Tuesday, February 11, 2014

Rận trong chăn hải ngoại?

Rận trong chăn hải ngoại?

Posted on 09/02/2014
 Thoạt đầu, người viết nghĩ ngay đến bản tin cách đây mấy tháng trên Net, loan tin ở New York bỗng xuất hiện “đoàn quân” rận rệp hút máu người, tấn công các toà nhà cao cấp, khiến giới chức thành phố New York phải đau đầu tìm cách đối phó. Tin đã cũ có gì to tát mà ông bạn phải cất công gửi từ Việt Nam sang cho. Nhưng khi vào xem cái Clip video ngắn ngũi mấy phút này mới hay anh bạn nhắn xéo:  

-Phải chăng những nhân vật trong YouTube này là những loài “rận rệp” ở hải ngoại?

Nội dung trong đoạn video ngắn này là ba nhân vật cộng đồng “nổi cộm” ở hải ngoại: Ông Tô văn Lai, cựu giáo sư, chủ trung tâm băng nhạc Paris by Night, Em Xi Nguyễn Cao Kỳ Duyên và ca sĩ Khánh Ly đã xuất hiện trong buổi chiêu đãi của cán bộ Việt cộng Trần huy Sơn Phó Lãnh sự Đặc trách thương mại, Lãnh sự quán VC ở San Francisco tại Hungtington Beach. Truy nguyên nguồn gốc, “sự cố” đã xãy ra từ ngày 19/12/2009. Mãi gần một năm sau, ngày 22/11/2010, ông Ngô Kỷ mới phát giác và la toáng lên. Nhưng không hiểu vì sao giới truyền thông, các hội đoàn, các tổ chức cộng đồng đều đánh bài lờ, không nghe ai nhắc đến.
Trong lúc đó, cái link này phát tán về Việt Nam, chạy lòng vòng cả năm (dám chạy thẳng vô Bắc Bộ phủ và cả Bộ 4T nữa à nha) rồi chạy ngược qua Mỹ, tới tay người viết.

Người ta thấy ông họ Tô với cái trán hói bóng lưỡng, đang hể hả cười nói toe toét với các em cán bộ vẹm, vừa ăn uống nhồm nhoàm. Em Xi tấu hài Kỳ Duyên rất sex trong bộ váy màu đen hở rộng ngực.
Còn ca sĩ Khánh Ly thì rất ngây thơ cụ, ỏn ẻn nói rằng “tưởng hôm nay không được hát” (phục vụ) nên em ăn mặc không được chỉnh tề. Mặc dù em mặc rất Tây.

Không rõ suốt “đêm hôm ấy đêm gì” ba nhân vật này tí tởn, vui thú với các cán bộ vẹm ra sao. Đoạn clip ngắn này chỉ cho thấy Em Xi Kỳ Duyên rất hý hửng trân trọng giới thiệu một vị khách danh dự đêm nay: “Trưởng cơ quan Thương vụ và Đầu tư: ông Trần huy Sơn”. Đó là một tên mập ú, ngấn thịt ở cổ bị nghẹt bởi cái cà vạt thít chặt, vừa thở hổn hển vừa nói mấy câu cụt lủn, chào mừng các đại gia Việt kiều đã làm ăn với Nhà nước Việt Nam thời gian qua thành công tốt đẹp. Và ca sĩ Khánh Ly bẽn lẽn, e ấp con nai chà, khép nép xin hát bài Mưa hồng, nhạc của bồ tèo Trịnh Công Sơn, gọi là để đáp lời yêu cầu của vẹm.
Thật là một công đôi việc. Vừa nâng bi vẹm, vừa chứng tỏ lập trường của “Việt kiều tị nạn Cộng sản yêu Xã hội Chủ nghĩa”.
Ba nhân vật mà “vua biết mặt, chúa biết tên” này đã trốn chạy cộng sản trối chết từ cái nẫm 75, sao nay lại “hồ hởi phấn khởi” có mặt trong hang ổ của cộng sản?
Sự hiện diện của chúng có phải là đã theo đuôi voi hít bả mía hay “tát nước theo mưa” kiếm chút danh, chút tiền?
Chúng ta thử tìm hiểu xem và vì sao anh bạn quốc nội lại gán cho cái YouTube này một cái tên xấu xí, phản cảm: “Rận trong chăn hải ngoại”! Có phải là anh bạn có ý ám chỉ bọn ba người này là loài ký sinh?
Rận, rệp, chí (chấy) là loài ký sinh trùng sống bám loài người và cắn hút máu người để tồn tại. Khoảng thập niên 40 – 50 loài ký sinh này là một đại nạn cho người dân nghèo cả nước.

