Trãi qua nhiều thập niên, Tết cổ truyền của người Việt trong nước đang nhạt nhẽo dần, và nhiều ý kiến cho rằng sự thiêng liêng của Tết Việt đang mỗi lúc mất đi nhiều hơn dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tết, trước hết là dịp để con người hướng về tổ tiên, cội nguồn. Tết là sự kiện để con người làm mới và gia cố các quan hệ cộng đồng trước khi trở lại với chu kỳ vận hành quen thuộc. Tết còn là thời điểm để con người giao hòa với vũ trụ trong bước chuyển mình hứa hẹn những điều mới mẻ của nó.
Và khi cuộc mưu sinh còn chồng chất khó khăn thì con người cũng mong ngóng Tết để được cải thiện nhu cầu áo cơm. Trong quá khứ, sự hội tụ của tất cả các chức năng nói trên khiến cho Tết mang một ý nghĩa đặc biệt. Tết đồng nghĩa với cái thiêng, cái mới, cái hy vọng. Người Việt Bắc Bộ cổ truyền xem Tết là biểu tượng của niềm vui và dành cả tháng giêng để vui xuân. Trong khi đó với người vùng cao chẳng hạn như Tây Nguyên, người ta dành hẳn ba tháng đầu năm để mặc sức chơi Tết.
Tuy nhiên có một thực tế khác đang khiến nhiều người băn khoăn rằng sinh hoạt Tết cổ truyền ngày một trở nên nghèo nàn, tẻ nhạt, và có phần mất thiêng. Tết cổ truyền ở Việt Nam đang đầy những nan đề do bị biến thành một thứ siêu lễ hội, mặc tình cho sự mua bán, khai thác. Điều có thễ nhận thấy nhanh nhất là Tết nông thôn hiện nay là sự thiếu vắng một không gian văn hóa để con người chơi Tết. Ở đa phần nông thôn Việt Nam, trong ngày Tết, ngoài một vài công việc quen thuộc như tân trang nhà cửa, tảo mộ, sắm Tết, chúc Tết và nghỉ ngơi, người ta gần như không tìm thấy bất cứ hình thức sinh hoạt nào cho phép thỏa mãn nhu cầu chơi xuân và thưởng xuân.
Hiện nay bản thân môi trường nông thôn nghèo đói đã không còn đủ sức để đáp ứng các nhu cầu văn hóa cho ngày đặc biệt này nữa. Vì vậy, con người cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán dù đang sống và chờ Tết và đón Tết ngay giữa quê hương. Về bản chất, Tết đã và đang phản chiếu tình trạng xuống cấp của đời sống văn hóa nông thôn và thành thị. Nông thôn đã mất đi nền tảng vô cùng vững chắc của nó đúng vào thời điểm mở cửa.
Người ta hay nói về quê ăn tết, có nghĩa là về để tìm lại một không khí cổ truyền của dân tộc ở nông thôn, nhưng giờ chính cái Tết của nông thôn cũng đang mất đi giá trị thiêng liêng dần dà, bởi những toan chính của các chính quyền địa phương nhằm trục lợi qua các lễ hội, đạo đức giả với các cách cúng bái cầu kỳ để thu hút khách du lịch. Lạ thay, chính những người Việt lưu vong khắp nơi trên thế giới, lại là những cộng đồng gìn giữ sự thiêng liêng đó một cách hết sức ấm cúng hơn và không phai nhạt.
SBTN
No comments:
Post a Comment