Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong
Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền
tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.AFP
Mùa xuân Prague 1967
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1967 cuộc biểu tình của sinh viên ở Prague đòi loại bỏ các nhà lãnh đạo ngày càng không được lòng dân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã bị đàn áp tàn bạo.
Tháng 01 năm 1968, ông Alexander Dubcek trở thành Bí thư thứ nhất chi nhánh Slovak bắt đầu một quá trình cải cách đã đi vào lịch sử với tên gọi của Mùa xuân Prague.
Trong những tháng tiếp theo, những người biểu tình yêu cầu bãi bỏ kiểm duyệt, cho phép thành lập tổ chức độc lập, tự do hóa chính sách đối với các nhà thờ, dần dần sẽ đưa quy tắc dân chủ vào nội bộ đảng, chuẩn bị một nhà nước liên bang…
Mùa xuân Prague bị dập tắt bởi sự can thiệp quân sự của các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Xô Viết đã bị đàn áp dã man. Biểu tượng của cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược này là vụ tự thiêu của Jan Palach, sinh viên tại Đại học Charles ở Prague, vào ngày 16 tháng 01 năm 1969. Tang lễ Palach trong ngày 25 tháng 01 đã trở thành một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của khoảng 100 ngàn người.
Cảm hứng từ Mùa xuân Prague, tháng 3 năm 1968 sinh viên Ba Lan từ các thành phố Warsaw, Gdansk, Krakow, Lodz và Poznan đã tổ chức biểu tình đòi cải cách chính trị. Cuộc biểu tình cũng bị công an đàn áp tàn nhẫn.
Những người biểu tình mình đã hy vọng mờ nhạt về sự khắc phục các giả định của hệ thống cộng sản và cũng muốn qua việc biểu tình sẽ thay đổi ý thức của giới trí thức trẻ Ba Lan. Nhiều sinh viên sinh viên tham gia bị nhà cầm quyền bắt giữ là những người năng động nhất trong năm 1980, khi họ tham gia thành lập các cơ sở của “Công đoàn Đoàn kết” và trở thành những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào xã hội này như Jacek Kuron, Adam Michnik…
Trong thập niên 80 sinh viên Ba Lan phát động phong trào “Orange Alternative” (Pomarańczowa Alternatywa) tức là “lựa chọn màu cam” qua ăn bận, trang trí, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, với mục đich chọc diễu chính quyền, chống lại màu đỏ chính trị tràn ngập trong đời sống công cộng. Phong trào xuất phát từ Wroclaw, lan ra các thành phố Lodz, Lublin và thủ đô Warsaw.
Những hoạt động tích cực của sinh viên Ba Lan đã đặt nền móng cho một cuộc cách mạng dân chủ mùa Thu năm 1989 xoá bỏ chế độ cộng sản.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, các cuộc biểu tình của sinh viên Miến Điện lan rộng khắp đất nước, thu hút sự ủng hộ của các tu sĩ, công nhân, trí thức và thành viên của tất cả các nhóm dân tộc và tầng lớp xã hội. Cuộc biểu tình đã kéo dài thành một cuộc đình công 5 ngày, đã bị chính quyền quân sự dìm trong biển máu với khoảng ba ngàn người thiệt mạng (chính quyền Miến Điện đưa ra con số khoảng 350 người). Sinh viên đã bày tỏ sự ghê tởm của họ với chính sách kinh tế, chính trị và tiền tệ thù địch của chính quyền quân sự được lãnh đạo bởi tướng Ne Win.
Sự đàn áp và cảnh máu của những người dân lương thiện bị đổ xuống đã thúc đẩy bà Aung San Suu Kyi lúc bấy giờ từ Anh quốc về nước lo cho mẹ già, ở lại và lần đầu tiên bước vào vũ đài chính trị, trở thành một biểu tượng của nền dân chủ và tự do không chỉ là của Miến Điện, mà còn phần còn lại của thế giới.
Giờ đây, khi Miên Điện đang chuyển mình, bắt đầu những bước đi thay đổi cho lộ trình dân chủ, tại trung tâm Prague và trên toàn thế giới vào ngày 08 tháng 8 năm 2013 đã kỷ niệm 25 năm biến cố được gọi là “8888″, để tôn vinh nạn nhân trong quá khứ và hiện tại của chế độ độc tài Miến Điện.
