Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-12-12
Hình minh họa chụp năm 2011 tại Hà Nội. |
Công
luận tại Việt Nam trong tuần đầu tháng 12 xôn xao về việc công khai từ
từ bỏ đảng Cộng sản của các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và bác sĩ
Nguyễn Đắc Diên tại Sài Gòn.
Trước
đó có một số người từng thực hiện biện pháp tương tự; tuy nhiên số này
vẫn còn là thiểu số trong chừng hơn ba triệu đảng viên tại Việt Nam.
Lời nói không đi đôi với việc làm
Danh
sách những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức công khai làm
đơn ra khỏi đảng, hồi tháng 7 vừa qua lại có thêm một tên mới là ông
Nguyễn Thái Sơn.
Trong
đơn ra khỏi đảng, ông này nêu rõ ‘Có thể nào một cán bộ, đảng viên suốt
đời gương mẫu, cần cù, chịu khó làm việc, tin tưởng vào pháp luật và hệ
thống chính quyền của nhà nước đấu tranh bảo vệ lẽ phải lại trở thành
thảm họa’.
Ông Nguyễn Thái Sơn năm nay đã 70 tuổi cho biết lý do khiến ông phải đi đến quyết định ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Lý do chính là lời nói không đi đôi với việc làm, chính sách, chủ
trương, cương lĩnh, nghị quyết của Đảng không được thực hiện. Thứ hai
nhiều vấn đề bất bình trong xã hội do chủ trương, đường lối không đi đôi
với thực hành nên gây cho tôi những thảm họa. Vụ việc của tôi báo chí
đã đăng rất nhiều, và nhiều cơ quan pháp luật cũng xác nhận chuyện này
là chuyện vi phạm luật pháp, nhưng cuối cùng họ cũng làm tầm bậy, tầm
bạ. Chính vì thế tôi cũng báo cáo lên trong chi bộ vụ việc này không làm
đến nơi đến chốn thì Đảng cũng chẳng có việc gì nữa nên tôi xin nghỉ
sinh hoạt đảng, vì sinh hoạt đảng như thế là hình thức, là vớ vẩn thôi.
Qua chuyện tôi đi khiếu kiện cũng gặp trong xã hội nhiều chuyện cũng
rất bức xúc. Nhiều người cũng rất khổ sở. Ngay cả chúng tôi là người có
học, có hành, đọc báo, đọc luật và có thể hiểu; còn nhiều người dân quá
cực khổ không có điều kiện đọc nên không hiểu nhiều. Nhiều người cũng
không có tài liệu bằng chứng, mất thời giờ cho chuyện ấy mà không giải
quyết được. Vấn đề của chúng tôi làm rất chính đại, quang minh, đàng
hoàng; đấu tranh có tổ chức mà họ còn làm bậy như thế thì những người
không có điều kiện như chúng tôi họ khổ như thế nào!
Thực chất vấn đề tôi xin ra đảng là đấu tranh cho một xã hội bình đẳng,
công minh. Tôi đã gửi trên 4.000 đơn đến các cơ quan bảo vệ pháp luật,
các cơ quan quốc hội, chính phủ mà họ không giải quyết thì trách nhiệm
của họ ở đâu, làm gì?
Liên quan đơn (xin ra đảng) vừa rồi tôi cũng muốn dư luận của xã hội,
kể cả dư luận quốc tế vì đây là chân lý - lẽ phải mà; trắng đen phải
phân minh thì xã hội mới phát triển lành mạnh được. Nếu tình hình thế
này kéo dài thì đất nước sẽ trở nên tồi tệ, con người sẽ trở nên rất
xấu.”
Khó tìm người cùng chí hướng
Một
đảng viên trẻ công khai từ bỏ lý tưởng cộng sản được nhiều người biết
đến là anh Nguyễn Chí Đức. Sau một năm ra khỏi đảng, anh có bài viết
mang tựa ‘Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng sản’.
Các Đại biểu đang biểu quyết tại Đại hội đảng XI hôm 17-01-2011. AFP PHOTO. |
Trong
bài anh có câu ‘Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt
ra khỏi chuyện cơm áo, gạo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa - nặng tình,
chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng.’
