Trong bài viết trên, tôi cũng đã viết rõ những tố cáo về chế độ CSVN của những tên “ăn cơm Quốc Gia thờ ma VC” Lê Hiếu Đằng trong bài viết “Những suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh”, Hồ Ngọc Nhuận trong bài “Phá xiềng” chẳng có mùi mẽ gì so với những quyển tiểu thuyết “Những Thiên Đường Mù”, “Tiểu Thuyết Vô Đề” và những bài viết “Những tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen” và những bài viết tố cáo đảng CSVN đã “dẫn hổ về thịt dê nhà” và kêu gọi Quân Đội Nhân Dân đứng lên “chém chết những con đĩ Mỵ Châu (tức 14 tên đầu lĩnh bán nước trong Bộ Chính Trị) đang nằm dạng háng chờ những thằng Trọng Thủy phương Bắc (tức bọn Trung Cộng)”.
Theo tôi nghĩ, vở kịch “phản tỉnh” của nhà văn DTH đã hạ màn khi bà ta được sang định cư tại Pháp và viết quyển “Đỉnh Cao Chói Lọi” để ca tụng tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh.
Cũng như diễn viên “phản đảng cuội” Bùi Tín đã lộ mặt quá rõ qua những việc làm của ông ta tại hải ngoại trong hơn 20 năm qua.
Do đó, trong bài viết này tôi sẽ đề cập sơ lược đến “những vở kịch phản tỉnh, phản kháng” do các diễn viên Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận thủ diễn.
Ông Nguyễn Hộ, một đảng viên CS có 50 tuổi đảng đã viết các quyển “Quan điểm và Cuộc sống”, “Chỉ có con đường duy nhất: Lột Xác”, “Bức thư ngỏ về giải pháp hoà giải dân tộc”. Ông này đã từng tuyên bố rất quyết liệt: “Căn nhà ở đường Trần Quốc Thảo sẽ là mồ chôn xác tôi”.
Vì vai diễn của ông này “quá đạt” nên có 2 ông trí thức ở hải ngoại là ông kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng(ở Pháp) và ông Tiến sĩ Nguyễn Bá Long(ở Canada) đã “suy cử” ông này lên làm “minh chủ” cỗ xe “Mặt Trận Dân Chủ”. Ông Nguyễn Hộ, từ trong nước đã “ị” từ trên đầu hai ông trí thức Kiểng, Long mà “ị”xuống. Báo hại hai ông “trí thức đầu ruồi” này lãnh đủ cả “thùng phân phản kháng” của ông Nguyễn Hộ. (Xin xem phụ bản)
Về chuyện của cố Trung Tướng Trần Độ xin xem bài viết “Trần Độ: Chống Đảng để cứu Đảng” của Lão Móc.
Về chuyện ông Hoàng Minh Chính xin xem bài viết “Từ từ mà điên” của bình luận gia Kiêm Ái.
Về màn giễu dở của 2 diễn viên Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận xin mời độc giả đọc “góp ý” sau đây của nick có tên “quandannambo” góp ý dưới bài của ông đảng viên Việt Tân Nguyễn Khắc Long, tức Hoàng Long,tức Chim Quốc Quốc (thành viên Việt Tân, người từng bị nghi ngờ có dan díu với Công An Việt Nam gài bẫy bắt Phương Lê 286, nhưng bắt hụt, lại bắt cô Lô Thanh Thảo, người bạn của cô ấy) phỏng vấn ông Bùi Tín như sau:
“Thấy quý vị bàn việc nước dễ như ăn kẹo, thật buồn cười. Nếu những tay đổ tể như Lê Hiếu Đằng buông dao vào giờ thứ 25 mà cứu được nước thì Việt Nam đã được cứu từ lâu. Trò phản tỉnh là sáng kiến của Ba Đình Hà Nội đưa ra, tính đến nay đã được khoảng 20 năm tuổi. Ý đồ chính là mở một cửa sau để thoát hiểm phòng khi chế độ sụp đổ và cũng để hoá giải những khó khăn trên mặt trận tư tuởng văn hoá. VC tính toán rất gian manh và xảo quyệt. Tay lão thành cách mạng phản tỉnh Lê Hiếu Đằng là người thứ 201 trong danh sách diễn viên. Phản tỉnh LHĐ chẳng đáng xách dép cho phản tỉnh cộm cán Hoàng Minh Chính. Đây chỉ là trò thay đổi diễn viên. Đảng viên phản tỉnh miền Bắc đã hết ăn khách, nên phải đưa đảng viên phản tỉnh Nam Bộ lên sân khấu lên vai diễn. Trung tâm phản tỉnh Hà Nội đã đóng cửa nếu quý vị đảng viên lão thành cách mạng nào có nhu cầu phản tỉnh…thì xin liên hệ với trung tâm phản tỉnh Sàigòn. Phản tỉnh Bùi Tín bơm hơi cho phản tỉnh LHĐ là đúng bài bản của Ba Đình. Nồi nào úp vung nấy. Màn kịch phản tỉnh diễn đã được 20 năm. Xin quý vị hãy làm lễ tổng kết để rút ưu khuyết điểm, phê bình và tự phê để làm các màn kế tiếp hấp dẫn hơn.”