Sáng sáng, cái cảnh ngồi ngoài sân phơi nắng, chổ này, hai bà đè đầu nhau bắt chí, chổ kia, mấy ông cởi trần áo ra bắt rệp, chổ nọ, có người đem chăn ra, mò mẫm trong mấy đường viền tìm rận ẩn núp để giết…thường thấy ở làng nào, xóm nào cũng có.
Sau nhờ có chiến dịch “Diệt trừ sốt rét” phun thuốc D.D.T của chính phủ Ngô Đình Diệm phát động rộng rãi, sâu khắp thôn làng, xã ấp giúp dân, vừa trừ muỗi vừa diệt rận rệp nên đại nạn này đã được đẩy lui và cuối cùng loài ký sinh này gần như hoàn toàn bị tiêu diệt.

Nhưng thành ngữ “Có đắp chăn mới biết trong chăn có rận” đến nay vẫn thường được dùng để chỉ những việc tồi tệ, những người xấu xa, đồi bại trong nội bộ mà chỉ người trong cuộc mới biết rõ, giống như người đắp chăn bị rận đốt ngứa ngáy, khó chịu, trong khi người ngoài lại cứ tưởng họ đang sung sướng trong chăn ấm.

Những cán bộ cộng sản phản tỉnh như Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Dương thu Hương, Nguyễn minh Cần, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn thanh Giang… đã viết rất nhiều bài báo, công bố nhiều tài liệu tố cáo, vạch trần những thủ đoạn tàn ác, bịp bợm, dối trá của chế độ cộng sản Việt Nam ra ngoài cho bàn dân thiên hạ cùng biết, đều là “những kẻ đã đắp chăn cộng sản” một thời, nên biết rõ những con rận cộng sản trong chăn nó ghê tởm, đáng sợ đến như thế nào.

Anh bạn ở trong nước, xưa nay chân chỉ hạt bột, có lẽ cũng đã thiệt thà nghĩ như đinh đóng cột rằng tất cả những ai tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài đều là bất cộng đái thiên với cộng và quyết lòng chống cộng đến chiều, nên khi xem cái YouTube thấy có ba “nhân vật nổi cộm” lại có mặt trong hang ổ Việt cộng, lại còn “hồ hởi phấn khởi” nói cười thân thiết với chúng nữa nên mới ngạc nhiên, lấy làm lạ và bất bình mà gọi chúng là “rận trong chăn hải ngoại”.