Anh Nguyễn Chí Đức cho biết:
“Khó tìm người mong muốn và người mình mong muốn. Bản thân công an địa
phương họ cũng tìm cách ngăn trở chuyện những người như tôi tụ lại thành
một điểm nào đấy. Vừa rồi tôi có tìm đến những người đảng viên có suy
nghĩ không tin vào đảng, và tôi đánh bài ngửa với họ mời bác, mời anh có
uy tín làm hội trưởng (từ rất khiêm tốn, không nói là đảng trưởng) quy
tụ những người như tôi, nhưng nhiều người không dám. Thực tế như ông Lê
Hiếu Đằng, ông đã dám bỏ đảng đâu. Nếu ông bỏ đảng tôi sẽ đến ngay để
bàn, hoặc tôi với góc độ người thế hệ sau để ‘một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại nên hòn núi cao’. Tôi đã bỏ rồi, tôi cần những người
dám đoạn tuyệt và ly dị tổ chức cộng sản thì mới tin nhau được. Chỉ tin
nhau qua hành động, chứ không thể qua những lời nói trên mạng. Cũng như
trong chuyện tình cảm, phải ly dị mới có thể tìm người khác, đối phương
mới yên tâm hơn.”
Bản
thân ông Nguyễn Thái Sơn vì tố cáo tham nhũng và việc bảo kê, bao che
cho hành vi phạm pháp mà theo ông là tội ác, nên bản thân ông bị trù
dập, trả thù. Ông cho biết cũng khá đơn độc, khó tìm được người đồng cảm
lên tiếng bênh vực ông:
“Ở Việt Nam có những người cũng biết đó là sự thật, nhưng không dám can
thiệp vì họ sợ liên lụy đến vấn đề này, vấn đề khác. Ở Việt Nam mà làm
được điều đó là có nghị lực phi thường rồi. Bình thường họ sợ nhiều vấn
đề phức tạp nên không dám làm. Thứ hai xã hội không có trách nhiệm nên
nhiều người cũng bàng quang trong vấn đề này.”
Bất hạnh của dân tộc?
Anh
Nguyễn Chí Đức còn viết thêm rằng ‘Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi
nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn: ĐCSVN đã tàn phá nặng nề
khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam
trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực
đầy nhiệt huyết .”
Theo anh Nguyễn Chí Đức thì đó là nỗi bất hạnh cho dân tộc Việt Nam:
“Bản thân người cộng sản đi đầu độc người khác nhưng chính họ cũng bị
đầu độc. Bản thân những người mới vào đảng ai cũng đầy nhiệt huyết,
thông minh, có chí khí; nhưng vào tổ chức này nó làm cho người ta phải
nói dối, rồi phải luồn cúi; nhất là trong xã hội bây giờ muốn lên chức
trưởng, phó phòng phải biết nịnh bợ rồi, phải biết ‘thượng đội, hạ đạp’,
phải biết dùng tiền để lên chức cao hơn. Đó là cấp thấp nhất, cấp càng
cao thì tha hóa càng cao. Mà đã tha hóa cao đến mức vào Quốc hội rồi mà
bỏ đảng thì họ khui ra đầy ‘phốt’ ngay. Thời bây giờ nói thật những người phản tỉnh ở cấp cao cũng chả tốt đẹp gì đâu,
hiếm lắm. Thời chống Pháp thì nhiều, vì đó là thời các tiền bối cộng
sản phần lớn họ trong sạch, có lý tưởng; nên khi họ phản tỉnh thì họ đa
số được mọi người tín nhiệm, lắng nghe ví dụ như ông Trần Độ, hay Hoàng
Minh Chính, Trần Xuân Bách. Những người đó, thời chưa có Internet, tôi
nghe bố mẹ, hàng xóm bàn tán cả tuần về những người đó.”
Người
cựu đảng viên Nguyễn Thái Sơn mới ra khỏi đảng từ hồi tháng 7 thì cho
rằng những người bị oan ức cùng cảnh ngộ như ông không có được một chỗ
dựa nào tại đất nước Việt Nam:
“Vấn đề ở Việt Nam hiện tại không có chỗ dựa nào cho những người thẳng thắn đấu tranh như thế.”
Trong
bài viết sau một năm từ bỏ Cộng sản, anh Nguyễn Chí Đức trích lại lời
nói của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ‘Đừng nghe những gì Cộng sản
nói mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm’. Đó là một trong ba cảnh tỉnh
chân thành mà anh Nguyễn Chí Đức đưa ra.
0 comments:
Post a Comment