Friday, February 17, 2012

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN


LTS: Tiếp theo bài viết “Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu”, chúng tôi xin viết tiếp về hệ lụy của các doanh nghiệp quốc doanh tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam ĐÃ hoàn toàn phá sản, do bị quỵt nợ tứ tung.

Đa số nếu không nói là tất cả ngân hàng VN nay ĐÃ SẬP TIỆM, nếu tính đúng, tính đủ.
Họ không thể nào đòi lại 1 triệu tỉ đồng các cty, tập đoàn quốc doanh đang nợ. (Vietstock, 29/01/2012)

Tiền lời mà thôi cũng không thể đòi, ví dụ EVN nợ 200 ngàn tỉ đồng, hàng năm lấy đâu ra 40 ngàn – 50 ngàn tỉ đồng trả tiền lời? (VnEconomy, 19/12/2011)

Nợ cá nhân, cty tư nhân, cũng không khả quan gì hơn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng là 3 triệu tỉ đồng (Tiền Phong, 3/1/2012).

Tính đơn giản, lời rẻ 20% (ông Nghĩa nói đầu vào đã 21%, đầu ra hiện nay 25-27%), thì tiền lời hàng năm các ngân hàng phải thu về là 26% GDP, tức 600 ngàn tỉ đồng, khoảng 28,57 tỉ USD.
Đang khi đó, CP VN nói GDP 106 tỉ USD/ năm, vậy thì trọn 25% tổng sản lượng quốc gia phải chi vào tiền lời.

Đây là con số không tưởng, đơn giản là không đủ lợi nhuận để trả tiền lời cao như vậy, mà chỉ trả nổi chừng 10% GDP là cao, tức là hơn 1/2 số nợ sẽ PHẢI là nợ xấu: Thay vì thu tiền lời đáng 25% GDP, thì chỉ thu về chừng 10%, số còn lại bị quỵt.

Làm sao thu hồi được chỉ tiền lời, nói gì đến vốn.

Các ngân hàng còn hoạt động được chỉ do gian lận sổ sách, nợ xấu thành nợ tốt, mới còn hoạt động, còn khai lời khủng để lấy tiền thưởng quan chức cấp cao trong đó, mà thôi.

Tự đảo nợ
Năm ngoái, nhiều ngân hàng khai “lời khủng” chỉ vì họ tính “nợ có thể đòi được” quá cao, có nơi tới 97%, trong khi thực tế chính họ cũng biết là số này có thể không tới 50%.

Nhiều con nợ đã không trả 1 xu tiền lời, tiền vốn, từ nhiều năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “tỉnh bơ” tính lời chồng chất, họ “tự đảo nợ giùm” cho các nơi này, rồi tính vào “tiền lời”.

Trong thời gian qua, liên tục nhiều ngân hàng có nhiều chục ngàn tỉ đồng trong sổ sách, chứ trong kho chẳng còn bao nhiêu tỉ đồng, phải liên tục mượn liên ngân hàng, mượn NHNN, để lấy tiền trả lại cho khách vào đòi tiền.

Chính các nơi này luôn “phá giá”, liều mạng trả tiền lời thật cao để lấy tiền trả lại cho người gởi, đang khi họ đi thúc nợ, đòi nợ, chứ chẳng còn tiền cho vay mới.

Đô la xuống, thật ra còn có hại cho họ, do thu về bán ra rẻ mạt! Các đây 3, 6 tháng, họ mua đô la giá cao hơn bây giờ, cho vay, nay thu lại tính ra còn lỗ vốn.

Số nợ xấu ngày càng tăng cao khủng khiếp, trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay, có lẽ có đến 1,5 – 2 triệu tỉ đồng không thể thu hồi. CP VN không thể nào in ra số tiền lớn như vậy để cứu HỆ THỐNG ngân hàng, mà chỉ có thể cứu vài cái bết bát nhất, rồi chờ thời, đùn đẩy, chối bỏ sự thật, mà thôi.
—————————-

VnEconomy, Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng, 19/12/2011, http://vneconomy.vn/2011121910323255P0C5/no-cua-evn-da-len-toi-200000-ty-dong.htm
Tiền Phong, Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích, 3/1/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/563143/Cai-cach-kinh-te-nam-2012-Vuot-can-ngai-cua-nhom-loi-ich-tpov.html
Vietstock, “Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời”, 29/01/2012, http://www.vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/213188-con-dao-phai-du-sac-de-cat-nhung-cuc-cung-loi-thoi.aspx
Bonus: Danh sách độ mươi ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nằm trong nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng trong năm nay) có nguy cơ phá sản.
  1. Ngân hàng Phương Tây
  2. Ngân hàng Phương Nam
  3. Ngân hàng Đại Tín
  4. Ngân hàng Bắc Á
  5. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
  6. Ngân hàng Tiên Phong
  7. Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
  8. Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
  9. Ngân hàng Nam Á
  10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
  11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)
Danh sách này được lưu hành trên mạng và chưa được kiểm chứng.
http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/17/he-thong-ngan-hang-vn-da-pha-san/

0 comments:

Powered By Blogger