Cô Caroline Nguyễn Ticarro-Parker, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức Catalyst Foundation.
Hồng Hoa
—————————————————————————————————-
“Chúng tôi nhận nuôi hai đứa con gái khi chúng mới chín tháng
tuổi. Đó là một khoảnh khắc đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Chúng
tôi bế chúng vào lòng và chúng tôi cảm thấy giờ đây gia đình mình đã trở
nên hoàn thiện. Điều mà chúng tôi đã không biết đó là cuộc sống của
chúng tôi sẽ thay đổi nhiều hơn những gì chúng tôi tưởng tượng. Sáu
tháng sau khi đón hai cháu về nhà, tôi đã thành lập Catalyst
Foundation.”
Vào năm 1999, Catalyst Foundation, một tổ chức phi chính phủ do cô Caroline Nguyễn Ticarro-Parker điều hành với mục tiêu chính là xây dựng các cộng đồng tại Việt Nam với những kiến thức và kỹ năng được trang bị đầy đủ nhằm chống lại nạn buôn người, đã ra đời như vậy. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Catalyst Foundation, cô Caroline cho biết:
“Tôi cũng nhận ra một điều đó là tôi không thể quay lưng với các di sản và nền văn hóa của chính quê hương mình, không thể quay lưng với những đứa trẻ ở Việt Nam cần sự giúp đỡ. Tôi biết là mình không thể nào nhận nuôi tất cả những đứa trẻ mồ côi nhưng tôi vẫn rất muốn giúp đỡ chúng. Nhưng vì khi đó tôi đã không biết cách điều hành một tổ chức phi lợi nhuận như thế nào, cho nên chúng tôi đã bắt đầu từ quy mô nhỏ, giúp đỡ những trại trẻ mồ côi.”
Trong những ngày đầu thành lập, hoạt động chủ yếu mà tổ chức Catalyst
Foundation thực hiện đó là thu thập quần áo cũ hay tiền quyên góp để
mua sữa trẻ em và mang đến các trại trẻ mồ côi. Người phụ trách những
công việc này chỉ duy nhất có một người, chính là nhà sáng lập tổ chức
Catalyst Foundation, cô Caroline. Cô cho biết, vào thời điểm đó, cô chỉ
đi tới gặp các gia đình cũng nhận con nuôi người Việt. Lúc đó cô biết là
có rất nhiều gia đình, bạn bè có quần áo trẻ em thừa, cho nên cô chỉ
đơn giản mở lời với họ là nếu họ có quần áo cũ không mặc tới, hay có một
vài đô la thì đã có thể giúp cô mua sữa cho các em rồi. Và cô đã miệt
mài thực hiện những điều này cho tới năm năm sau:
“Nhưng năm năm sau, tôi được xem một câu chuyện về những đứa trẻ sống trong các nhà chứa ở Campuchia. Trong những khu nhà chứa này toàn là các em gái Việt Nam còn rất trẻ bị bắt và đối xử như những nô lệ tình dục. Tôi nhận ra một điều là con gái của tôi cũng đã có thể trở thành giống như những em gái này. Do đó, một vài tuần sau, chúng tôi đã thay đổi mục tiêu, từ việc giúp đỡ những đứa trẻ trong các trại trẻ mồ côi, sang việc giúp đỡ những bé gái sống vất vưởng trên các đường phố và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. 15 năm sau, nhiệm vụ mà chúng tôi theo đuổi đó là xây dựng các cộng đồng ở Việt Nam để đấu tranh chống lại nạn buôn người.”
Vậy là chỉ trong khoảng 15 năm hoạt động, tổ chức Catalyst Foundation đã thay đổi nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động ba lần. Từ việc giúp đỡ các trại trẻ mồ côi, cho đến giúp đỡ các nạn nhân buôn người, và đến bây giờ thì là xây dựng các cộng đồng để chiến đấu chống lại nạn buôn người. Cho dù vậy, nhưng cô Caroline nói rằng, giúp đỡ các trẻ em và các bé gái có nguy cơ trở thành nạn nhân buôn người vẫn là nền tảng cơ bản của tổ chức từ ban đầu. Cô chia sẻ lý do để thay đổi nhiệm vụ của mình rằng bởi vì cô mong muốn có thể có một tác động dài hạn, bền vững hơn trong các cộng đồng; nhưng cùng lúc đó cô và những người làm việc cho tổ chức vẫn muốn duy trì niềm tin của họ, đó là tất cả chúng ta đều có thể đem lại hi vọng cho người khác.
