Cô Tư Sài Gòn(VietBao)
Làm quan thời nhà nước CSVN hẳn là sướng hơn, giàu hơn thời phong kiến vua chúa nhiều.
Làm quan thời xưa chỉ được hưởng lộc vua, nhưng thời nay sẽ là được khắp
các cơ sở kinh doanh và quần chúng liên hệ kinh doanh cúng tiền.
Làm quan thời phong kiến còn sợ bị vua trừng phạt, thời CSVN chẳng bao
nhiêu lo ngại, vì cứ mãi bao che nhau. Thế nên giàu là chuyện bình
thường của các quan.
Báo Dân Trí có bản tin “Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ
luật vì không trung thực,” nghĩa là, gân như xóa tội cho tất cả các
quan.
Bản tin DT viết:
“Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập
(TSTN), chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất
một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không
trung thực.
Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong báo
cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần
thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9.”
Nghĩa là, các quan mình không ai tham nhũng?
Thế là hơn Trung Quốc rồi.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Alan Phan trên blog riêng đã nói về
nghề làm quan, qua bài viết “Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN.”
Khi kinh tế gia Alan Phan được một số phóng viên hỏi tôi về việc
ông David Dương, CEO của một công ty thu nhặt rác trúng gói thầu 2.7 tỷ
đô la của thành phố Oakland, California… ông từ chối trả lời vì không
biết gì về ông David Dương và về ngành quản lý rác.
Tuy nhiên, tác giả Alan Phan bày tỏ kính trọng:
“Theo chủ quan, bất cứ một công ty Việt kiều nào sống được trong môi
trường cạnh tranh của Mỹ đều có sự kính nể của tôi. Doanh nghiệp CWS của
ông David Dương thành công quá hay đẹp thì sự thán phục của tôi là
đương nhiên và tuyệt đối.”
Thế rồi, mới tuần qua, ông Alan Phan được một người bạn học cũ mời
xuống vùng đồng bằng Cửu Long dã ngoại và thư giãn trên sông nước Tiền
Giang. Một đứa cháu của ông đang làm Bí Thư một quận nhỏ là “chủ xị”
(host) và theo phong tục, chuyện “nhậu” suốt ngày là một truyền thống
của cả dân tộc Việt, chứ không riêng gì vùng này.
Ông Alan Phan kinh ngạc:
“Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là trong ngày thứ sáu, cả bộ quản lý hành
chánh của quận đều say xỉn thế này thì ai lo phục vụ các “ông bà chủ của
đất nước”. Ồ, chuyện nhỏ mà bác. Ngày nào không nhậu thì đời mất đi mất
phần. Nghe tụi nhỏ hát nè…em ơi, có bao nhiêu năm….”
Rồi được hỏi vê ông David Dương và con số 2 tỷ 7 khế ước, ông Alan
Phan giải thích về chuyên môn kế toán theo kinh doanh Hoa Kỳ, ước tính
nếu ông David Dương không làm gì sai trật để bị cư dân?Oakland và công
quyền Oakland thưa kiện, và nếu giả sử “ông Dương làm chủ 50% tổng cổ
phiếu thì thu nhập hàng năm từ khế ước này là 2 triệu đô. Sau khi trừ
thuế, ông có thể đem về nhà hơn 1.5 triệu đô. Đây là con số đáng trân
trọng vì thu nhập trung bình của dân Mỹ chỉ hơn 50 ngàn đô. Đây là công
lao xứng đáng vì ông Dương đã phải vất vả xây dựng doanh nghiệp mình
suốt 20 năm qua trước nhiều thử thách và nghịch cảnh.”
Thế rồi, khi về Sài Gòn, ông Alan Phan được bạn rỉ tai, rằng “thằng
cháu bí thư của ông cũng có thu nhập khoảng đó mỗi năm, mà không “tóc
bạc” như ông Dương.”
Nghĩa là ông bí thư huyện có thu nhập 1,5 triệu đô/năm…
Thiệt là may mắn cho ông quan huyện, vì theo tin Dân Trí, trung bình 1 triệu cán bộ kê khai tài sản, chỉ 1 người bị rầy thôi.
0 comments:
Post a Comment