Ngay trong ngày Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngày 04 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, đã diễn ra một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn sinh viên đòi cải cách chính trị, dân chủ trong đời sống công cộng và chống sự gia tăng tham nhũng, đã bị quân đội Trung Quốc sử dụng xe tăng đàn áp. Những ước tính về con số thiệt mạng khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2600 (Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc) và có nguồn khác chưa được xác định khác là 5 ngàn. Số người bị thương từ 7 ngàn đến 10 ngàn người.
Từ đó, mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, hàng chục ngàn, có khi tới hàng trăm ngàn người Hoa ở Hongkong tập trung mít tinh, đốt nến tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm sát này. Nhiều sinh viên tham gia cuộc biểu tình trở thành những nhà hoạt động đối lập.
Và cũng tại Hongkong, 25 năm sau, ngày 22 tháng 9 năm 2014, sinh viên Hong Kong bắt đầu một tuần bãi khóa với quy mô lớn để phản đối lập trường của chính phủ trung ương Trung Quốc trong việc cải cách bầu cử ở đặc khu hành chính này.
Có 24 trường đại học tổng hợp, bách khoa và trung học Hongkong tham gia bãi khóa. Tờ Bưu điện Hoa Nam cho hay, khoảng 400 học giả và nhân sự không giảng dạy ở các trường học cũng bãi công để ủng hộ học sinh sinh viên. Đây chỉ mới là màn dạo đầu cho một cuộc biểu tình rầm rộ hơn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày o1 tháng 10 tới do phong trào Occupy Central tổ chức.
Sinh viên cáo buộc Trung Quốc phản bội lời hứa về việc trao thêm quyền dân chủ cho Hongkong trong vòng 50 năm tiếp theo, sau khi Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Họ đòi hỏi phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, thay vì Bắc Kinh tự đưa ra danh sách các ứng cử viên.
Trong cao trào này nổi bật lên khuôn mặt trẻ trung Joshua Wong.
Tháng 6 năm 2011, khi mới 14 tuổi, Joshua Wong đã thành lập phong trào “Scholarism”chống lại việc bắt buộc các trường tiểu học Hongkong từ 2015 đưa vào giảng dạy “Mô hình Trung Quốc”, bao gồm chào cờ Trung Quốc, học lịch sử nói về tính ưu việt của chính quyền Trung Quốc, “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”… Cha của Joshua Wong, người từng chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản hàng chục năm về trước, và những người Hongkong khác đã phẫn nộ khi thấy trong sách giáo khoa sử sắp tới không hề nhắc đến những biến cố to lớn tại Trung Quốc như Cách Mạng Văn Hóa 1966 -1976, hay thảm sát Thiên An Môn 1989.
“Scholarism” đã thu thập được 20 ngàn chữ ký cho kiến nghị hủy bỏ sách giáo khoa này. Nhà cầm quyền Trung Quốc gọi Joshua Wong và bạn bè là những kẻ đấu tranh cực đoan, những phần tử nổi loạn tuổi teen.
“Chương trình giáo dục quốc dân muốn bồi dưỡng lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại rằng nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não”, “Chúng tôi chỉ không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do và trở thành những con rối “, Joshua Wong nói.
Theo báo chí quốc tế, sinh viên đã vấp phải những phản ứng quyết liệt đầu tiên từ phía nhà cầm quyền. Bưu điện Hồng Kông từ chối gửi truyền đơn kêu gọi bãi khóa, trong khi một loạt trường học đe dọa sẽ hạ điểm hạnh kiểm nếu học sinh, sinh viên bỏ học.
Vì tính chất đặc biệt về quản lý hành chính của Hongkong, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ khó có thể cho một “Thiên An Môn” tái hiện trong ngày 01 tháng 10 năm 2014.
Hơn nữa, nhận rõ cuộc vận động của sinh viên là một hoạt động dân sự ôn hoà dường như đã thấm vào máu của người Hongkong, Joshua Wong đã thẳng thắn nói rằng: “Nếu quân đội kéo đến, tất cả chúng tôi sẽ đi về nhà… chúng tôi không muốn nhìn thấy đổ máu”.
Cuộc tranh đấu của sinh viên dù có thành công hay không cũng sẽ là ngọn lửa cách mạng đầu tiên nung nấu, biểu hiện sự đoàn kết, nguyện vọng chung của xã hội. Đây là một sự thách thức lớn đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
© Lê Diễn Đức
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1967 cuộc biểu tình của sinh viên ở Prague đòi loại bỏ các nhà lãnh đạo ngày càng không được lòng dân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã bị đàn áp tàn bạo.
