Bài đọc suy gẫm: Học Chính Trị Để Thờ Ơ Với Chính Trị hay Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975? bài nhận định quan trọng do phóng viên Kính Hòa của đài RFA biên soạn. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.
Nhóm
Phù Đổng Hồng Kông ra mắt quốc dân, nhận trách nhiệm lịch sử, hình dưới
là Joshua Wong, 17 tuổi, lãnh tụ trẻ, phát ngôn viên của phong trào
chống lại ảnh hưởng, sự áp đặt của tàu cộng vào lãnh vực bầu cử của
người dân Hồng Kông
Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975?
Sinh viên là những người đại diện cho
tương lai đất nước. Trong năm 2014 này người ta chứng kiến thế hệ tương
lai đó ở Đài Loan, và bây giờ là Hong Kong cất lên tiếng nói, sự quan
tâm của mình đối với các vấn đề chính trị của quốc gia. Những cuộc biểu
tình của giới sinh viên như thế đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam trước năm
1975. Và nay nó hoàn toàn vắng bóng. Tại sao?
Nền dân chủ phôi thai bị bóp nghẹt
Hình ảnh biểu tình của sinh viên Hong
Kong đòi dân chủ gây xúc động nhiều cho giới đấu tranh dân chủ tại Việt
Nam. Họ đặt ra câu hỏi tại sao cuộc đấu tranh chỉ diễn ra ở Hong Kong mà
không phải ở Việt Nam, nơi những vấn đề thực thi dân chủ còn kém hơn
nhiều lần? Tại sao sinh viên của nhiều quốc gia thường hay lên tiếng khi
có những vấn đề chính trị xã hội bị xấu đi? Trong khi ở Việt Nam thì
những vấn đề như vậy xuất hiện ngày càng nhiều và không thấy sinh viên
lên tiếng? Và gần gũi nhất là cách đây hơn 40 năm, sinh viên học sinh
dưới chế độ Việt Nam cộng hòa rất thường hay biểu tình, từ phản chiến
cho đến chống thuế giá trị gia tăng, còn sau năm 1975, sinh viên học
sinh không còn hoạt động gì nữa. Tại sao?
Những kẻ chiến thắng bóp nghẹt tự do dân chủ của một nền dân chủ phôi thai:
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng
tham gia các hoạt động của giới sinh viên miền Nam trước năm 1975 nêu ra
nguyên nhân của tình hình đó:
“Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một
chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu
tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi. Và rồi họ hợp tác,
còn những người còn lại là những người thua trận. Họ bị bắt đi cải tạo,
đi học tập, họ đi vượt biên, họ đâu còn đấu tranh dân chủ được.”
Ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
cũng là ý kiến của nhiều người có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt
Nam vừa qua, có bên thắng trận và bên bại trận, một cuộc nội chiến mà
sau khi kết thúc bên thắng xử những người anh em thua trận.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trong một lần
trả lời phỏng vấn báo Pháp nói rằng những người mang tên là “Giải phóng”
biến thành những người “Chiến thắng” ngay sau ngày 30/4/1975.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi
nhân kỷ niệm ngày 30/4, một bạn trẻ tại Hà nội nói rằng chế độ Việt Nam
cộng hòa dù chưa hoàn hảo nhưng đó lại là một cuộc thực nghiệm về dân
chủ. Những người đồng ý với bạn trẻ này cho rằng chính vì lý do đó,
trong không khí dân chủ dù chưa hoàn hảo đó, các sinh viên học sinh có
thể cất lên tiếng nói chính trị của mình.
Hình ảnh biểu tình trước 1975 của đồng bào miền nam Việt Nam.
và biểu tình sau 1975… bị công an, an ninh việt cộng đàn áp te tưa
Theo BBC-Anh Nguyễn Chí Đức bị tên Đại úycông an Minh, mặc thường phục đạp vào mặt khi đang bị bốn công an cầm tay cầm chân. Hình dưới là mộtbạn thanh niên yêu nước bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m. Blog Mười Sáu
“Tôi có tội gì? nếu yêu nước là có tội thì phải bắt ngay những kẻ bán nước?”
Giáo dục chính trị dẫn đến thờ ơ chính trị
Giải thích về sự thụ động, không quan tâm đến chính trị của thanh niên học sinh hiện nay, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
“Khi người ta áp đặt một chế độ
mới thì người ta tính hết rồi, người ta không cho đại học tự chủ. Đại
học trở thành cấp bốn, có lớp trưởng, có đoàn thanh niên, mọi thứ đều do
nhà nước quản lý hết, thông qua tổ chức này tổ chức khác. Cho nên sinh
viên của chế độ sau 75 giống như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và
lực lượng giáo viên cũng do đảng và nhà nước nắm hết. Có một sinh viên
nào lên tiếng phản kháng thì chẳng có giáo viên giáo sư nào ủng hộ cả,
bởi vì họ là người của đảng. Hồi mới giải phóng thiếu giáo viên giáo sư,
người ta sử dụng những người cũ gọi là lưu dung, và cũng chỉ sử dụng
chuyên môn thôi chứ những người đó không có một quyền hành nào hết, và
sẳn sàng bị đuổi khỏi ngành nếu có ý kiến gì khác ý kiến của tổ chức.
