Vi Anh
Có thể nói trong lịch sử chính trực của VN hầu hết những anh hùng dân
tộc Việt được người dân Việt tôn kính là những người chống quân xâm
lăng. Quân xâm lăng nhiều lần, lâu dài nhứt là quân giặc Tàu.
Đời đời người dân Việt nhớ ơn những người Việt khởi nghĩa chống quân
Tàu, tạo thành những thời kỳ độc lập, tự chủ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê
đã cùng đồng bào đem núi xương, sông máu ra đánh đuổi quân Tàu xâm
lăng, đô hộ quốc gia dân tộc cả ngàn năm. Lịch sử thế giới cho thấy chưa
có một quốc gia dân tộc nào ở Đông Nam Á kiên cường, bất khuất, chống
quân Tàu như dân tộc VN.
Trong hiện kim thời đại, quốc gia dân tộc VN bị nằm trong gọng kềm
CS, với chủ nghĩa CS chủ trương vô tổ quốc, đồng hoá tổ quốc VN là “tổ
quốc xã hội chủ nghĩa”, quốc gia VN vô “định phận”. CS Tàu và CS Việt
thông đồng nhau cấu kết nói bờ cõi giang sơn gấm vóc VN “núi liên núi
sông liền sông với Trung Quốc”; hai Đảng Nhà Nước CS TQ và CS VN là
“đồng chí” đồng minh với “16 chữ vàng, 4 cái tốt”.
Thế nhưng trong cơn quốc biến, TC xâm lấn biển đảo của VN, tinh thần
độc lập, tự chủ, bất khuất và ý chí bảo vệ bờ cõi, chủ quyền quốc gia đã
chia rẽ dân chúng với nhà cầm quyền CSVN, đã phân hoá Đảng và Nhà Nước
trong chế độ CSVN. Đảng viên, cán bộ trong Đảng Nhà Nước dù nằm trong
một hệ thống cầm quyền nhưng ai chống quân Tàu là được lòng dân hơn,
được uy tín trong guồng máy công quyền. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc
đánh giá của những “đại biểu nhân dân” trong Quốc Hội đảng cử dân bầu.
Tin thông tấn xã AFP của Pháp ngày 15/11/2014 đánh đi khắp thế giới
cho biết qua cuộc biểu quyết đánh giá của Quốc Hội, Thủ tướng VNCS
Nguyễn Tấn Dũng đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu
tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Ông được 320 đại biểu trên
tổng số 484 đại biểu cùa toàn Quốc Hội bỏ phiếu «tín nhiệm cao», chiếm
tỉ lệ 64,39%. Chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu «tín nhiệm thấp» cho Thủ
tướng. AFP nhận định, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với
năm ngoái, ông chỉ được số phiếu tín nhiệm rất thấp. Tín nhiệm của TT
Dũng lên cao là nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc xâm phạm biển
đảo của VN. Ông không ngừng đả kích thái độ gây hấn của Bắc Kinh tại
Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN
tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm
kềm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh
yêu sách chủ quyền.
AFP nhắc lại, hồi tháng Năm, TC đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương
Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam. TT Dũng đã bôn ba qua Miến Điện kêu gọi ASEAN, qua Phi kết họp
với Tổng Thống Phi mạnh dạn lên tiếng chống TC. Ông còn cho cảnh sát
biển tung ra gần 80 chiếc tàu ngăn chận đội hình của hàng trăm chiếc tàu
bảo vệ giàn khoan của TC. Và trước phản ứng quyết liệt lần đầu của Nhà
Nước VNCS và áp lực quốc tế nhứt là của Mỹ, TC rút giàn khoan này hồi
tháng Bảy.
Người được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với
380 phiếu «tín nhiệm cao» (76,46%). Ô. Sang cũng là người ở bên phía Nhà
Nước với chức vụ đại diện nghi thức nhiều hơn trị vì như Thủ Tướng. Ông
Sang cũng là người phản đối TC nhiều lần ở trong cũng như khi ra ngoài
nước. Ông thường nêu vấn đề Hoàng sa và Trường sa và Biển Đông khi nhơn
danh Chủ Tich Nước đi hội nghị thượng đĩnh hay công du ngoại quốc, như
khi gặp TT Obama hay Thủ Tướng Nhựt Abe.
Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn
ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh
đạo với tham vọng tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những
lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo
Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.
Cả hai Ông Sang, Chủ Tich Nước và Ô Dũng Thủ Tướng là hai người CS
gốc Miền Nam. Trong thời chiến tranh hai Ông ăn học, sống trong nền kinh
tế chánh trị tự do, dân chủ của VN Cộng Hoà. Trước 30/4/75 hai ông ở
trong “bưng biền” Miền Nam, chưa hề đi A, tức đi tập kết ra Miền Bắc
Việt CS.
Theo giới phân tích, việc đánh giá tín nhiệm của Quốc Hội Đảng cử Dân
bầu đối với nhân viên Nhà Nước xuất phát từ âm mưu của phe nắm đảng
quyền cầm đầu là Tổng bí Thư Nguyẽn phú Trọng gốc CS Bắc Việt muốn làm
suy yếu thủ tướng Dũng, vì trên thực tế, ông được coi là người có nhiều
thế lực nhất nước. Trong một đại hội đảng họp trước hạn kỳ, Bộ Chính trị
của Đảng, cơ quan có quyền lực nhất Việt Nam, bao gồm 14 thành viên, đã
yêu cầu phải có một biện pháp kỷ luật thủ tướng. Thế nhưng, ông Dũng
vẫn thoát nạn vào giờ phút cuối, do có sự ủng hộ của đa số các ủy viên
Trung ương Đảng. Trong số khoảng 200 trung ương ủy viên, nhiều bộ
trưởng, tướng lãnh quân đội và công an, lãnh đạo các tỉnh do chính thủ
tướng Dũng bổ nhiệm.
Một cựu quan chức cao cấp Việt Nam nói với AFP là sự kiện này giống
như «một cuộc đảo chính của Ban Chấp hành Trung ương chống lại Bộ Chính
trị», đây là sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử đảng Cộng sản Việt
Nam. «Giờ đây, tương quan lực lượng đã nghiêng về phía thủ tướng».
Nhà Nước VNCS được lòng dân trong nước là vì đã nỗ lực vận động khá
thành công để Mỹ bán vũ khi sát thương cho VN, giúp VN tăng cường khả
năng bảo vệ biển đảo. Còn về phía Liên Âu thì TT Nguyễn tấn Dũng đã vận
động thành công Liên Âu tăng cường kinh tế và tương quan quốc phòng với
VN. Còn ở Á châu, trong khi Dương khiết Trì tới Hà nội, thì Thủ Tướng
Dũng sang Ấn độ, được Thủ Tướng Ấn độ hứa cho VN vay ưu đãi, lãi suất
thấp 100 triệu Đô la để VN mua tàu tuần cận duyên của Ấn độ. Và trước đó
VNCS cũng đã liên kết được với Nhựt, là một đệ tam siêu cường kinh tế,
bị TC lấn chiếm biển đảo như VN. TC thừa biết những vận động ngoai giao
gần như khắp thế giới này của Nhà Nước VN là để kềm chế tham vọng trên
biển của người láng giềng khổng lồ có quá nhiều tham vọng đất đai, khống
chế VN trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Chính Dương khiết Trì, Phó Thủ Tướng của TC hai lần hạ cố đích thân
đến Việt Nam CS theo Tân Hoa Xã của TC cho biết để thảo luận về hợp tác
song phương Việt-Trung. Chuyến đi này của nhân vật đặc trách ngoại giao
hàng đầu của Đảng Nhà Nước TC nằm trong một chuỗi vận động ngoại giao
của TC đối với VNCS. Mục đích của TC: hoà dịu với VNCS không để VN rơi
vào vòng ảnh hương của Tây Phương tiêu biểu là Mỹ; gây trở ngại cho VN
không quốc tế vấn đề Biển Đông, bất lợi cho chiến lược bành trướng của
TC./.
0 comments:
Post a Comment