“Tôi chỉ là một người mẹ. Nhưng chỉ cần một người cảm thấy tôi có thể tạo ra một sự khác biệt thì tôi tin là tất cả chúng ta đều có thể làm điều đó. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch gây quỹ bằng cách bán những ‘Viên gạch Hy vọng’ (Brick of Hope) Tất cả những viên gạch được bán ra sẽ có khắc tên của người mua nó trên đó và sẽ được đặt ở ngôi trường mới của chúng tôi. Và như tôi đã nói, chúng tôi tin rằng, tất cả mọi người đều có thể trở thành một Catalyst for Hope, (tạm dịch) Chất xúc tác cho những Hy vọng.”
Bên cạnh ngôi trường mới mà cô Caroline vừa nhắc tới, cô cho biết
thêm Catalyst Foundation đã xây một ngôi trường vào năm 2007, và tính
tới năm ngoái, đã có thêm hai lớp học được xây mới. Đặc biệt, một nhà ăn
chuyên cung cấp các bữa ăn cho các gia đình và trẻ nhỏ và năm ngôi nhà
cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã được hoàn thành.
Ngoài ra, nhờ vào các nguồn quyên góp cá nhân mà cô Caroline và tổ chức Catalyst Foundation đã có thể đem thêm nhiều cơ hội tốt nhất tới cho các cộng đồng mà họ phục vụ: từ việc xây trường học, cung cấp tiền ăn uống cho các gia đình hàng tháng, sửa nhà, cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư, hay cung cấp bảo hiểm y tế v..v…
Không chỉ dừng lại tại việc cung cấp những nhu cầu cơ bản cho các em, cảm thấy việc tăng cường hiểu biết về các nền văn hóa cũng rất quan trọng, cô Caroline và các tình nguyện viên còn tổ chức hai tour văn hóa cho các gia đình nhận nuôi trẻ và hai trại văn hóa ở Mỹ, thu hút 200 gia đình trên toàn quốc. Đồng thời, Catalyst Foundation còn có trên 100 tình nguyện viên đến từ Mỹ, Châu Âu, Úc trao các suất học bổng cho 290 trẻ em. Chia sẻ cảm xúc về những điều mà Catalyst Foundation đã làm được, cô Caroline nói:
“Tất cả những điều này có thể đạt được đều nhờ vào các nguồn quyên góp từ các cá nhân. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc khi nhận được sự ủng hộ từ một nhóm các tín đồ trung thành tuyệt vời.”
Tuy nhiên, để đạt được những điều này, Catalyst Foundation cũng phải đối mặt và giải quyết nhiều thử thách như bao tổ chức khác, trong đó, thử thách lớn nhất chính là gây đủ quỹ để hoạt động.
“Thử thách lớn nhất cho chúng tôi luôn luôn là việc gây đủ quỹ. Vì tổ chức của chúng tôi về cơ bản mang tính chất dân thường, và quy mô cũng nhỏ, cho nên chúng tôi không đủ điều kiện để nhận được quỹ tài trợ và sự giúp đỡ từ chính phủ mà các tổ chức phi lợi nhuận khác có thể tận dụng. Điều này ảnh hưởng tới chương trình của chúng tôi về mọi khía cạnh, đặc biệt là mặt nhân sự. Tôi luôn luôn phải dựa vào những tình nguyện viên nhiệt tình và cống hiến không mệt mỏi để hỗ trợ tôi từ những ngày đầu thành lập.”