*
Về một số ý kiến cho rằng
không nên “đánh phá” “nhân thân”của hai ông “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng
sản” LHĐ, HNN, cứ để hai ông này làm coi thật hay giả, rồi hãy có phản
ứng, thì xin thưa:
Cá nhân tôi, LM, chỉ phê phán và đánh giá việc làm của hai ông này, chứ không đánh phá!
Cũng như trong quá khứ, tôi đã phê phán và đánh giá nhà văn Dương Thu
Hương, các ông Bùi Tín, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Minh
Chính… cũng như đã phê phán những cá nhân và những tổ chức, đảng phái
tại hải ngoại.Xin hãy phân biệt: Phê phán không phải là đánh phá!
*
PHỤ BẢN (về diễn viên Nguyễn Hộ)
Bà Ngô Bá Thành, người theo đảng CSVN vào giờ thứ 25, đã trả lời phóng viên ngoại quốc về số phận của “bọn ngụy quân, ngụy quyền” như sau:
“Đảng và Nhà nước cho các ngụy quân, ngụy quyền đi học tập cải tạo là nhân đạo lắm rồi. Lẽ ra phải đem những người này ra mà bắn (sic!)”. Do đó; “bọn ngụy quân, ngụy quyền” của miền Nam cũng không nên “chạnh lòng” mà làm gì khi nghe Ông Nguyễn Hộ, người đã hãnh diện tự xưng “đã đi làm cách mạng 56 năm” tuyên bố: “Nhà cửa của ngụy thì ta ở, vợ của ngụy thì ta xài, con của ngụy thì ta sai, còn bọn ngụy thì ta đày chúng nó lên vùng rừng sâu, nước độc!”.
Ông Nguyễn Hộ, người tuyên bố câu nói để đời này, đã qua đời vào ngày 2-7-2009.
“Các nhà tranh đấu dân chủ, tự do” từ trong nước hết lời lên tiếng ca tụng “sự nghiệp tranh đấu cho tự do, dân chủ” của ông Nguyễn Hộ.
“Quan điểm tựa Sáu Dân, mấy trận sửa sai thành quyết tử
Cuộc sống như Năm Hộ, hai lần kháng chiến để trường sinh”.
Đây là câu đối do ông Hà Sĩ Phu và thân hữu gửi đến đám tang của “nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ” Nguyễn Hộ.
Vào năm 1996, tại hải ngoại có ông Tiến sĩ Nguyễn Bá Long ở Canada và ông kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng của nhóm Thông Luận ởPháp xúm nhau vào suy tôn “nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ” Nguyễn Hộ lên làm MINH CHỦ, nhưng ông này không chịu. Lúc đó chúng tôi có viết bài viết này với cái tựa đề “Góp ý với ông Trần Bình Nam: Phê phán không phải là đánh phá”.
Nay, “nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ” Nguyễn Hộ đã qua đời, không thấy “các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ ở trong nước” ghi lại SỰ KIỆN LỊCH SỬ ông Nguyễn Hộ ĐƯỢC “các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ ở hải ngoại” là các ông Nguyễn Bá Long, Nguyễn Gia Kiểng SUY TÔN LÀM MINH CHỦ!
