con dân của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Do đó chính phủ của cái nước này không có quyền hành gì đối với chúng ta và chúng ta cũng không có nghĩa vụ gì phải thi hành đối với chúng cả.
.
2- Giữ vững phòng tuyến chống cộng bằng cách bỏ qua các tỵ hiềm giữa cá nhân hay đoàn thể, kêu gọi đoàn kết các phần tử quốc gia cùng chung lý tưởng yêu chuộng tự do, dân chủ.
.
3- Ủng hộ các tổ chức đoàn thể quốc gia chống cộng chân chính
.
4- Phổ biến các bài viết thể hiện lập trường quốc gia rõ rệt, phân biệt rõ lằn ranh quốc-cộng trên các diễn đàn (báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình…). Nghiêm khắc phê bình các báo hoặc cơ quan truyền thông có lập trường chống lại người Việt tỵ nạn CS và làm lợi cho CS.
.
5- Tẩy chay các tờ báo có lập trường thân cộng, không đọc, không quảng cáo, không gửi bài, không đăng rao vặt, chia vui, chia buồn trên các tờ báo sống bằng tiền của người tỵ nạn mà lại ăn tiền của CS và làm tay sai cho CS.
.
6- Biểu tình chống các cuộc thăm viếng của viên chức CS cao cấp tại hải ngoại. Trong quá khứ Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… đã nhiều lần phải giấu diếm lộ trình và phải nhục nhã đi vào các tòa nhà bằng cửa hậu trong tiếng la phản đối của đồng bào tỵ nạn CS. Chắc chắn chúng không dám nhận những đồng bào đang phẫn nộ chửi rủa chúng là “kiều bào” hay “Việt kiều” nữa rồi.
.
7- Biểu tình chống các tờ báo hay các tổ chức ca tụng biểu tượng của CS hay làm nhục biểu tượng của đồng bào tỵ nạn CS.
.
8- Lên tiếng chống các tổ chức tôn giáo hay các nhà tu hành không còn giữ lập trường của người Việt tỵ nạn CS, các tổ chức làm từ thiện giúp CS.
.
9- Biểu tình chống các buổi trình diễn của văn công VC hay của các ca sĩ hải ngoại vì tham tiền đã quên căn cước tỵ nạn CS của mình nên rất nhiều lần về Việt Nam cộng tác với CS và nói xấu người Việt hải ngoại. Chẳng ai còn chút cảm tình với những con tắc kè đổi màu và những kẻ phản bội đáng khinh bỉ này..
.
Phải nói là chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc và thì giờ trong cuộc chiến “trường kỳ” này vì kẻ thù của chúng ta quá đông, quá giàu và quá nhiều quyền lực. Và trên hết là chúng quá gian manh và nhiều thủ đoạn. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà chúng đã vô hiệu hóa được hoạt động của các đoàn thể chống cộng trong cộng đồng. Nhìn vào những sự việc xảy ra tại nơi có đông người Việt tỵ nạn chúng ta thấy được những kết quả nào?
.
1. Tuầân báo Việt Weekly được điều hành bởi một số người trẻ, trước kia có số độc giả rất đông. Sau khi có thái độ khiêu khích đối với cộng đồng, Ban Biên Tập đã phải rất vất vả trong việc phát hành báo. Số báo in ra chỉ còn bằng 1/5 và số quảng cáo nay chỉ còn 3/10 trước kia. Tờ báo cũng phải thay đổi thái độ, cố tỏ ra “vô tư “ hơn ngày trước!
.
2- Nhật báo Người Việt tại Nam California bị liên tục biểu tình phản đối trong 1 năm vì đã cho đăng hình cờ VNCH trong chậu rửa chân. Để chứng tỏ mình cũng “coi trọng” người Việt tỵ nạn CS, Ban Giám Đốc báo này đã cho treo 1 lá cờ VNCH lớn ngay tại Phòng Hội của tờ báo. Nhận thấy việc làm này chưa đủ mạnh, sau đó họ còn cho dựng 1 cột cờ thật cao để treo cờ VNCH ngay trước cửa tòa soạn. Hiện nay báo Người Việt còn cho quảng cáo trên đài SBTN tự nhận mình là “tờ báo luôn hỗ trợ cộng đồng và các hội đoàn quân đội tại Nam California”(?)