Còn những người không chấp nhận cuộc sống của chế độ thì bị đi tù, (con
em) không được vào trường Đại học vì bị phân biệt lý lịch nên họ vượt
biên cả. Thế hệ thanh niên còn lại được dẫn dắt, được dạy dỗ, được học
tập theo cách chương trình học Mác Lê Nin, đạo đức Hồ Chí Minh trong một
chương trình rất nặng năm nào cũng phải có. Sinh viên bây giờ giống như
những học sinh bé nhỏ, không có ý thức, chẳng làm được cái gì cả.”
Biểu ngữ tự nói lên ý chí,
sức mạnh của những người dám dấn thân cho phong trào dân chủ, hình dưới
là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ đồng bào, con
chiên, đất nước Hồng Kông.
Truyền thông khắp nơi trên thế giới đưa tin và cập nhật, một hình thức hổ trợ phong trào dân chủ. Technology cũng góp phần cho đêm
thủ đô chiếu sáng với ánh đèn từ những chiếc cell phone, ngoài ra “Fire
Chat” được vận dụng làm nhịp cầu thông tin quan trọng trong trường hợp
internet bị cắt. Hình các bạn đang chuyển thông tin qua “fire chat”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, từng tham gia các
hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện là
thành viên một tổ chức dân sự nói rằng sự tê liệt của sinh viên học sinh
Việt Nam là do sự kềm kẹp nhiều tầng nấc trong trường Đại học. Anh nói
rằng:
“Sinh viên Việt Nam là sản phẩm của
một hệ thống giáo dục nói riêng và một hệ thống quản trị xã hội nói
chung của một nước cộng sản.”
Một nữ sinh viên khác thì nói rằng cho
tới giờ này thì chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam thành công trong
việc thực hiện một chính sách ngu dân lâu dài và có hệ thống, kiềm tỏa
mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cộng sản Việt Nam.
Một điều trớ trêu là mọi người đều
biết rằng chương trình học ở các đại học Việt Nam sau năm 1975 rất nặng
nề về các môn chính trị, nhưng các sinh viên Việt Nam lại không có phản
ứng gì đối với những vấn đề chính trị xã hội. Giải thích điều này anh
Nguyễn Anh Tuấn nói:
“Cái từ chính trị ở Việt Nam bị
xuyên tạc, và có hai hướng xuyên tạc. Thứ nhất là linh thiêng hóa cái từ
chính trị để giới trẻ nghĩ rằng đó là cái gì đó cao vời vợi mà chỉ có
những người đặc biệt mới được quyền hoạt động chính trị, sử dụng cái
quyền chính trị của mình. Mặc khác người ta lại tầm thường hóa chính
trị, nói rằng có bản lĩnh chính trị tức là tuân phục đường lối của đảng
cộng sản, của nhà cầm quyền. Cả hai đều đi đến chổ bóp méo cái từ chính
trị, thực ra rất đa dạng phong phú, rất gần gũi với đời sống của mỗi
người.”
Theo anh thì khái niệm chính trị như
vậy ở Việt Nam sau năm 1975 cũng góp phần tạo ra thái độ thờ ơ đối với
những vấn đề chính trị xã hội của quốc gia, làm vắng bóng những cuộc
biểu tình như ở Sài Gòn trước kia.
Trong thời gian gần đây, đã thấy xuất
hiện các cuộc biểu tình liên quan từ vấn đề chống Trung quốc xâm lượt
đến đòi đất đai của nông dân, nhưng trong các đám đông đó sinh viên học
sinh vẫn vắng bóng. Những nhà hoạt động dân chủ mà số lượng hãy còn ít
ỏi nói với chúng tôi rằng thế hệ trẻ lớn lên ở Việt Nam hiện nay không
biết mình có những cái quyền gì để mà đòi. Một người giải thích rằng: “Khi nói với những kẻ nô lệ về tự do thì sẽ nhận được những nụ cười mỉa mai.”
Nhưng cũng có những ý kiến lạc quan,
trong đó có nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và anh Nguyễn Anh Tuấn, là đã xuất
hiện những sinh viên dám dấn thân đấu tranh cho những điều mà họ tin là
đúng, cho quyền tự nhiên của mình như các bạn sinh viên Nguyễn Phương
Uyên, Đinh Nguyên Kha, mà chính quyền cộng sản đã phải dùng nhà tù để
trấn áp họ.
Chuẩn bị đụng độ…?
Biểu ngữ với lời ca đầy ý
nghĩa nổi tiếng của tứ quái Beatles thời 1960, nhạc phẩm Imagine- John
Lennon. Hình dưới là biểu tình yểm “Cách mạng Dù” trợ từ khắp nơi trên
thế giới.
Thị trường chứng khoán Hồng-Kồng là 1
trong 4 nơi quan trọng về giao dịch trao đổi tiền tệ hiện đang rớt điểm,
cộng thêm những lây lan dân chủ khiến Bắc Kinh phải e dè? tin mới nhất
từ google cho biết đặc khu trưởng Lương Chấn Anh bắt đầu cho tùy viên
xuống đàm phán với sinh viên? dưới là hình nộm ông LC. Anh cơm quốc gia
mặc áo ma cộng sản.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
0 comments:
Post a Comment