Đề nghị “các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ ở trong nước”ghi thêm “thành tích vĩ đại” này vào sự nghiệp của ông Nguyễn Hộ.
*
“Kính gởi giáo sư Nguyễn Bá Long.
Thưa ông,Vừa qua, ông có hỏi tôi về một bức thư ngỏ gởi cho cộng đồng người Việt hải ngoại bên dưới có ghi tên tôi – Nguyễn Hộ – có phải là của tôi không? Vì tôi chưa có và chưa kịp đọc bức thư ấy nên tôi chưa kịp trả lời ngay cho ông. Nay thì sau khi đọc được nó rồi, tôi xin khẳng định với ông là từ đầu năm 1996 đến nay (gần 4 tháng) tôi không hề viết bức thư ngỏ nào gửi cho cộng đồng người Việt hải ngoại cả (chỉ trừ bức thư tôi viết vào cuối năm 1995 để trả lời các câu hỏi của ông đặt ra sau khi ông đọc thư ngỏ của tôi về giải pháp hòa giải hòa hợp dân tộc ở Việt Nam). Chắc ai đó ở hải ngoại với động cơ và ý đồ gì thì tôi không rõ, đã mạo danh tánh tôi, viết ra bức thư ngỏ ấy. Đó là điều sai trái. Vậy xin thông báo ông rõ để tránh lầm lẫn. Cái gì của tôi viết thì tôi khẳng định nó là của tôi như “Quan điểm và cuộc sống”, “Chỉ có con đường duy nhất: Lột xác”, “Bức thư ngỏ về giải pháp hòa hợp hòa giải dân tộc”. Ngoài ra, cái gì không phải của tôi (dù có ghi rõ tên tôi) thì tôi phải khẳng định nó không phải là của mình.
Sự đời thật phức tạp. Mong ông hiểu cho. Chúc ông luôn vui khoẻ và hạnh phúc.
Thân ái
(ký tên)
Nguyễn Hộ”.
Trên đây là lá thư viết tay không đề ngày của ông Nguyễn Hộ gửi cho ông Nguyễn Bá Long, để trả lời với ông Long cùng một số người khác ồn ào suy cử ông Nguyễn Hộ làm lãnh tụ.
Trái núi đẻ ra con chuột. Mọi chuyện bắt đầu từ nhóm Thông Luận của ông Nguyễn Gia Kiểng ở Paris, đưa đến sự sai lầm đáng tiếc của ông Nguyễn Bá Long ở Canada.
Về việc này, ông Trần Bình Nam của Tổ chức Phục Hưng đã viết một bài, tựa đề “Ông Nguyễn Hộ và bà Dương Thu Hương” với nội dung bào chữa cho việc làm của nhóm Thông Luận, trách móc ông Nguyễn Hộ chấm dứt với kết luận:
“Hãy để cho ông Nguyễn Hộ trở về hàng ngũ của ông, trên con đường tranh đấu, ta còn gặp lại ông. Nhưng không vì một lý do nào người quốc gia phải đánh nhau vì lá thư không đề ngày của ông Nguyễn Hộ.” (Trần Bình Nam, Bài đã dẫn).
Diễn tiến sự việc:
- Đầu tháng 3-1996, nhóm Thông Luận của ông Nguyễn Gia Kiểng phổ biến một lá thư ngỏ, không có ký tên, đề ngày 19-2-1996, nói là của ông Nguyễn Hộ, nội dung kêu gọi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước thuộc mọi phe phái thành lập một mặt trận dân chủ.
- Ngay sau đó, ông Nguyễn Bá Long và nhóm của ông đã đứng ra thành lập một mặt trận dân chủ, suy tôn ông Nguyễn Hộ lên làm Chủ tịch và ông Nguyễn Bá Long tự phong là Tổng thư ký. Ông Nguyễn Bá Long kêu gọi sự ủng hộ của mọi người đối với việc suy cử ông Nguyễn Hộ của ông.