.
3- Nghị viên Madison Nguyễn trở thành nghị viên gốc Việt đầu tiên tại thành phố San Jose lớn vào hạng thứ 10 tại Mỹ nhưng lại phản bội cộng đồng, đã phải chống đỡ vất vả với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 3, 2009 vừa qua. Tuy bà này thoát được cuộc truất phế của cử tri khu vực 7 tại San Jose nhưng đã làm mất sự tín nhiệm của cử tri và bà ta sẽ chẳng còn cơ may tái đắc cử vào năm 2010 nữa.
.
4- Cuộc triển lãm “Meet Vietnam” đã là một thất bại lớn vì VC chẳng thu được bao nhiêu kết quả so với công sức chúng đã bỏ ra. Những ai muốn dự triển lãm đều phải có giấy mời của Ban Tổ Chức. Có 1 cuộc triển lãm bình thường nào lại đặt hàng rào an ninh kỹ càng như thế? VC đã phải chịu nhiều nhục nhã vì sự chống đối của đông đảo đồng hương khắp nơi qua 2 ngày biểu tình tại San Francisco. Cứ nhìn những tên cán bộ VC trong Ban Tổ Chức Triển Lãm và khách mời của chúng lầm lũi cố đi thật nhanh giữa tiếng reo hò phản đối và đả đảo của đồng hương, chân phải bước tới 2 bậc thang 1 lúc trước cửa tòa thị chính, chúng ta cũng cảm nhận được nỗi nhục nhã ê chề của chúng tại nơi chốn những người Việt đồng hương của chúng cư ngụ. Họ không tha thứ cho chúng dù 35 năm đã trôi qua. Những hình ảnh nhục nhã này của lũ “buôn dân, bán nước” còn được trưng bày trên báo chí địa phương chứng tỏ đâu phải lúc nào kẻ mạnh, kẻ giàu cũng thắng đâu!
.
5- “Hội Nghị Người Việt ở nước ngoài” tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào 3 ngày 21, 22 và 23 tháng 11, 2009 vừa qua cũng là 1 thất bại. VC đã bỏ ra nhiều triệu mỹ kim để tổ chức hội nghị này, mục đích là muốn lôi kéo người Việt ở nước ngoài đem tiền của và tài năng về “giúp dân, giúp nước”. Chúng muốn sự hợp tác của các trí thức trẻ, của các doanh nhân Việt, một mặt để trục lợi, mặt khác để cho mọi người thấy chúng được người Việt ở nước ngoài chấp nhận, không tẩy chay, chống đối. Nhưng nhìn vào thành phần tham dự chúng ta vẫn chỉ thấy những khuôn mặt cũ đã nhiều năm cộng tác với VC. Những người này chỉ về với tư cách cá nhân. Có đoàn thể nào tín nhiệm bầu họ làm đại diện để nói lên tiếng nói chung đâu mà họ có thể dám vỗ ngực xưng danh là “đại biểu”. Chẳng những không công nhận tư cách đại biểu của những người Việt này, đồng hương Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại còn không tiếc lời phỉ nhổ đối với những kẻ ngày xưa thoải mái hưởng bổng lộc của quốc gia VNCH, ngày xưa phải trốn chui, trốn nhủi vì sợ CS bắt mà ngày nay lại vô liêm sỉ nịnh bợ CSVN chỉ vì một chút danh hão và một chút lợi mọn.. Đồng hương cứ đọc những lời phát biểu của độc giả đối với bài viết “ Việt Nam, 1 chốn bình an” do Nguyễn Hữu Liêm viết sau khi tham dự Hội Nghị nói trên thì sẽ rõ họ nghĩ sao về một con người đã “từng là công dân của VNCH,và đã phải bám theo tàu để ra đi tỵ nạn CS vào ngày 30 tháng 4, 1975”. Ông này sau khi đã thoát được cảnh đói rét tại quê nhà thời “giải phóng” , được học hành tử tế và thành danh nhờ vòng tay bao dung của đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, nay, chỉ sau có 3 ngày dự Hội Nghị mới khám phá thấy một chốn “bình an” duy nhất; đó là quê hương Việt Nam! Tuy vậy đương sự vẫn lấy chuyến bay”đi” California tiếp tục sống với vợ con mà không dám “ở lại chốn bình an” vừa tìm thấy! Đúng là luận điệu của một kẻ đạo đức giả hiệu. Tại sao chúng ta dám khẳng định Hội Nghị này là một thất bại. Vì trong số 300,000 trí thức được đào tạo tại hải ngoại, người ta chỉ thống kê được con số khiêm nhường là khoảng 200 người về làm việc tại VN mà thôi. VC còn muốn nhiều người hơn nữa. Số tiền đầu tư ở VN cũng chỉ dưới hình thức mua nhà, mua đất còn số tiền đầu tư vào sản xuất, vào các doanh nghiệp thực tế không có là bao.