Tháng 01 năm 1968, ông Alexander Dubcek trở thành Bí thư thứ nhất chi nhánh Slovak bắt đầu một quá trình cải cách đã đi vào lịch sử với tên gọi của Mùa xuân Prague.
Trong những tháng tiếp theo, những người biểu tình yêu cầu bãi bỏ kiểm duyệt, cho phép thành lập tổ chức độc lập, tự do hóa chính sách đối với các nhà thờ, dần dần sẽ đưa quy tắc dân chủ vào nội bộ đảng, chuẩn bị một nhà nước liên bang…
Mùa xuân Prague bị dập tắt bởi sự can thiệp quân sự của các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Xô Viết đã bị đàn áp dã man. Biểu tượng của cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược này là vụ tự thiêu của Jan Palach, sinh viên tại Đại học Charles ở Prague, vào ngày 16 tháng 01 năm 1969. Tang lễ Palach trong ngày 25 tháng 01 đã trở thành một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của khoảng 100 ngàn người.
Cảm hứng từ Mùa xuân Prague, tháng 3 năm 1968 sinh viên Ba Lan từ các thành phố Warsaw, Gdansk, Krakow, Lodz và Poznan đã tổ chức biểu tình đòi cải cách chính trị. Cuộc biểu tình cũng bị công an đàn áp tàn nhẫn.
Những người biểu tình mình đã hy vọng mờ nhạt về sự khắc phục các giả định của hệ thống cộng sản và cũng muốn qua việc biểu tình sẽ thay đổi ý thức của giới trí thức trẻ Ba Lan. Nhiều sinh viên sinh viên tham gia bị nhà cầm quyền bắt giữ là những người năng động nhất trong năm 1980, khi họ tham gia thành lập các cơ sở của “Công đoàn Đoàn kết” và trở thành những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào xã hội này như Jacek Kuron, Adam Michnik…
Trong thập niên 80 sinh viên Ba Lan phát động phong trào “Orange Alternative” (Pomarańczowa Alternatywa) tức là “lựa chọn màu cam” qua ăn bận, trang trí, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, với mục đich chọc diễu chính quyền, chống lại màu đỏ chính trị tràn ngập trong đời sống công cộng. Phong trào xuất phát từ Wroclaw, lan ra các thành phố Lodz, Lublin và thủ đô Warsaw.
Những hoạt động tích cực của sinh viên Ba Lan đã đặt nền móng cho một cuộc cách mạng dân chủ mùa Thu năm 1989 xoá bỏ chế độ cộng sản.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, các cuộc biểu tình của sinh viên Miến Điện lan rộng khắp đất nước, thu hút sự ủng hộ của các tu sĩ, công nhân, trí thức và thành viên của tất cả các nhóm dân tộc và tầng lớp xã hội. Cuộc biểu tình đã kéo dài thành một cuộc đình công 5 ngày, đã bị chính quyền quân sự dìm trong biển máu với khoảng ba ngàn người thiệt mạng (chính quyền Miến Điện đưa ra con số khoảng 350 người). Sinh viên đã bày tỏ sự ghê tởm của họ với chính sách kinh tế, chính trị và tiền tệ thù địch của chính quyền quân sự được lãnh đạo bởi tướng Ne Win.
Sự đàn áp và cảnh máu của những người dân lương thiện bị đổ xuống đã thúc đẩy bà Aung San Suu Kyi lúc bấy giờ từ Anh quốc về nước lo cho mẹ già, ở lại và lần đầu tiên bước vào vũ đài chính trị, trở thành một biểu tượng của nền dân chủ và tự do không chỉ là của Miến Điện, mà còn phần còn lại của thế giới.
Giờ đây, khi Miên Điện đang chuyển mình, bắt đầu những bước đi thay đổi cho lộ trình dân chủ, tại trung tâm Prague và trên toàn thế giới vào ngày 08 tháng 8 năm 2013 đã kỷ niệm 25 năm biến cố được gọi là “8888″, để tôn vinh nạn nhân trong quá khứ và hiện tại của chế độ độc tài Miến Điện.
