Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ một cách gián tiếp
Hôm qua thứ Hai ngày 21 tháng Mười Một, Trung Quốc đã cảnh cáo - nhưng không đề cập đến tên Ấn Độ - là Trung Quốc sẽ không khoan thứ cho bất cứ hoạt động nào của các công ty ngoại quốc ở vùng biển Nam Hải đang nằm trong vòng tranh chấp chủ quyền.
Rõ ràng lời cảnh cáo này ám chỉ đến Ấn Độ, cho dù sự tranh chấp ở vùng biển Nam Hải đã được đưa vào nghị trình thảo luận giữa Thủ tướng Manmohan Singh và đối tác của ông ta là Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Bali hôm tuần rồi bên lề cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN và Đông Á.
Những hoạt động thăm dò dầu của công ty Ấn Độ ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam đã làm Trung Quốc khó chịu. Hãng ONGC Videsh đã ký một hợp đồng với nhà nước Việt Nam để thăm dò hai blốc 127 và 128 ngoài khơi quần đảo Trường Sa – là khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei và Mã Lai Á.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Liu Weimin nói ở Bắc Kinh hôm thứ Hai là nước ông đã hơn một lần nói rõ là Trung Quốc không muốn các lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp này. “Chúng tôi không hy vọng là sẽ thấy những lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp ở Biển Nam Hải, và không muốn thấy các công ty ngoại quốc có những hoạt động vi phạm đến tính chủ quyền và quyền lợi cũng như lợi ích của Trung Quốc,” ông nói.
Ấn Độ nói là việc thăm dò dầu khí ở vùng Biển Nam Hải thuần túy chỉ là hoạt động thương mại và việc tranh chấp nên được giải quyết theo luật và thủ tục và luật lệ quốc tế.
Quan điểm của Trung Quốc thì khác với Ấn Độ. “Việc tranh chấp nên được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp quan sự thương thảo và hội ý một cách thân hữu. Sự can thiệp từ bên ngoài hay mang vấn đề ra giữa một diễn đàn đa phương sẽ làm phức tạp thêm và sẽ không giúp giải quyết vấn đề,” ông Liu nói.
Trả lời một câu hỏi về kết quả cuộc họp giữa hai ông thủ tướng Singh-Ôn Gia Bảo về chuyện tranh luận liên quan đến Biển Nam Hải, ông Liu nói: “Không có một thế lực nào có thể ngăn cản hai nước thúc đẩy sự quan hệ của họ. Trong suốt buổi họp, phía Trung Quốc bày tỏ sự mong muốn làm việc với phía Ấn Độ để theo đuổi cho một sự hợp tác và hữu nghị, và thúc đẩy hướng về tương lai cho mối quan hệ song phương.” Ông ám chỉ về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập Bắc Kinh đối với việc tranh chấp ở Biển Nam Hải.
Hôm qua thứ Hai ngày 21 tháng Mười Một, Trung Quốc đã cảnh cáo - nhưng không đề cập đến tên Ấn Độ - là Trung Quốc sẽ không khoan thứ cho bất cứ hoạt động nào của các công ty ngoại quốc ở vùng biển Nam Hải đang nằm trong vòng tranh chấp chủ quyền.
Rõ ràng lời cảnh cáo này ám chỉ đến Ấn Độ, cho dù sự tranh chấp ở vùng biển Nam Hải đã được đưa vào nghị trình thảo luận giữa Thủ tướng Manmohan Singh và đối tác của ông ta là Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Bali hôm tuần rồi bên lề cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN và Đông Á.
Những hoạt động thăm dò dầu của công ty Ấn Độ ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam đã làm Trung Quốc khó chịu. Hãng ONGC Videsh đã ký một hợp đồng với nhà nước Việt Nam để thăm dò hai blốc 127 và 128 ngoài khơi quần đảo Trường Sa – là khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei và Mã Lai Á.
Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ đừng ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam ở vùng biển đang tranh chấp. Nguồn hình: The India Today |
Ấn Độ nói là việc thăm dò dầu khí ở vùng Biển Nam Hải thuần túy chỉ là hoạt động thương mại và việc tranh chấp nên được giải quyết theo luật và thủ tục và luật lệ quốc tế.
Quan điểm của Trung Quốc thì khác với Ấn Độ. “Việc tranh chấp nên được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp quan sự thương thảo và hội ý một cách thân hữu. Sự can thiệp từ bên ngoài hay mang vấn đề ra giữa một diễn đàn đa phương sẽ làm phức tạp thêm và sẽ không giúp giải quyết vấn đề,” ông Liu nói.
Trả lời một câu hỏi về kết quả cuộc họp giữa hai ông thủ tướng Singh-Ôn Gia Bảo về chuyện tranh luận liên quan đến Biển Nam Hải, ông Liu nói: “Không có một thế lực nào có thể ngăn cản hai nước thúc đẩy sự quan hệ của họ. Trong suốt buổi họp, phía Trung Quốc bày tỏ sự mong muốn làm việc với phía Ấn Độ để theo đuổi cho một sự hợp tác và hữu nghị, và thúc đẩy hướng về tương lai cho mối quan hệ song phương.” Ông ám chỉ về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập Bắc Kinh đối với việc tranh chấp ở Biển Nam Hải.
Nguồn:
(1) China indirectly warns India to keep off South China Sea. The India Today, 21 November 2011
0 comments:
Post a Comment