.
Trong cuộc chiến trường kỳ này, người Việt tỵ nạn CS chúng ta đã đạt được một số thành quả, và CSVN vẫn chưa thể “nhuộm đỏ” được cộng đồng người Việt hải ngoại. Dù bị tấn công trên nhiều mặt trận từ chính trị đến văn hóa, xã hội, tôn giáo… chúng ta vẫn giữ vững được sự đoàn kết cần thiết, nhận diện được kẻ thù ở ngoài cũng như ở trong chính hàng ngũ của chúng ta và có biện pháp thích ứng đối với sự phá hoại của chúng. Chúng ta vẫn tiếp tục củng cố hàng ngũ, xây dựng các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng và giáo dục giới trẻ để họ sẽ kế thừa sự nghiệp tranh đấu dân chủ hóa nước nhà. Tuy vậy quãng đường trước mắt còn nhiều chông gai và đầy thử thách. Theo 1 tài liệu mà nhà báo Phạm Trần vừa nghiên cứu, CSVN bây giờ đã quyết định theo đuổi đường lối mới trong việc “kiểm soát và khống chế” khối người Việt ở hải ngoại:
.
Thứ nhất chúng sẽ tìm cách “dùng người Việt tỵ nạn để chống người Việt tỵ nạn”. Nếu dùng những người đã lộ rõ mặt chỉ là tay sai của VC chúng sẽ rất khó len lỏi vào hàng ngũ của chúng ta. Nhưng nếu dùng những người Việt tỵ nạn không có lập trường quốc gia vững chắc, thành tích chưa bị bôi bẩn vì các hoạt động ủng hộ VC, những người này sẽ dễ dàng len lỏi vào hàng ngũ của chúng ta và sự phá hoại của họ sẽ vô cùng nguy hiểm vì nhiều khi chúng ta khó phân biệt bạn, thù. Do đó, trong tương lai tại các cộng đồng nơi có đông người Việt tỵ nạn CS cư ngụ chúng ta sẽ thấy tuy 1 đoàn thể nhưng có thể sẽ có 2 tổ chức cùng song song hoạt động: 1 tổ chức chống cộng quyết liệt, còn tổ chức kia thì có lập trường mập mờ hơn, khi thì chống cộng tỏ ra có lập trường quốc gia nhưng có lúc lại có lời nói và hành động đi ngược lại đường lối của người Việt tỵ nạn CS.
.
Thứ hai: CSVN sẽ liên lạc với thân nhân của đồng bào hải ngoại còn đang sống tại VN, tìm cách nhờ họ móc nối với thân nhân tại nước ngoài để khuyến khích (?) hay có thể là đe doạ (?) để những người này phải cộng tác với chúng dưới một hình thức nào đó. Kẻ thù của chúng ta rất rành trong phương pháp vận động quần chúng cho mục tiêu của chúng nên chúng ta không thể không cảnh giác đềø phòng.
.
