Wednesday, July 10, 2013

Doanh nghiệp dệt may Mỹ lo ngại hiệp định thương mại với Việt Nam

Một xưởng dệt sợi tại Hà Nam, cách Hà Nội 60 km về phía nam. Ảnh chụp hôm 04/07/2013.
Một xưởng dệt sợi tại Hà Nam, cách Hà Nội 60 km về phía nam. Ảnh chụp hôm 04/07/2013.
REUTERS / Kham
Chính quyền tổng thống Obama hiện đang thương lượng về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhưng trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Hạ viện Mỹ hôm qua, 09/07/2013, một đại diện của ngành dệt may Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại rằng hiệp định ký với Việt Nam có thể đe dọa đến ngành này.
Ông Smyth McKissick, một lãnh đạo công ty dệt may Alice Manufacturing, nhân danh Hội đồng các tổ chức dệt may của Mỹ, tuyên bố rằng hiệp định thương mại với Việt Nam trong khuôn khổ TPP sẽ có tác động lớn đối với ngành này, hiện đang sử dụng 500.00 người trên toàn quốc. Ông McKisscik cảnh báo rằng, nếu không được thương lượng một cách đúng đắn, hiệp định TPP sẽ khiến rất nhiều người mất việc trong ngành dệt may của Mỹ.
Các công ty dệt may của Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc chuyển hàng vải sợi sang cắt may ở Việt Nam, nơi mà chính phủ vẫn trợ giá ngành dệt may, rồi lợi dụng quy chế ưu đãi thương mại của Việt Nam để xuất hàng dệt may giá rẻ sang thị trường Hoa Kỳ.
Ông McKissick kêu gọi các dân biểu Quốc hội Mỹ ký tên vào một bức thư gởi Đại diện Thương mại của Mỹ để yêu cầu ông này duy trì quy định “yarn-forward”, tức là quy định rằng hàng dệt may phải được sản xuất tại một quốc gia là đối tác tự do mậu dịch của Mỹ thì mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Quy định này vẫn được đưa vào các hiệp định tự do mậu dịch quan trọng mà Mỹ ký kết trong 25 năm qua. Cho tới nay đã có hơn 160 nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hòa ký tên vào bức thư nói trên.
Tuy nhiên, các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ lại cho rằng quy định “yarn forward” đã hoàn toàn lỗi thời và không có hiệu quả mong muốn.
Hiện giờ có 11 quốc gia đang thương lượng hiệp định TPP là Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

0 comments:

Powered By Blogger