Ông Trần Đĩnh kể là Bác Hồ bịt râu và Trường Chinh đeo kính râm đến
tham dự buổi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. (Đèn Cù, trang 82). Trước khi đưa
bà Năm ra pháp trường, chính ông Hồ đã viết bài kể tội bà (Địa chủ ác
ghê) đăng trên Báo Nhân Dân với bút hiệu CB.
Để đạt cuộc cách mạng long trời lở đất, tri phủ, địa chủ đào tận gốc,
trốc tận rễ, ông Hồ đã chỉ thị cho Trường Chính phải có những bài cổ
động sự tham gia tích cực của nông dân, khơi dậy lòng căm thù của giai
cấp bần cố. Mặt khác hài tội các địa chủ trên Báo Nhân dân. Chính ông Hồ
đã giấu mặt đi tham dự buổi đấu tố đấu nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn
Thị Năm, một ân nhân lớn của cách mạng để đánh giá thành quả những bước
đầu của chiến dịch. Cái nham hiểm của Ông là kéo Trường Chinh đi theo.
Ông Trường Chinh đã phải đeo kính râm trong suốt buổi đấu. Trong lòng
chắc nổi lên trăm mối tơ vò. Vì những cán bộ nòng cốt Việt Minh khởi đầu
đã nằm giầm giề, ăn những chén cơm do chính tay bà hầu hạ, không kể
những lượng vàng gia đình bà đã đóng góp trong tuần lễ vàng.
Với cặp kiếng đen, Trường Chinh hy vọng có thể giấu bớt đi phần nào
những phản ứng cảm xúc trên gương mắt. Nhưng liệu chúng có qua được cặp
mắt ông Hồ không. Không cần nhìn thẳng mặt, ông Hồ chỉ hỏi dăm ba câu
bâng quơ cũng thừa biết ông đang nghĩ gì. Trường Chinh có bố mẹ là địa
chủ.
Qua chi tiết nhỏ này, Trần Đĩnh cho thấy được lòng nham hiểm của ông Hồ.
Ông giương cung bắn ra một mũi tên trúng ba con chim: Bà Năm và cha mẹ
của Trường Chinh.
Những thái độ và ánh mắt trao đổi giữa ông và Trường Chinh ngầm nói lên
cho Trường Chinh biết là: "Chú mày thấy đấy con mẹ Năm như thế mà tao
còn không tha, nên chú mày làm sao cho coi được với thằng bố và con mẹ
địa chủ của chú mày."
Bước ra quân đầu tiên: Một đại ân nhân của Việt Minh và bố mẹ ruột của
một nhân vật nòng cốt trong đảng, hỏi có anh nào còn giám ho he gì nữa
không. Muốn an thân, muốn thăng quan tiến chức, hãy hét lên những tiếng
đấu tố điêu ngoa cho thật lớn, cho chúng bay thật cao, thật xa để những
con vật bé nhỏ hiền lành đang nấp sâu trong hang cũng phải run lên vì
sợ; và tiếp sau đó từ cán bộ cấp cao cho tới người cùng đinh thi nhau tố
giác lẫn nhau và tạo nên một bầu không khí sắt máu hận thù khắp nơi.
Cho tới khi tiếng rên xiết thấu trời xanh. Ông lau nước mắt giữa ban
ngày để chụp hình và xin lỗi những nạn nhân đã nằm yên dưới lòng đất
sâu; đồng thời gọi là có kỷ luật với những người đã thi hành sai chính
sách. Truyện xưa kể, mỗi khi một Hoàng đế Trung Hoa chết. Người ta dùng
nhiều thợ tài giỏi để xây lăng. Khi mọi việc hoàn tất, xác vua đã nằm
yên trong lăng, thì những người thợ tài giỏi này cũng bị thủ tiêu để bảo
mật. Vậy bao nhiêu cán bộ bị xử vì được cho là đã thi hành sai chính
sách của đảng để bịt miệng.
Sau năm 75, tôi dò hỏi có phải người ta đã thế cha mẹ Trường Chinh bằng
những tội nhân khác, nhưng chẳng ai xác nhận được và cứ theo như những
tài liệu và những nhân chứng kể lại khi đấu tố thì không thể thay thế
nạn nhân được. Vì những người đấu tố là những người ngay trong gia đình,
những người hàng xóm, cùng làng nước, và đặc biệt là những người làm
công sống lâu năm trong gia đình. Câu chuyện ông Trường Chinh giết bố mẹ
trong chiến dịch này đã được nhiều người nói đến từ lâu. Ngày nay qua
những dòng tường thuật rất ngắn của Trần Đĩnh đã soi rọi vào góc khuất
này gián tiếp cho mọi người thấy.
Ông Hồ luôn chủ trương dùng những tay chân canh chừng lẫn nhau. Đó chính
là chính sách “tam tam chế” trong các đơn vị hành chánh, công an và
quân đội. Nếu một thuộc cấp của ông là trí thức, ông đã có những tay đầu
đường xó chợ được ông ban ơn sẵn sàng tuyệt đối trung thành với ông để
ông sử dụng trong những mưu đồ riêng của mình. Trần Quốc Hoàn thanh toán
Nông Thị Xuân hay như tướng phòng không Phùng Thế Tài mà ở đất Bắc ai
cũng biết rõ lý lịch. Ông dùng trí thức kiểm soát dân ngu, và dùng dân
ngu thanh toán trí thức khi cần.
Những ai đã lỡ sa vào tổ chức của ông đều phải thi hành những gì ông
muốn. Một khi thấy được những hành động của mình quá tội lỗi, muốn vũng
vẫy thoát ra cũng không thể. Đọc “Nhật ký của một thằng hèn” của
Tô Hải đã nói lên điều này. Một người rất thân cận với ông Hồ là Nguyễn
Hữu Đang sau khi nhận ra mặt trái của ông Hồ, đã tìm đường trốn vào Nam,
nhưng xui cho ông lại bị bắt lại và phải ngồi bóc lịch cho mãi những
năm sau 75. Nguyễn Tuân nói: "Tao còn sống vì tao biết sợ," và Tôn đức Thắng đã từng là chủ tịch nước cũng không ngoại lệ: “Đ.M. Tao đây còn phải sợ”
0 comments:
Post a Comment