Sự việc vừa mới xảy ra tại thành phố Dallas, Texas không khỏi khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Biết được một buổi Đại Nhạc Hội mừng Lễ Tạ Ơn sẽ được tổ chức tại Dallas vào ngày 28 tháng 11, 2009, nhưng lại có mặt của rất nhiều văn công VC, đặc biệt là tên ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, các tổ chức cộng đồng và nhiều đoàn thể tại Dallas và Fort Worth, Texas đã ra 1 tuyên cáo lên án Đại Nhạc Hội này. Đại diện 2 tổ chức cộng đồng tại Dallas và Fort Worth là các ông Thái Hóa Tố và Nguyễn Xuân Hùng đã liên lạc với 2 tờ báo Người Việt Dallas và Bút Việt để xin đăng Bản Tuyên Cáo của cộng đồng kết án buổi trình diễn có văn công VC tham dự, đồng thời kêu gọi đồng hương biểu tình phản đối. Hai tờ báo này đều từ chối, không đăng Bản Tuyên Cáo này. Ông Cao Chánh Cương, Ủy Viên Kế Hoạch Ủy Ban Phát Huy Chính Nghĩa Quốc Gia, cũng liên lạc với 2 tờ báo trên với tư cách cá nhân, xin đăng Bản Tuyên Cáo của cộng đồng và sẽ trả tiền, nhưng Ban Phụ Trách của 2 tờ báo này vẫn quyết liệt từ chối. Ông Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tờ Người Việt Dallas, chủ tịch của Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí tại Dallas cũng chính là anh em chú bác ruộtï của ông Thái Hóa Tố, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Dallas. Điều khiến đồng bào khắp nơi phẫn nộ là chính 2 tờ báo này đã cho đăng quảng cáo rầm rộ cho buổi Đai Nhạc Hội Thanksgiving ngày 28 tháng 11, 2009. Vậy 2 tờ báo này dứt khoát quay lưng lại với đồng bào Việt tỵ nạn CS. Họ có còn đứng trên lập trường của người Việt quốc gia tỵ nạn CS hay không? Thái độ của 2 tờ báo lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại từ chối không nói lên tiếng nói và nguyện vọng của người Việt tỵ nạn CS khiến chúng ta phải suy nghĩ và phải có thái độ thích đáng đối với những cơ quan truyền thông sống trong lòng cộng đồng, sinh tồn và phát triển nhờ người Việt tỵ nạn mà lại có thái độ phản bội người Việt tỵ nạn.
.
Hiện nay, chúng ta không sống trong 1 hoàn cảnh bình thường. Những người Việt sống trong cộng đồng của chúng ta dù nói ra hay không, hẳn họ cũng phải suy nghĩ và có 1 chọn lựa, tìm một chỗ đứng trong thế phân tranh hiện nay: hoặc là cương quyết chống bè lũ CS độc tài, buôn dân, bán nước dù cuộc sống của họ sẽ phần nào bị xao động, dù quyền lợi của bản thân và gia đình sẽ có đôi chút thiệt thòi, hoặc là chấp nhận thỏa hiệp với CS để bản thân và gia đình có chút lợi, chút danh, để cuộc sống thêm phần “ý nghĩa” với những chuyến du lịch về VN ăn chơi, để tìm được chút “bình an” như Nguyễn Hữu Liêm đã tìm thấy sau 3 ngày dự “Hội Nghị người Việt ở nước ngoài” tháng 11, 2009 vừa qua tại Hà Nội. Chọn đứng ở chỗ nào và làm gì là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Chọn tham gia cuộc chiến trường kỳ này hay không, và ở mức độ nào cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là 1 cuộc chiến để 2 bên tranh giành quyền lợi. Đó là 1 cuộc chiến giữa “dân chủ và độc tài”, giữa “thiện và ác”, giữa “Đảng CSVN toàn trị và dân tộc VN”. Vì trách nhiệm của bản thân đối với sự an nguy của cộng đồng, của người Việt tỵ nạn chính trị tại hải ngoại, vì tương lai con cháu của chúng ta và trên hết vì tương lai của một Việt Nam dân chủ, phú cường, chúng ta đừng quản ngại mà hãy mạnh dạn lên đường. Trong cuộc chiến trường kỳ này, có lúc chúng ta thắng, cũng có lúc đối thủ của chúng ta giành thắng lợi nhưng chiến thắng cuối cùng dứt khoát sẽ dành cho những người dân Việt Nam chân chính, thực sự yêu tổ quốc, dân tộc Việt Nam và không quản ngại hy sinh.
.
" Có trung hiếu nên ðứng trong trời ðất" NCT
0 comments:
Post a Comment