Trở Về Trang chính

Saturday, January 28, 2012

Mỹ tăng sức ép chống trợ giá với VN và TQ



BBC - Thư của các quan chức nội các đã được gửi tới dân biểu trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Giới chức cao cấp trong chính quyền ông Obama đang gây sức ép Quốc hội nhanh chóng thông qua luật nhằm đảo ngược một phán quyết tòa phúc thẩm liên bang không thông qua biện pháp thuế chống trợ giá đối với hàng nhập khẩu được trợ giá từ Trung Quốc và Việt Nam.

"Đây là chủ đề hết sức cấp bách", Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk và Bộ trưởng Thương mại John Bryson cho biết trong thư họ gửi cho các dân biểu Mỹ ngày 18/01, Reuters cho biết vào ngày 27/01.
"Việc thiếu vắng văn bản pháp lý, nếu quyết định này là quyết định cuối cùng, sẽ khiến Bộ Thương mại phải hủy bỏ tất cả các án lệnh về thuế chống trợ giá và các thủ tục tố tụng liên quan đến lĩnh vực này đối với các nền kinh tế phi thị trường", các quan chức nội các Hoa Kỳ cho hay.
Thuế chống trợ giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào một nước gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.
Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Trang web của Thương Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho hay thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ cả hai điều kiện.
"Điều kiện thứ nhất là Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp.
Và điều kiện thứ hai là Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất.
Việc điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên DOC và USITC".
Từ trước tới nay DOC và USITC khi điều tra và đưa ra quyết định đối với các trường hợp có khiếu kiện thường dẫn chiếu tới cái gọi là “nền kinh tế phi thị trường”.
Hoa Kỳ hiện coi Trung Quốc và Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường, điều mà Hà Nội và Bắc Kinh bác bỏ.

No comments:

Post a Comment