Nghĩ như thế e cũng không sai. Cả ba nhân vật trên (và còn nhiều văn nghệ sĩ khác nữa) lâu nay quả là đã sống nhờ trong chăn bảo bọc, thương yêu của cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản.
Từ miếng ăn, cái uống hàng ngày, đến đời sống vinh hoa phú quí, lên xe xuống ngựa, nhà cao cửa rộng, nhất nhất mọi thứ cũng đều do cộng đồng tỵ nạn nuôi dưỡng cả.
-Ông Tô văn Lai. Một ông chủ báo ở Boston kể rằng: “Thuở còn hàn vi, chân ướt chân ráo mới qua Mỹ, thầy Lai tự mình ôm băng cát xét đi khắp nơi để bán lẻ.
Mỗi lần đến Boston đều ăn nhờ ở đậu nhà ông ta. Ông còn dẫn thầy Lai tới mấy tiệm bán đồ lưu niệm ở Boston và Dorchester giới thiệu để làm quen bán băng.
Mấy năm sau, nhờ quay video Paris by Night, kinh tế thầy Lai khấm khá lên. Khi nhà văn Duyên Anh, người đầu tiên viết lời giới thiệu cho các cuốn băng, chết, ông chủ báo chỉ đường cho thầy Lai mời ông nhà giáo kiêm nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đang ở dưới trướng của vợ chồng Hương-Nghĩa báo Làng Văn ở Canada, thay thế.
Không ngờ số tử vi của hai ông thầy hạp nhau nên con đường “phi thương bất phú” của thầy Lai phất lên như diều gặp gió. Và cũng từ đó, ông thầy họ Tô quên mất ông chủ báo năm xưa là ai nên một đi không bao giờ trở lại.
Cuốn Paris by night 40, chủ đề “Mẹ”, còn có tên là B40, đã một thời gian dài làm cộng đồng tị nạn “lên máu” vì hậu ý bưng bô tuyên truyền cho cộng sản. Thầy Ngạn “liều mình cứu chúa” ra sức bênh vực cho thầy Lai và thanh minh, thanh nga cho mình “rằng thì là”.
Nay thầy Lai chường mặt trong hang ổ Việt cộng, không biết thầy Ngạn sẽ biện minh ra sao. Hay là thầy Lai đã bán Thúy Nga cho tập đoàn Six Flags rồi? Hoặc giả hai thầy Lai-Ngạn sẽ hợp ca bài “Lý con sáo sang sông”: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” rồi cười trừ?
Trong cái YouTube này chỉ thiếu có mặt thầy Ngạn nữa là đủ bộ “Tứ nhân bang” Thúy Nga Paris by night. Thầy Ngạn đã bỏ lỡ một dịp may hiếm có. Uổng quá đi mất!
-Nguyễn Cao Kỳ Duyên tốt nghiệp luật sư nhưng không biết sao lại không hành nghề thầy cãi lại theo “anh Ngạn” kiếm cơm.
Ban đầu nói tiếng Việt còn ngọng nghịu, đôi khi nói trật bậy khiến khán giả cười ồ. Cô lại tưởng mình pha trò có duyên, cứ nói một câu rồi cười trước một tràng há há, hố hố rất là ngớ ngẩn, lãng nhách.
Tục ngữ có câu “Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên”. Không biết giờ này cô ta đã biết câu này chưa? Nếu không có “anh Ngạn” mơn bóng cho cô ta tung hứng thì liệu cô có còn đứng trên sân khấu được đến ngày hôm nay không?
Và nếu một ngày gần đây, “anh Ngạn” hết thời, không biết Kỳ Duyên sẽ sống bằng cách gì đây? Nói đùa thôi! Chứ em Kỳ Duyên mà “lộ hàng”, “khoe cái sự đời giữa đàng” ra như mấy pha trong cuốn băng Dancing with Stars của Thúy Nga thì khối có anh mời cô ta làm người mẫu, chụp ảnh sex làm bìa báo Playboy. Lúc ấy tha hồ mà ngồi đếm bạc cắc.
Dẫu sao thì em Kỳ Duyên cũng được thừa hưởng trọn vẹn cái “gien” di truyền của mẹ và cha, một loại “gien” đặc biệt của giống tê giác có da rất dầy, truyền lại, cổ kim hiếm có.
Cũng có thể sau này em sẽ theo cha Cao Kỳ làm nghề “cò đất”, tiếp tực sự nghiệp làm trung gian cho đại gia Đào Hồng Tuyển, người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Kỳ đã thành công với một thương vụ xây dựng resort và sân golf lên đến 1.5 tỉ Mỹ kim.
Hoặc vừa bưng phở vừa song ca với mẹ bản “Em như cô gái hãy còn xuân” để giúp vui cho thực khách cũng được ối tiền.