Những tình nguyện viên nhiệt tình và đầy trách nhiệm này đến với
Catalyst Foundation thông qua những lần làm tình nguyện riêng lẻ trước
đó hay tham gia các trại văn hóa do Catalyst Foundation tổ chức. Và nếu
như vào thời điểm 15 năm trước đây, khi khái niệm về các trang mạng xã
hội hay internet là chưa có thì cô Caroline và các tình nguyện viên đã
làm các tờ bướm dán trong các siêu thị hay các trường học. Tuy nhiên, cô
Caroline nói rằng, hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook,
Twitter v…v…, là những cách tuyệt vời để tương tác với nhiều người mà
không phải tốn quá nhiều tiền, bởi vì cô và các cộng sự muốn dành hết
tất cả những nguồn tài nguyên và tiền bạc mà mình có để cho các dự án
tại Việt Nam.
Ngoài những dự án được thực hiện trực tiếp tại Việt Nam, Catalyst Foundation cũng đang có mặt trong một cuộc thử thách có tên gọi là Raise for Women fundraising Challenge do báo The Huffington Post, Skoll Foundation, và Half the Sky Movement tại Mỹ cùng phát động. Chia sẻ về điều này, cô Caroline cho biết:
“Đây là cuộc thi giúp đỡ các tổ chức được điều hành bởi phụ nữ nói chung. Một trong những người ủng hộ lâu năm của chúng tôi đã đề nghị chúng tôi đăng ký tham gia. Vì thế chúng tôi đã gửi thông tin tới Crowdrise và chúng tôi đã được nhận, cùng với gần 80 tổ chức phi chính phủ khác trên toàn quốc tham gia vào cuộc thách đấu. Tính tới ngày 6 tháng Sáu tới đây, ban tổ chức sẽ trao thưởng 75.000 đô là cho ba tổ chức gây được nhiều quỹ nhất.
Hiện tại chúng tôi đang nằm trong Top 5, hi vọng là chúng tôi có thể tiếp tục đứng trong danh sách đó. Chúng tôi còn mất nhiều thời gian để đạt tới mốc top 3. Chúng tôi đã đứng nhất được một phút… Nhưng cuộc thách đấu này thực sự khó khăn vì chúng tôi đang thi đấu với một vài tổ chức cực kỳ lớn.”
Cuộc thi mà Catalyst Foundation đang tham gia về cơ bản không liên quan tới nạn buôn người. Vậy sau ba lần thay đổi nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, phải chăng Catalyst Foundation đang hướng tới một nhiệm vụ mới? Liệu họ còn có thể giúp đỡ các những bé gái có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn buôn người? Liệu họ còn có thể chiến đấu chống lại tệ nạn này hay không? Cô Caroline trả lời:
“Tất cả các hoạt động của chúng tôi là để gây quỹ cho các chương trình phát triển cộng đồng. Các hoạt động này có thể bao gồm từ một bữa ăn tối, hay một chuyến đi tình nguyện, hay một sự kiện nào đó chúng tôi tổ chức trên mạng v..v… Chính sự thành công trong việc gây quỹ đã giúp chúng tôi thành công trong các chương trình của mình. Khi chúng tôi thành công trong các chương trình của mình, chúng tôi có thể cung cấp cho cộng đồng những quyền cơ bản nhất của con người, đó là giáo dục, lương thực, sự an toàn, và chỗ ở. Và đó chính là cách mà chúng tôi chiến đấu và ngăn chặn nạn buôn người.”
Trong phần hai chương trình Câu chuyện Phụ nữ tuần sau, xin mời quý vị cùng theo dõi cuộc phỏng vấn với cô Caroline để tìm hiểu rõ hơn về nạn buôn người tại Việt Nam bên cạnh những công việc mà Catalyst Foundation làm, nhằm chiến đấu chống lại nạn buôn người ở Việt Nam. (Hồng Hoa – VOA)
Vào năm 1999, Catalyst Foundation, một tổ chức phi chính phủ do cô Caroline Nguyễn Ticarro-Parker điều hành với mục tiêu chính là xây dựng các cộng đồng tại Việt Nam với những kiến thức và kỹ năng được trang bị đầy đủ nhằm chống lại nạn buôn người, đã ra đời như vậy. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Catalyst Foundation, cô Caroline cho biết:
“Tôi cũng nhận ra một điều đó là tôi không thể quay lưng với các di sản và nền văn hóa của chính quê hương mình, không thể quay lưng với những đứa trẻ ở Việt Nam cần sự giúp đỡ. Tôi biết là mình không thể nào nhận nuôi tất cả những đứa trẻ mồ côi nhưng tôi vẫn rất muốn giúp đỡ chúng. Nhưng vì khi đó tôi đã không biết cách điều hành một tổ chức phi lợi nhuận như thế nào, cho nên chúng tôi đã bắt đầu từ quy mô nhỏ, giúp đỡ những trại trẻ mồ côi.”