Ngay trong ngày Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngày 04 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, đã diễn ra một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn sinh viên đòi cải cách chính trị, dân chủ trong đời sống công cộng và chống sự gia tăng tham nhũng, đã bị quân đội Trung Quốc sử dụng xe tăng đàn áp. Những ước tính về con số thiệt mạng khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2600 (Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc) và có nguồn khác chưa được xác định khác là 5 ngàn. Số người bị thương từ 7 ngàn đến 10 ngàn người.
Từ đó, mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, hàng chục ngàn, có khi tới hàng trăm ngàn người Hoa ở Hongkong tập trung mít tinh, đốt nến tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm sát này. Nhiều sinh viên tham gia cuộc biểu tình trở thành những nhà hoạt động đối lập.
Hongkong 2014
Và cũng tại Hongkong, 25 năm sau, ngày 22 tháng 9 năm 2014, sinh viên Hong Kong bắt đầu một tuần bãi khóa với quy mô lớn để phản đối lập trường của chính phủ trung ương Trung Quốc trong việc cải cách bầu cử ở đặc khu hành chính này.
Có 24 trường đại học tổng hợp, bách khoa và trung học Hongkong tham gia bãi khóa. Tờ Bưu điện Hoa Nam cho hay, khoảng 400 học giả và nhân sự không giảng dạy ở các trường học cũng bãi công để ủng hộ học sinh sinh viên. Đây chỉ mới là màn dạo đầu cho một cuộc biểu tình rầm rộ hơn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày o1 tháng 10 tới do phong trào Occupy Central tổ chức.
Sinh viên cáo buộc Trung Quốc phản bội lời hứa về việc trao thêm quyền dân chủ cho Hongkong trong vòng 50 năm tiếp theo, sau khi Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Họ đòi hỏi phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, thay vì Bắc Kinh tự đưa ra danh sách các ứng cử viên.
Trong cao trào này nổi bật lên khuôn mặt trẻ trung Joshua Wong.
Tháng 6 năm 2011, khi mới 14 tuổi, Joshua Wong đã thành lập phong trào “Scholarism”chống lại việc bắt buộc các trường tiểu học Hongkong từ 2015 đưa vào giảng dạy “Mô hình Trung Quốc”, bao gồm chào cờ Trung Quốc, học lịch sử nói về tính ưu việt của chính quyền Trung Quốc, “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”… Cha của Joshua Wong, người từng chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản hàng chục năm về trước, và những người Hongkong khác đã phẫn nộ khi thấy trong sách giáo khoa sử sắp tới không hề nhắc đến những biến cố to lớn tại Trung Quốc như Cách Mạng Văn Hóa 1966 -1976, hay thảm sát Thiên An Môn 1989.
“Scholarism” đã thu thập được 20 ngàn chữ ký cho kiến nghị hủy bỏ sách giáo khoa này. Nhà cầm quyền Trung Quốc gọi Joshua Wong và bạn bè là những kẻ đấu tranh cực đoan, những phần tử nổi loạn tuổi teen.
“Chương trình giáo dục quốc dân muốn bồi dưỡng lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại rằng nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não”, “Chúng tôi chỉ không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do và trở thành những con rối “, Joshua Wong nói.
Theo báo chí quốc tế, sinh viên đã vấp phải những phản ứng quyết liệt đầu tiên từ phía nhà cầm quyền. Bưu điện Hồng Kông từ chối gửi truyền đơn kêu gọi bãi khóa, trong khi một loạt trường học đe dọa sẽ hạ điểm hạnh kiểm nếu học sinh, sinh viên bỏ học.
Vì tính chất đặc biệt về quản lý hành chính của Hongkong, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ khó có thể cho một “Thiên An Môn” tái hiện trong ngày 01 tháng 10 năm 2014.
Hơn nữa, nhận rõ cuộc vận động của sinh viên là một hoạt động dân sự ôn hoà dường như đã thấm vào máu của người Hongkong, Joshua Wong đã thẳng thắn nói rằng: “Nếu quân đội kéo đến, tất cả chúng tôi sẽ đi về nhà… chúng tôi không muốn nhìn thấy đổ máu”.
Cuộc tranh đấu của sinh viên dù có thành công hay không cũng sẽ là ngọn lửa cách mạng đầu tiên nung nấu, biểu hiện sự đoàn kết, nguyện vọng chung của xã hội. Đây là một sự thách thức lớn đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
© Lê Diễn Đức
No comments:
Post a Comment