-Em Khánh Ly, khoảng năm 1960-1964, đi hát vất vả ở các phòng trà Đà lạt với cái hỗn danh là “Mai chân voi”, mặt mũi nhếch nhác, mấy năm trời mà chẳng ai biết đến cái tên Khánh Ly.
Năm 1965, tình cờ anh Trịnh công Sơn “nhứt y nhứt quởn” nhà mình, năm ba bữa lại bỏ đám học trò Thượng lem luốc, bẩn thỉu ở Bảo Lộc, vù lên Đà Lạt cặp với em, để nhờ em lăng xê “chùa” mấy bản tình ca của mình thuở còn đang là giáo sinh sư phạm Qui Nhơn như “Diễm xưa”, “Nắng thủy tinh”, “Biển nhớ”, “Nhìn những mùa thu đi”… trên đài phát thanh Đà Lạt. Danh chưa nỗi mà tiếng thì đã mang.
Thật oan cho em Mai quá. Có tiếng, không có miếng.Người viết vốn quen với anh nhạc sĩ này từ lâu, biết tỏng anh là “liệt sĩ”, chẳng đánh đấm được gì sất.
Mãi đến mùa hè năm 1967, bị tên đao phủ thủ Hoàng Phủ Ngọc Tường cấy “sinh tử phù CS”, anh Sơn làm tập “Ca khúc Da vàng” rồi trốn lính, mang nhạc và em “Mai chân voi” về Sài Gòn hát cho sinh viên nghe. Lại được cái đám sinh viên “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” Mẫm, Toại…thổi ống đu đủ lên, từ “chân voi” thành “Nữ hoàng chân đất”, em Lệ Mai bỗng nổi tiếng ngang xương.
Kể từ đó em thành “danh ca” và cứ phơi phới đi lên trong làng ca hát. Để trả ơn, cũng là để hưởng ké chút hào quang của anh nhạc sĩ phản chiến, lúc nào em cũng “anh Sơn ơi! anh Sơn hỡi”, giống tư cách anh hoạ sĩ Nguyễn văn Liễu tự Trịnh Cung, rất là lố bịch.
Cũng kể từ đó, em Khánh Ly trở nên chảnh, kiêu kỳ kiểu “trưởng giả học làm sang”, về nước tuyên bố nhiều câu láo lếu để “đắc nhân tâm” với cộng, khiến bà con hải ngoại thất vọng, mất cảm tình dần. Tuy nhiên em vẫn sống khoẻ, sống hùng trong chăn khoan dung, nhân hậu của cộng đồng.
Để biết thêm con người mặt sấp, mặt ngữa của em, chúng ta xem lại một bài báo của vẹm, tờ ANTG, ca ngợi em như thế nào với nhan đề: “Ca sĩ Khánh Ly… lại nhúng chàm”
Trích:
Ngày 10/1/2006, tại bang California, Mỹ, ca sĩ Khánh Ly (KL) đã có cuộc trò chuyện trực tuyến trên mạng Internet do một tờ báo nổi tiếng chống Cộng, tổ chức. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như trong cuộc trò chuyện này, KL không tuôn ra những lời nói ngược lại hoàn toàn với những gì mà KL đã bày tỏ trong 2 lần về thăm quê nhà.
“Cuối năm 1996, khi KL cùng chồng là Nguyễn Hoàng Đoan (một nhà báo thời chế độ cũ, nổi tiếng không kém KL trong lĩnh vực chống cộng ở hải ngoại) làm đơn xin phép về Việt Nam thăm gia đình, và đã được Nhà nước chấp thuận. Ngày 8/1/97, KL nhập cảnh tại sân bay TSN…
Thời điểm này, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với KL và được KL cho biết: “Ở bên Mỹ, người ta tuyên truyền dữ lắm. Nào là nghệ sĩ như tụi tôi về đây, sẽ bị theo dõi 24/24 giờ, bị làm khó dễ, thậm chí có thể bị bắt”.(?)
Trong buổi tiếp xúc, gần suốt 2 giờ đồng hồ, KL đã thanh minh về những gì mình làm trên đất Mỹ. KL nói: “ Tôi rất hối hận, tôi mong muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Trả lời về việc tham gia đại nhạc hội do “nhóm phản động Hoàng Cơ Minh” tổ chức, KL cho biết”:
“Tôi tham gia vì ham vui, vì… tiền chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh. Sau khi thấy rõ những chuyện bịp bợm, tôi từ từ rút lui bằng cách mỗi khi “chúng nó” (nguyên văn chữ dùng của KL) mời tôi hát, tôi lại nói bận hát chỗ này, chỗ kia rồi”. Nhận định về nhóm Hoàng Cơ Minh, KL thẳng thừng:
“Chúng nó điên hết chứ có tỉnh táo gì đâu. Thật ra tôi chẳng sợ chúng nó, chúng nó chỉ chuyên nghề chụp mũ, đe dọa là tài…”
