Trở Về Trang chính

Friday, September 26, 2014

Y tế Việt Nam ì ạch

Dân chúng quá mệt mỏi và chán nản với các bệnh viện công ở Việt Nam.
The Economist | DCVOnline lược dịch
Cục bứu trên đầu có ác tính hay không? Bác sĩ của bà Nguyễn Thị Hoạt của không thể trả lời được vì điều dưỡng viện của họ không có máy phân hình não. Bà Hoạt không còn lựa chọn nào hơn là ngồi sau xe máy của người em gái đi 130 km đến một bệnh viện đông nghẹt người ở thủ đô. Tuy nhiên bảo hiểm trả chỉ cho bệnh nhân chữa trị ngoài tỉnh 30% phí tổn. Bà Họat, một nông dân, phải trả 150 đô-la tiền thử máu và phân hình nã; viện phí đó bằng số thu nhập một tháng của bà.
Trách nhiệm của nhà nước là chăm sóc y tế cho dân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cam kết cải cách ngành y tế từ những năm 1920, trước khi CSVN tuyên bố Việt Nam DCCH là quốc gia độc lập năm 1945. Nước Việt Nam DCCH đã phát triển một hệ thống y tế công ngay trong cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ sau đó. Cung cấp các dịch vụ y tế được coi là một trong những cột trụ của tính hợp pháp của đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ thống y tế, giống như cả nền kinh tế mà nhà nước chi phối, rất khập khiễng. Chính phủ chi khoảng 3% GDP cho hệ thống (gần một nửa tổng chi tiêu y tế) không đủ để cải thiện cơ sở hạ tầng y tế. Bệnh viện chỉ có những cơ sở lạc hậu và một hệ thống quản lý quan liêu mờ ám. Đạo luật về bảo hiểm y tế thông qua từ năm 2008, được làm ra để hỗ trợ người nghèo và người thiểu số, còn thiếu sót rất nhiều. Nhưng chính phủ biết rằng việc chăm sóc y tế thích hợp là chìa khóa để ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội sẽ làm suy yếu quyền lực của họ.

Một cảnh tiêu biểu ở bênh viện công tại Vietj Nam. Ảnh AFP. Một cảnh tiêu biểu ở bênh viện công tại Việt Nam. Ảnh AFP.
Một số cải cách đang được tiến hành. Chính phủ đã cho một số bệnh viện được tự chủ hơn. Và tháng Sáu vừa qua, Quốc hội đã thông qua một phiên bản mới của đạo luật về bảo hiểm y tế buộc mọi người phải tham gia. Mục đích của phiên bản mới của đạo luật này nhầm thu hút dân nghèo và người lao động chui từ lâu đã trốn tránh trả tiền bảo hiểm.
Tuy nhiên, quần chúng không tin vào hệ thống y tế của nhàn nước. Một số bệnh viện công đã xây những cánh mới hào nhoáng để phục vụ cho bệnh nhân giàu có nhưng không làm gì để đáp ứng nhu cầu của quần chúng, nói chung. Bệnh nhân nằm chung giường là chuyện thường ngày, đặc biệt là tại các bệnh viện ở đô thị tràn ngập bệnh nhân từ các vùng nông thôn.
Dù đây là một nhà nước độc tài, người dân Việt Nam bình thường khá thẳng thắn về các vấn đề xã hội. Về mặt y tế, họ than phiền về việc phải “bỏ tiền túi” để chi trả chi phí cho khoảng 1/2 dịch vụ y tế. Phần lớn đó là tiền hối lộ phải trả thêm, ngoài viện phí chính thức đã chi trả. Như thế có nghĩa là khả năng chi trả thường là một yếu tố lớn hơn so với nhu cầu, cho tất cả các bệnh nhân trừ những người giàu nhất. Một trường hợp điển hình, một giảng viên đại học tại Hà Nội nói rằng bà đã phải dúi vào túi của bác sĩ và y tá khoảng 250 đô-la để đảm bảo được chăm sóc chu đáo khi bà đi sinh con tại một bệnh viện phụ sản công. Giá phải trả, bà cho biết, là 1 đô la cho mỗi mũi chích (tiêm), 2 đô-la mỗi lượt tắm và 5 đô-la để không phải xếp hàng chờ đợi.
Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến, đã nhiều lần bị chỉ trích sắc nặng nề trong năm nay sau những vụ bê bối y tế, kể cả lần dịch sởi giết chết hơn 100 trẻ em. Hàng ngàn người trên mạng đã yêu cầu bà Tiến từ chức. Một màn châm biếm truyền hình nổi tiếng đã khuyến khích bệnh nhân nên tự trị bệnh để không phải gặp những bác sĩ hối lộ. Phân lỗi là không phải chỉ là của bà bộ trưởng hay của bác sĩ; thí dụ, từ lâu nay họ chỉ có lương 100 đô-la một tháng.
Để sống được, bác sĩ đã phải đi làm thêm tại các bệnh viện tư đang mọc lên như nấm ở Hà Nội và Tp. HCM để điều trị cho người nước ngoài và giới giàu có Việt Nam – những người, nếu không, đã chọn đi điều trị ở Singapore hay ở Hong Kong
Một bệnh viện tư như vậy là Bệnh viện quốc tế Vinmec, có 600 giường được Tập đoàn phát triền bất động sản Vingroup tài trợ. Giám đốc Vinmec, Nguyễn Thanh Liêm, cho biết bệnh viện tư nhân giúp giảm thiểu tình trạng quá tải ở những nơi khác. Và họ đưa vào Việt Nam một tiêu chuẩn quốc tế về mặt chăm sóc sức khỏe mà có thể một ngày nào đó lây lan sang các khu vực công.
Cảnh đợi chờ trong beejng việt ở Việt Nam. Nguồn: OntheNet
Cảnh đợi chờ trong bệnh viện ở Việt Nam. Nguồn: OntheNet
Điều đó chẳng giúp gì được cho nông dân Nguyễn Thị Hoạt đang mang trên đầu một khối u não. Bà Hoạt cho biết nếu khối u là ung thư thì bà sẽ phải mượn tiền của anh và em gái để đi giải phẫu ở Hà Nội. Gia đình bà rất lo lắng. Tuy nhiên, với những hàng xóm nghèo hơn, bà Hoạt nói, còn có ít lựa chọn hơn nữa. Bà Hoạt coi mình là người may mắn.
© 2014 DCVOnline

Nguồn: Health caring in Vietnam: Limping along. The Economist. 20 Tháng 9, 2014.
DCVOnline: Đa số báo và tạp chí thường dùng bút danh hay tên thật để xác định tác giả cá bài đăng trên báo/tạp chí của họ. The Economist, tuy nhiên, không làm thế. Tất cả bài báo trên tờ/trang The Economist vẫn còn vô danh. Tại sao? The Economist giải thích tại sao ở đây.

No comments:

Post a Comment