- Tháng 7-1996: Ông Nguyễn Hộ gửi ra hải ngoại lá thư viết tay, có ký tên, nhưng không đề ngày viết. Nguyên văn bức thư này đã được ghi lại như ở phần đầu bài viết này. Lá thư tuy không đề ngày, nhưng qua nội dung, ông Hộ cố ý để lộ cho mọi người là ông viết bức thư nói trên vào khoảng cuối tháng 4-1966 (“… Từ đầu năm 1996 đến nay (gần 4 tháng) tôi không hề viết bức thư ngỏ nào…”. Thư ông Nguyễn Hộ đã dẫn ở đầu bài). Còn thời gian chính xác khi ông Nguyễn Hộ viết lá thư này là điều cần phải xét lại.
- Trong bài “Ông Nguyễn Hộ và bà Dương Thu Hương”, ông Trần Bình Nam viết:
“Dư luận vốn thích chuyện ‘scandale’ nên thư ông Nguyễn Hộ trở thành lý do ngon lành để các đoàn thể chính trị hải ngoại chỉ trích và tố cáo lẫn nhau. Biết đâu đó cũng là điều ông Nguyễn Hộ muốn. Vào lúc Thông Luận phổ biến thư ngỏ, ông Nguyễn Hộ đang bị chính quyền Cộng sản bao vây và một phụ tá của ông Nguyễn Hộ đã liên tục thúc hối Thông Luận phổ biến thư ngỏ. Bản văn do Thông Luận thảo, đã được trao đổi với ông Nguyễn Hộ, thời gian ông chưa bị bao vây, mặc dù chưa chung quyết. Trước khi phổ biến, tài liệu đã được sửa đổi theo yêu cầu của người phụ tá ông Nguyễn Hộ…” (TBN, Bđd).
Như vậy rõ ràng, bức thư ngỏ đề ngày 19-2-96 do nhóm Thông Luận phổ biến và tuyên bố là của ông Nguyễn Hộ, thực sự không do chính tay ông Hộ viết, và không được gửi đi từ Việt Nam, do đó không có chữ ký của ông Nguyễn Hộ. Bức thư do nhóm Thông Luận thảo ra, và theo ông Trần Bình Nam, đã có những trao đổi giữa ông Hộ và nhóm Thông Luận về nội dung bức thư. Nhưng vào thời điểm cuối cùng trước khi lá thư được phổ biến, Thông Luận không còn liên lạc được với ông Hộ. Thông Luận, chỉ còn liên lạc được với “người phụ tá” của ông Hộ, và nội dung bức thư đã được sửa chữa lại theo lời yêu cầu của người này.“Người phụ tá” này là ai mà được Thông Luận tin tưởng và nghe theo?
“… Trong khi đó người phụ tá của ông Nguyễn Hộ thúc đấy Thông Luận phổ biến lá thư ngỏ đã soạn thảo trước kia với vài thay đổi. Qua nhiều năm làm việc với nhau, Thông Luận không nghi ngờ gì về ý muốn của ông Nguyễn Hộ qua người phụ tá nên đã phổ biến thư ngỏ ngày 19-2 như một văn kiện do ông Nguyễn Hộ ký…” (TBN, Bđd).
Rõ ràng Thông Luận và “người phụ tá” của ông Hộ mới thực sự là tác giả bức thư và cũng là người đã chịu trách nhiệm phổ biến lá thư đề ngày 19-2-96. Ông Trần Bình Nam đã bỏ công bào chữa cho nhóm Thông Luận:
“… Vì hoàn cảnh khắc nghiệt, ông Nguyễn Hộ không ký được, nay ông có quyền nói ông không ký nhưng hàm ý rằng Thông Luận giả mạo tên của ông là điều quá đáng…” (TBN, Bđd).
Trên lý lẽ, nhóm Thông Luận khó bào chữa việc mạo danh người khác. Thông Luận đã thảo ra bức thư, “người phụ tá” của ông Hộ góp ý kiến sửa đổi, sau đó đem phổ biến dưới tên ông Nguyễn Hộ. Màn kịch do Thông Luận và một vài người – chưa rõ danh tính, gốc gác – mệnh danh phụ tá cho ông Hộ góp tay dựng nên. Bào chữa chuyện mạo danh này bằng cách nói rằng nội dung bức thư được trao đổi trước là không thuận lý. Cho dù lá thư ấy được chính tay ông Hộtừ trong nước gửi ra nhưng không có chữ ký của chính ông Hộ thì Thông Luận cũng không thể phổ biến dưới danh nghĩa của ông Hộ được. Đó là một kẽ hở cố tình trên khía cạnh pháp lý. Chỉ có một trong hai điều sau đây là có thể được mọi người chấp nhận:
Thông Luận đã dựng nên màn kịch, hoặc Thông Luận tỏ ra hết sức ngờ nghệch về pháp lý và không có sự thận trọng cảnh giác tối cần thiết trong khi đối đầu với những người Cộng sản.
