Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển
Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu
đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì
hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người
tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang. Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.
Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Chi Tôn, tỉnh An
Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền
đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản
bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết
án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và
“Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).
Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với
Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy
hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi
tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp
tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người
ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với
bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”.
Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15
năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc
mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ,
tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người.
Giang mười chín tuổi nhưng dứt khoát không phải phút ngẫu hứng nhất thời
hay phút nông nổi của tuổi trẻ. Ngay từ những ngày đầu khi bước chân
vào tù cho đến ngày hết án gần 15 năm sau đó, người tù ấy vẫn mang trong
lồng ngực trái tim nóng hổi và khí phách ngang tàng thuở nào. Cựu Tù
nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, một người gần gũi với Giang kể rằng: Giang
đã chống đối lao động để phản đối thói hách dịch và những luật lệ vô lối
do cai tù đặt ra: “Muốn cùm thì cùm, muốn giết thì giết. Tùy”
là câu trả lời của Trần Hoàng Giang trước đông đảo những tên cai tù kéo
đến uy hiếp tinh thần anh. Khi đó anh mới 24 tuổi và 4 năm tù.
Cũng theo lời kể của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, vào tháng 6 năm
2006, Trần Hoàng Giang đã bị đưa đi “cùm nóng” sau khi hô “Đả đảo cộng
sản!” chỉ vì phản đối những chính sách hà khắc trong trại giam. Trần
Hoàng Giang đã bị cùm suốt hai năm trong phòng biệt giam kỷ luật với
chiếc cùm “chữ V”. Theo mô tả của những người đã từng nếm mùi cùm chữ V,
thì đây là loại cùm đáng sợ nhất trong số những loại cùm trong nhà tù
cộng sản. Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê
chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất
nhẹ. Cai tù thường trả thù những tù nhân chính trị bằng cách cùm chân họ
bằng loại cùm chữ V, nhất
là sau khi đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn dính máu và thịt người.
Huỳnh Anh Trí có lẽ là một trong những người bị cùm chân nhiều nhất và
hậu quả là anh đã bị nhiễm HIV rồi qua đời vài tháng sau khi ra tù.
“Đả đảo cộng sản!” là khẩu hiệu người ta chỉ dám hô trên các phương tiện
Internet, hay nói thầm rỉ tai nhau vào những khi phẫn uất nhất, tức đã
đảm bảo được yếu tố an toàn. Năm 2007, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã hiên
ngang hô bốn chữ “Đả đảo cộng sản” trong phiên tòa man rợ kết tội ông.
Hành động dũng cảm hiếm có này đã khiến toàn bộ những kẻ có mặt trong
khán phòng khi đó đang đại diện cho sức mạnh của tà quyền phải bối rối
và run sợ. Tên công an Nguyễn Minh Tân hoảng hốt lao tới bịt miệng cha
Lý. Hình ảnh này đã được ghi lại và đã trở thành “bức hình biết thét”,
nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới vì lột tả được thực trạng nhân
quyền ở Việt Nam mà không cần một lời bình luận.
Trần Hoàng Giang hô “đả đảo cộng sản” khi anh mới hai mươi sáu tuổi,
ngay giữa ngục tù. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những hình
phạt, những đòn thù nặng nề nhất từ phía trại giam. Cai tù ra giá: “Chỉ cần anh rút lại lời nói đó sẽ được tha” nhưng Giang kiên quyết từ chối.
Khi được hỏi suy nghĩ của mình về việc ra tù trước thời hạn 5 tháng, Trần Hoàng Giang nói vẻn vẹn ba chữ “đặc xá đểu” để nói về bản chất giả dối, đểu cáng và lươn lẹo của Nhà nước này.
Có một sự nhầm lẫn rất thú vị, nhưng cũng thương lắm. Khi nói chuyện
điện thoại với tôi, Giang tưởng tôi là “đàn ông” nên luôn miệng gọi tôi
là “anh”. Vì không muốn làm gián đoạn câu chuyện Giang kể nên tôi không
đính chính. Kết thúc câu chuyện, Giang luôn miệng xin lỗi và giải thích:
“Tại tôi ở tù lâu quá rồi, mười lăm năm chỉ toàn tiếp xúc với đàn
ông nên giờ nghe giọng phụ nữ, tôi cũng không phát hiện được. Chị bỏ quá
cho tôi nhé?”.
Tôi cúp máy, thấy cổ mình nghèn nghẹn.
No comments:
Post a Comment