Ngày 4/5/2000, KL nhập cảnh VN lần thứ hai, vẫn với lý do về thăm gia đình. Gặp gỡ chúng tôi, KL ra sức bào chữa rằng, dưới sức ép của đám phản động, KL buộc lòng phải hát vì “không hát thì coi như không xác định lập trường… chống cộng”.
Một lần nữa, KL lại “hối hận”, lại “xin tha thứ”, lại “mong trong nước hiểu cho hoàn cảnh của tôi”. Hỏi về cảm tưởng KL qua những ngày về thăm quê KL đáp: “Vui lắm, thoải mái lắm. Chỉ riêng lĩnh vực ca nhạc thôi, ở Mỹ làm sao mà tổ chức được một live show. Hầu hết đều hát ở trong phòng trà, nhà hàng ăn, trong… sòng bạc.
Còn ở VN, tôi thấy làm live show rất tự do…Ở bển nghe tuyên truyền dữ lắm, nhưng về đây mới biết họ chỉ tuyên truyền bịp bợm. Trong mấy ngày vừa qua, tôi đi nhiều nơi, và thấy không khí ca nhạc rất sôi nổi. Ngay cả những quán ăn cũng có “hát với nhau”, ai thích hát thì cứ lên hát’
Điều chắc chắn là trong buổi giao lưu trực tuyến này, KL không phải chịu sức ép của một ai để… bày tỏ lập trường chống cộng như KL đã từng thanh minh trước đây cũng như không thể nói vì ham vui, hay vì thiếu nhận thức. Một lẩn nữa, KL lại… nhúng chàm.
Cuối cùng, có thể khẳng định một điều: Nếu không có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, KL bây giờ vẫn là Nguyễn Lệ Mai, và có thể đang cà lơ phất phơ đâu đó… Còn Trịnh Công Sơn không có KL, thì vẫn cứ nổi tiếng như thường. Qua buổi trò chuyện trực tuyến này, KL đã tự tay mình, đóng chặt cánh cửa về với mái nhà quê hương, dân tộc”.
(Ngưng trích)
Bỏ qua luận điệu rất ngây ngô, trẻ con của báo ANTG về những lời lẽ đầy hậm hực vì đã bị Khánh Ly lừa với chiêu thức “đi với ma mặc áo giấy” trong những lần về nước, để “lật tẩy” tố ngược cô ca sĩ này với hải ngoại như một cách “mách bu”, người ta thấy em Khánh Ly rõ ràng là một kẻ “sớm đầu tối đánh”, “gió chiều nào phất theo chiều ấy”.
Ở đây nói khác, về nước nói khác, y như con tắc kè đổi màu da. Cũng chỉ vì tiền mà thôi. Về tiền thì Khánh Ly vẫn nổi tiếng về quái chiêu “Xù show nâng giá”. Báo ANTG được dịp tố xả láng để hạ nhục cô ca sĩ “nhúng chàm” đã lừa chúng:
“Cũng cần nhắc thêm rằng ở Mỹ, giới văn nghệ đã đặt cho KL 2 biệt danh là “ca sĩ xù show” và “nữ hoàng nâng giá”. Sở dĩ có chuyện này là vì rất nhiều nhạc hội, mặc dù đã nhận lời nhưng đến phút chót, KL đòi tăng tiền cát sê, không tăng không hát.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, khi môi giới cho KL đi hát tại Philippines với giá 3.000 USD nhưng vài ngày trước khi lên đường, KL đòi thêm 2.000 USD nữa khiến Trầm Tử Thiêng phải móc tiền túi ra bù để giữ uy tín. Chả thế mà trước khi chết, trong di chúc, Trầm Tử Thiêng dặn gia đình cấm cửa KL, không cho phép đến viếng.
Trong show “Đêm dạ vũ mùa đông”, tổ chức vào ngày 20/12/2002 , KL cũng đòi tăng thêm 2.000 USD mới chịu hát. Bầu show của chương trình này là bà Nga, đã cay đắng: “Khi nghe tôi nói có mời KL, nhiều người khuyên tôi nên cẩn thận. Tôi nghĩ không đến nỗi vì tôi đồng ý với giá tiền mà KL đưa ra, lại thêm Duy Thanh cam kết, bảo đảm nữa. Ai dè…”.
Trong một show khác tổ chức ở thành phố Phoenix , ca sĩ Lệ Thu và KL cùng được mời, nhưng KL cho rằng show này do Lệ Thu đứng sau lưng, tổ chức, và Lệ Thu sẽ kiếm lời nhiều nên KL… xù, lấy lý do phải sang Nhật. Lệ Thu nói:
“Theo tôi biết thì cô ta không có đi đâu hết, mà do tức nên cô ta xù show. Bầu Nam ở Atlantic City cũng là nạn nhân của KL: “Năm 2003, tôi và anh Hưng tổ chức một đêm ca nhạc, có mời KL và KL đã đồng ý cát sê là 3.000 USD.
Nhưng, trước ngày diễn ra đêm nhạc, KL điện thoại, yêu cầu phải thêm 2.000 USD

0 comments:

Powered By Blogger