Trở Về Trang chính

Tuesday, February 18, 2014

Tướng Phạm Quý Ngọ chết vì bệnh hay bị giết để cứu tham nhũng?

BBT xin nhắc lại lời ông Nguyễn Văn Hưởng (tức Trần), Thượng tướng , thứ trưởng bộ Công an để suy gẫm:

“Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động! Các anh muốn phản biện hả ? Nhà tù còn nhiều chỗ lắm, mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì! Thời buổi này, tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa, mà cũng chẳng cần tông xe làm gì! Buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa. Các nước người ta đều biết kĩ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu”.


Tướng Phạm Quý Ngọ chết vì bệnh hay bị giết để cứu tham nhũng?


(PetroTimes) - Một nguồn tin riêng của PetroTimes cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20 thì ngừng hẳn). Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place (số 33B Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).
Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.
Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.

P.V

Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ

(PetroTimes) - Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.
Việc trước Tòa, Dương Chí Dũng khai ra đã hai lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an (khi đó ông Ngọ mới là Trung tướng) tổng cộng số tiền là 510.000 đô la.
Số tiền đó được chia làm hai lần. Lần thứ nhất là 10.000 đô la, nhận tại Tuần Châu. Lần thứ hai là 500.000 đô la, nhận tại nhà riêng. Đổi lại là ông Ngọ thông báo "những tin tối mật" về vụ án cho Dương Chí Dũng.
Đã có những tờ báo giật tít với giọng điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng công an "dính chàm". Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước những thông tin này.
Liệu có phải khởi tố điều tra vụ tiết lộ bí mật công tác hay không?
Liệu có phải khởi tố vụ án đưa hối lộ hay không?...
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.
Và buổi chiều ngày 8, tòa tuyên án Dương Tự Trọng 18 năm tù, đồng thời quyết định Khởi tố điều tra vụ làm lộ lọt bí mật công tác – hay nói một cách nôm na là “mật báo cho Dương Chí Dũng trốn”.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ, củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.
Nhưng nếu tỉnh táo một chút thì sẽ lại thấy còn có những vấn đề sau, ấy là:
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy.
Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận 500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.
Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
Thực ra, với những tình tiết Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau "nhẹ như không".
Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.
Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".
Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.
Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!
Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực.

Nguyễn Như Phong

No comments:

Post a Comment