“Nhưng năm năm sau, tôi được xem một câu chuyện về những đứa trẻ sống trong các nhà chứa ở Campuchia. Trong những khu nhà chứa này toàn là các em gái Việt Nam còn rất trẻ bị bắt và đối xử như những nô lệ tình dục. Tôi nhận ra một điều là con gái của tôi cũng đã có thể trở thành giống như những em gái này. Do đó, một vài tuần sau, chúng tôi đã thay đổi mục tiêu, từ việc giúp đỡ những đứa trẻ trong các trại trẻ mồ côi, sang việc giúp đỡ những bé gái sống vất vưởng trên các đường phố và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. 15 năm sau, nhiệm vụ mà chúng tôi theo đuổi đó là xây dựng các cộng đồng ở Việt Nam để đấu tranh chống lại nạn buôn người.”
Vậy là chỉ trong khoảng 15 năm hoạt động, tổ chức Catalyst Foundation đã thay đổi nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động ba lần. Từ việc giúp đỡ các trại trẻ mồ côi, cho đến giúp đỡ các nạn nhân buôn người, và đến bây giờ thì là xây dựng các cộng đồng để chiến đấu chống lại nạn buôn người. Cho dù vậy, nhưng cô Caroline nói rằng, giúp đỡ các trẻ em và các bé gái có nguy cơ trở thành nạn nhân buôn người vẫn là nền tảng cơ bản của tổ chức từ ban đầu. Cô chia sẻ lý do để thay đổi nhiệm vụ của mình rằng bởi vì cô mong muốn có thể có một tác động dài hạn, bền vững hơn trong các cộng đồng; nhưng cùng lúc đó cô và những người làm việc cho tổ chức vẫn muốn duy trì niềm tin của họ, đó là tất cả chúng ta đều có thể đem lại hi vọng cho người khác.
“Tôi chỉ là một người mẹ. Nhưng chỉ cần một người cảm thấy tôi có thể tạo ra một sự khác biệt thì tôi tin là tất cả chúng ta đều có thể làm điều đó. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch gây quỹ bằng cách bán những ‘Viên gạch Hy vọng’ (Brick of Hope) Tất cả những viên gạch được bán ra sẽ có khắc tên của người mua nó trên đó và sẽ được đặt ở ngôi trường mới của chúng tôi. Và như tôi đã nói, chúng tôi tin rằng, tất cả mọi người đều có thể trở thành một Catalyst for Hope, (tạm dịch) Chất xúc tác cho những Hy vọng.”
Ngoài ra, nhờ vào các nguồn quyên góp cá nhân mà cô Caroline và tổ chức Catalyst Foundation đã có thể đem thêm nhiều cơ hội tốt nhất tới cho các cộng đồng mà họ phục vụ: từ việc xây trường học, cung cấp tiền ăn uống cho các gia đình hàng tháng, sửa nhà, cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư, hay cung cấp bảo hiểm y tế v..v…
Không chỉ dừng lại tại việc cung cấp những nhu cầu cơ bản cho các em, cảm thấy việc tăng cường hiểu biết về các nền văn hóa cũng rất quan trọng, cô Caroline và các tình nguyện viên còn tổ chức hai tour văn hóa cho các gia đình nhận nuôi trẻ và hai trại văn hóa ở Mỹ, thu hút 200 gia đình trên toàn quốc. Đồng thời, Catalyst Foundation còn có trên 100 tình nguyện viên đến từ Mỹ, Châu Âu, Úc trao các suất học bổng cho 290 trẻ em. Chia sẻ cảm xúc về những điều mà Catalyst Foundation đã làm được, cô Caroline nói:
“Tất cả những điều này có thể đạt được đều nhờ vào các nguồn quyên góp từ các cá nhân. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc khi nhận được sự ủng hộ từ một nhóm các tín đồ trung thành tuyệt vời.”