Đối với nội tình trong nước, ông Trần Bình Nam nhận định: “Thời gian gần Đại hội 8, khoác bên ngoài là sự tranh chấp giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cởi mở (kinh tế và chính trị) kỳ thực bên trong là sự tranh chấp giữa hai khuynh hướng Bắc Nam trong Đảng. Võ Văn Kiệt bị nhóm bảo thủ Hà Nội tìm cách bứng ra khỏi vị trí quyền lực, ông bèn trở về huy động lực lượng gốc miền Nam, trong đó có nhóm ông Nguyễn Hộ để tự tồn… Cho nên ông Hộ đổi liên minh là phải vì liên minh với các đảng viên Cộng sản gốc miền Nam mới có khả năng thay đổi thế cờ…” (TBN, Bđd).
Lẽ ra nên có sự cảnh giác trước khi có chuyện này xảy ra. Ông Trần Bình Nam cho rằng tại “dư luận vốn thích chuyện ‘scandale’ nên thư ông Nguyễn Hộ trở thành lý do ngon lành để các đoàn thể chính trị hải ngoại chỉ trích và tố cáo lẫn nhau”. Nếu ông Trần Bình Nam để ý sẽ thấy dư luận đã lên tiếng phê phán ngay từ khi ông Nguyễn Bá Long bắt đầu lên tiếng suy cử ông Nguyễn Hộ, chứ không phải lên tiếng sau khi ông Nguyễn Hộ gửi ra hải ngoại lá thư có ký tên nhưng lại không đề ngày!
Mọi người đã lên tiếng cảnh giác trước khi ông Nguyễn Bá Long rơi xuống cái hố do chính ông, Thông Luận và “người phụ tá” của ông Nguyễn Hộ góp tay đào nên. Ông Nguyễn Bá Long đã vô tình đào sâu cái hố rồi chính mình rơi xuống đó. Còn Thông Luận và những “người khác” khi góp sức khoét sâu cái hố cho ông Long và những người theo ông; chưa chắc đã là sự vô tình!
Còn về phần ông Nguyễn Hộ, để giải thích sự thay đổi của ông này, ông Trần Bình Nam viết: “… Trước kia Nguyễn Hộ giận Võ Văn Kiệt, cho rằng ông Kiệt liên kết với đám cầm quyền Hà Nội để bắt nạt anh em đảng viên tiến bộ ở miền Nam và nhất là đã xử tệ với ông, nhưng sau đại hội 8, ông Võ Văn Kiệt nhờ sự ủng hộ của anh em đảng viên miền Nam mà giữ được vị trí nên ông Kiệt dứt khoát với nhóm cầm quyền Hà Nội, và ông Nguyễn Hộ đã tìm thấy nơi liên minh với ông Kiệt một thế đứng lâu dài hợp vớiđường lối và bản chất địa phương của ông. Nếu trước kia, ông Nguyễn Hộ không có liên minh nào ngoài liên minh với hải ngoại, bây giờ ông có một liên minh vững chắc bên cạnh vốn có cùng ngôn ngữ chính trị với nhau. Cho nên ông Hộ đổi liên minh… Là Cộng sản suốt cả cuộc đời, ông có quyền trở về liên minh với những người Cộng sản của ông…”
Ông Trần Bình Nam có thể đã có một cách suy nghĩ khá đơn giản trước những chuyện phức tạp, chồng chéo nhau của cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói rằng nhờ sự ủng hộ của đảng viên miền Nam mà Võ Văn Kiệt giữ được vị thế và quay ra “dứt khoát với nhóm cầm quyền Hà Nội” nghe có vẻ như một lời nhận định mang tính chất khôi hài! Chính Võ Văn Kiệt và phe nhóm đang đứng chia phần, bắt tay thỏa hiệp với các phe nhóm khác – ít nhất là trong giai đoạn này – hầu chia chác quyền lợi cho mỗi bên.
Ông Nguyễn Hộ có vì quyền lợi hoặc sự an toàn cá nhân phe nhóm của ông mà thay đổi, chuyện đó chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được. Bởi vì nhiều người đã lên tiếng góp ý với ông Nguyễn Bá Long từ khi ông này vận động suy cử ông Nguyễn Hộ. Làm sao chúng ta có thể giao trọng trách lãnh đạo chúng ta trong cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ với Cộng sản vào tay một người mà chúng ta không hoàn toàn tin tưởng, đồng ý? Làm sao chúng ta có thể đặt lòng tin vào một người mà rất nhiều người trong chúng ta chỉ “nghe” chứ chưa hề“biết” rõ? Liệu ông Nguyễn Hộ sẽ hành xử vai trò lãnh đạo Mặt Trận Dân Chủ của chúng ta như thế nào trong hoàn cảnh của ông ở trong nước? Với những bài viết của ông gửi ra hải ngoại, chúng ta có thể ghi nhận sự phản tỉnh của ông đối với chủ nghĩa Cộng sản, ý thức về tự do, dân chủ nơi ông. Chúng ta có thể để ông đi cùng đường với chúng ta, yểm trợ ông, khai thác những mặt có lợi trong các lời nói và hành động của ông. Nhưng không nên ngờ nghệch làm một việc vô tác dụng -nếu không muốn nói là phản tác dụng – khi suy cử ông Nguyễn Hộ làm lãnh tụ. MỘT LÃNH TỤ PHẢI CÓ TÁC DỤNG CỦA MỘT BIỂU TƯỢNG, NHƯNG KHÔNG PHẢI BIỂU TƯỢNG NÀO CŨNG CÓ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH LÃNH TỤ!
Tại sao chúng ta liều lĩnh đặt Mặt Trận Dân Chủ dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Hộ, một người mà theo ông Trần Bình Nam, các quan hệ giữa ông này với ông Võ Văn Kiệt thay đổi như chong chóng? Tại sao chúng ta lại liều lĩnh đem số mệnh của cả một phong trào vận động đặt vào trong mối quan hệ của hai ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Hộ, vốn đã không lấy gì làm chắc chắn lắm?
Ông Trần Bình Nam nhận xét về cuộc tranh chấp trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay như sau: “Đại hội nhưng không có quyết định quan trọng gì về chính sách kinh tế, nhưng với sự sắp xếp nhân sự Chính trị bộ, nhất là nhân sự của Thường vụ Chính trị bộ gồm 5 ủy viên, trong đó cứ xem ông già Đỗ Mười trung lập; Anh và Phiêu (một người miền Bắc, một người miền Trung) bảo thủ; Kiệt và Dũng (hai người miền Nam) cởi mở, người ta thấy một sự dàn trận giữa hai khuynh hướng Bắc Nam. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu và sự ngã ngũ của nó sẽ quyết định tương lai chính trị Việt Nam…” (TBN, Bđd).
Phe nào trong Đảng thắng thế, thì Đảng vẫn là thế lực bao trùm tuyệt đối trên mọi sinh hoạt chính trị của đất nước. Tưong lai chính trị của nước Việt Nam chỉ được quyết định ngã ngũ ngay ở điểm Đảng Cộng sản Việt Nam có chịu từ bỏ việc độc quyền lãnh đạo hay không mà thôi. Phe nhóm nào đạt được sự thắng thế trong Đảng, điều ấy có ảnh hưởng nhất định đối với đất nước trong một giai đoạn nhất thời; nhưng chắc chắn sẽ không mang quyết định chung cuộc. Đó là điều dứt khoát.
Mọi người đã phê phán và còn tiếp tục phê phán những hànhđộng của ông Nguyễn Bá Long và nhóm của ông.