Tuy nhiên, để đạt được những điều này, Catalyst Foundation cũng phải đối mặt và giải quyết nhiều thử thách như bao tổ chức khác, trong đó, thử thách lớn nhất chính là gây đủ quỹ để hoạt động.
“Thử thách lớn nhất cho chúng tôi luôn luôn là việc gây đủ quỹ. Vì tổ chức của chúng tôi về cơ bản mang tính chất dân thường, và quy mô cũng nhỏ, cho nên chúng tôi không đủ điều kiện để nhận được quỹ tài trợ và sự giúp đỡ từ chính phủ mà các tổ chức phi lợi nhuận khác có thể tận dụng. Điều này ảnh hưởng tới chương trình của chúng tôi về mọi khía cạnh, đặc biệt là mặt nhân sự. Tôi luôn luôn phải dựa vào những tình nguyện viên nhiệt tình và cống hiến không mệt mỏi để hỗ trợ tôi từ những ngày đầu thành lập.”
Ngoài những dự án được thực hiện trực tiếp tại Việt Nam, Catalyst Foundation cũng đang có mặt trong một cuộc thử thách có tên gọi là Raise for Women fundraising Challenge do báo The Huffington Post, Skoll Foundation, và Half the Sky Movement tại Mỹ cùng phát động. Chia sẻ về điều này, cô Caroline cho biết:
“Đây là cuộc thi giúp đỡ các tổ chức được điều hành bởi phụ nữ nói chung. Một trong những người ủng hộ lâu năm của chúng tôi đã đề nghị chúng tôi đăng ký tham gia. Vì thế chúng tôi đã gửi thông tin tới Crowdrise và chúng tôi đã được nhận, cùng với gần 80 tổ chức phi chính phủ khác trên toàn quốc tham gia vào cuộc thách đấu. Tính tới ngày 6 tháng Sáu tới đây, ban tổ chức sẽ trao thưởng 75.000 đô là cho ba tổ chức gây được nhiều quỹ nhất.
Hiện tại chúng tôi đang nằm trong Top 5, hi vọng là chúng tôi có thể tiếp tục đứng trong danh sách đó. Chúng tôi còn mất nhiều thời gian để đạt tới mốc top 3. Chúng tôi đã đứng nhất được một phút… Nhưng cuộc thách đấu này thực sự khó khăn vì chúng tôi đang thi đấu với một vài tổ chức cực kỳ lớn.”
Cuộc thi mà Catalyst Foundation đang tham gia về cơ bản không liên quan tới nạn buôn người. Vậy sau ba lần thay đổi nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, phải chăng Catalyst Foundation đang hướng tới một nhiệm vụ mới? Liệu họ còn có thể giúp đỡ các những bé gái có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn buôn người? Liệu họ còn có thể chiến đấu chống lại tệ nạn này hay không? Cô Caroline trả lời:
“Tất cả các hoạt động của chúng tôi là để gây quỹ cho các chương trình phát triển cộng đồng. Các hoạt động này có thể bao gồm từ một bữa ăn tối, hay một chuyến đi tình nguyện, hay một sự kiện nào đó chúng tôi tổ chức trên mạng v..v… Chính sự thành công trong việc gây quỹ đã giúp chúng tôi thành công trong các chương trình của mình. Khi chúng tôi thành công trong các chương trình của mình, chúng tôi có thể cung cấp cho cộng đồng những quyền cơ bản nhất của con người, đó là giáo dục, lương thực, sự an toàn, và chỗ ở. Và đó chính là cách mà chúng tôi chiến đấu và ngăn chặn nạn buôn người.”
Trong phần hai chương trình Câu chuyện Phụ nữ tuần sau, xin mời quý vị cùng theo dõi cuộc phỏng vấn với cô Caroline để tìm hiểu rõ hơn về nạn buôn người tại Việt Nam bên cạnh những công việc mà Catalyst Foundation làm, nhằm chiến đấu chống lại nạn buôn người ở Việt Nam. (Hồng Hoa – VOA)
0 comments:
Post a Comment