Nhưng phê phán không có nghĩa là đánh phá. Mọi người phê phán hành động suy tôn ông Nguyễn Hộ của ông Nguyễn Bá Long. Người ta phê phán đó là một hành động nông nổi, thiếu cảnh giác và không được đặt trên căn bản của một sự nhận thức và suy xét không kỹ lưỡng, cẩn trọng. Rõ ràng là hành động của nhóm ông Nguyễn Bá Long vừa rồi đã đem lại những thiệt hại không nhỏ đối với phong trào tranh đấu cho dân chủ, tự do. Nhưng không ai đánh phá ông Nguyễn Bá Long và nhóm của ông, chưa đến nỗi có ai lên tiếng cho rằng ông Nguyễn Bá Long và nhóm của ông đang cố tình phá hoại công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ. Người ta đã lên tiếng cảnh giác ông, nhưng vì những lý do nào đó, ông Nguyễn Bá Long đã bỏ ngoài tai những lời cảnh giác ấy. Đó là lý do tại sao ông đang bị dư luận người Việt hải ngoại phê phán hơi nặng nề. Nhưng sự phê phán nặng nề đó vẫn không phải là sự đánh phá.
Có thể có một số người nghĩ rằng ông Nguyễn Bá Long nhất định suy cử ông Nguyễn Hộ làm Chủ tịch Mặt Trận Dân Chủ là để qua đó, khẳng định chức Tổng thư ký Mặt Trận này mà ông tự phong cho mình. Chính việc này đã dẫn đến hậu quả tai hại như vừa rồi. Việc này hãy để công luận đánh giá.
Những hành động mập mờ, không rõ ràng của nhóm Thông Luận trong nhiều năm qua đã khiến mọi người nghi ngờ về lập trường của nhóm này. Sự kiện Thông Luận và “người phụ tá” của ông Nguyễn Hộ đã thảo ra, sửa đổi và phổ biến lá thư ngỏ không ký tên đề ngày 19-2-96, nói chung là của ông Nguyễn Hộ mặc dù ông này chưa có ý kiến “chung quyết” – chữ của chính ông Trần Bình Nam – đã củng cố thêm sự bất tín nhiệm của công luận đối với lập trường và hành động của nhóm Thông Luận. Ông Trần Bình Nam cố công bào chữa cho nhóm này, phải chăng vì sự liên hệ mật thiết giữa Tổ chức Phục Hưng và nhóm của ông Nguyễn Gia Kiểng?
Ông Nguyễn Hộ đã có đầy đủ căn bản về lý lẽ để nói rằng ông không hề phổ biến lá thư ngỏ đó.
Người quốc gia không “đánh phá nhau vì một lá thư không đề ngày của ông Nguyễn Hộ” như ông Trần Bình Nam viết đâu. Người quốc gia đang rút kinh nghiệm với nhau về phương thức đấu tranh kêu gọi những ai đang dấn thân đấu tranh hãy tỉnh táo cảnh giác trước mọi thủ đoạn chống phá hàng ngũ Quốc Gia của những người Cộng sản.
Cảnh giác với thủ đoạn của những người Cộng sản, đó là chuyện đương nhiên. Nhưng, chúng ta cũng cần phải cảnh giác trước lập trường và hành động mập mờ của nhóm Thông Luận nữa. Còn với ông Nguyễn Bá Long, ông hãy mừng là ông Nguyễn Hộ chỉ mới tuyên bố rằng ông ta chưa hề viết lá thư ngỏ ngày 19-2-96. Ông Hộ chưa tới mức quay ngoặt 180 độ để đánh ngược Mặt Trận Dân Chủ do ông Long làm Tổng thư ký, đó là điều may mắn cho ông và cho mọi người nữa.
Cỗ xe Mặt Trận Dân Chủ do ông Nguyễn Bá Long làm tài xế với vị khách danh dự tối cao là ông Nguyễn Hộ, chỉ mới vừa lăn bánh là đã rơi xuống hố. Nếu ông Nguyễn Hộ chờ thêm một thời gian nữa, khi cỗ xe này đã chạy hết công suất rồi mới ra tay thì hậu quả sẽ còn xấu hơn nhiều! Còn với ông Trần Bình Nam, thưa ông, người Quốc Gia đang rút kinh nghiệm với nhau, đang phê phán nhau, không phải quay ra đánh nhau như ông đã viết. Rõ ràng trong chuyện này, Thông Luận phải gánh một phần trách nhiệm; ông cần gì phải tốn sức bào chữa cho nhóm này như vậy?
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment