Trở Về Trang chính

Friday, November 18, 2011

Chiếm Phố Wall Về Đâu?

Vi Anh
Nhiều chánh quyển địa phương ở Mỹ đã yêu cầu những “người phẩn nộ” biểu tình, tạo thành một phong trào xuất phát từ New York gọi là “Chiếm Phố Wall”, cuốn trại, rút khỏi đường phố. Liệu quyết định này và mùa đông lạnh gắt bắt đầu có làm phong trào này ở Mỹ “tan hàng” hay không. Hay phong trào Chiếm Phố Wall bắt nguồn từ phản ứng của công chúng trước cơn khủng hỏang tài chánh, suy thóai kinh tế tạo thành một phong trào phản ứng xã hội. Nó dắt dây khắp các nước đã phát triễn thuộc văn minh Tây Phương. Đó là phản ứng xã hội theo qui trình cách mạng thường có trước những phản ứng chánh trị.
Một, trong phạm vi nước Mỹ. Sau một tháng Phong Trào Biểu Tình Chiếm Phố Wall bắt đầu hồi giữa tháng 9 năm nay, từ New York đã lan ra rất nhiều thành phố Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Tin AFP, sau khí có năm người chết mới đây, kể từ thứ Sáu 11 tháng 10, năm 2011 nhiều chánh quyền địa phương ở nhiều nơi khác nhau của nước Mỹ, bắt đầu yêu cầu «những người phẫn nộ» xuống đường biểu tình hãy ngưng, rời khỏi đường phố, rút khỏi địa điểm cắm trại. Năm người chết hầu hết chết do bạo lực tại hay sát những nơi những cấm trại.
Tại Oakland (California, Miền Tây nước Mỹ), báo chí địa phương loan tải có một người chết vì bị bắn, có lẽ sau một cuộc cãi vã, ở nơi cấm trại hay bên cạnh nơi này. Nhưng báo Los Angeles Times dựa vào nguồn tin cảnh sát, thì nạn nhân không phải là thành phần biểu tình. Thị Trưởng TP Oakland, Jean Quan, sau đó kêu gọi những người biểu tình tình nguyện rời nơi cắm trại. Và cảnh sát yêu cầu “Quí Vị đã gởi cho thế giới một thông điệp mạnh rồi, và bây giờ đã đến lúc về nhà. Nếu quí vị đi bây giờ, một cách yên tĩnh, theo ý của mình, quí vị chứng tỏ quí vị tôn trọng thành phố của quí vị và cư dân của quí vị.” Lời lẽ như van nài này của Cảnh sát được thông báo một cách long trọng bằng một thông cáo giấy trắng mực đen và phổ biến công khai trên truyền thông đại chúng và loa của cảnh sát.
Người chết ở Oakland xảy ra trong đêm thứ Năm, những ngưởi biểu tình Chiếm Phố Wall mừng kỷ niệm phong trào tròn một tháng. Ngòai cái chết đó ở San Francisco những người biểu tình còn có những cuộc đụng chạm với cảnh sát khiến một trong những hải cảng của San Francisco có lúc phải đóng cửa.
Ở Miền Tây Bắc nước Mỹ, một người 35 tuổi cũng bị chết vì đạn trong khuôn viên cắm trại của những người biểu tình ‘”Occupy Burlington”, một thành phố của dại học Vermont. Cảnh sát yêu cầu dẹp trại vì “sự hiện diện của những lều không bảo đảm an ninh nữa.” Những người biểu tình ở đây bác bỏ ý kiến của cảnh sát, cho rằng trại không tạo nguy cơ gì cho công chúng.
Ở Miền Tây Mỹ, TB Utah, cảnh sát Salt Lake City cũng ra lịnh giải tỏa một trại sau khi có một người chết trong ngày kỷ niệm một tháng của Phong trào. Người này không chết bằng hung khí, mà bị nhiễm độc hóa chất carbon monoxide cộng với thuốc quá liều.
Tại Orgeon (Tây Bắc nước Mỹ ) không có người chết nhưng thị trưởng Portland – yêu cầu phải dẹp trại nếu không cảnh sát sẽ làm vào thứ bảy 12 tháng 11 là hạn chót.
Hai, trên phạm vi thế giới. Ngày 15 tháng 10, ngày đầy tháng của Phong Trào Chiếm Phố Wall bắt dầu ở New Yorl vào giữa tháng Chín, trên thế giới người ta thấy có gần 900 thành phố cùng «xuống đường» ủng hộ phong trào, với đủ thành phần tham gia: thanh niên có bằng cấp, các cặp vợ chồng, người hưu trí.
Ở Tây Âu phong trào đầu tiên bắt đầu tại Tây Ban Nha và đã lan đến nhiều nước Thụy Sĩ, Đức. Ở Trung Đông với Do thái; ở Châu Mỹ La tinh với Chile; ở Úc với Sydney, Melbourne.
Ba, khai nguyên là một phong trào không tổ chức, không lãnh đạo, không đề cương chánh trị cụ thể, sau một tháng phong trào Chiếm Phố Wall lan khắp Mỹ và thế giới. Một số nơi ở Mỹ, cái nôi của Phong Trào bị chánh quyền yêu cầu ngưng vì có người chết. Nhưng nhìn chung phong trào có tác dụng rất lớn, không ngừng vỉ mùa đông lạnh giá hay vì yêu cầu trở về nhà của chánh quyền đâu.
Động lực của nó đã tiềm tàng và thẫm thấu trong xã hội, biến thành phản ứng dây chuyền trong xã hội. Phản ứng xã hội là phản ứng ban đầu dẫn đến đổi thay chánh trị dưới nhiều hình thức, từ cách mạng là phản ứng mạnh nhứt như ở Tunisia, Ai cập, Libya hay nhẹ là cải cách chánh trị hay cải tổ chánh phủ.
Nhìn chung đề tài tranh đấu của Phong Trào Chiếm Phố Wall không còn thuần kinh tế tài chánh nữa như người ta tưởng kinh tế là động lực căn bản. Đối chiếu lịch sử, năm 1982, thất nghiệp ở Mỹ gần 11% cao hơn bây giờ mà đâu có biểu tình ở Times Square, New York.
Cốt lõi của phản ứng là vấn đề xã hội. Bản tính đó của phong trào bộc lộ khá rõ sau một thời gian. Khác với buổi ban đầu những người biểu tình “phẩn nộ”, lên án giới tài phiệt, định chế tài chánh tham lam, hay than phiền cuộc sống đắt đỏ. Bây giờ cuộc đấu tranh chuyển hướng sang đòi công bình xã hội, công lý và bình đẳng cho mọi người.
Nói một cách khác phong trào chuyển sang đề cương xã hội. Đấu tranh cho một xã hội đàng hoàng, tử tế, bảo đảm quyền căn bản của con người, như quyền làm việc, quyền có nhà ở, quyền lợi y tế. Phong trào đòi người giàu nhờ xã hội phải trả lại cho xã hội một phần. Tôn giáo không được độc quyền về đạo lý của xã hội, luân lý và đạo đức nhân bản mới là đạo lý của xã hội.
Thành phần chủ trương và tham gia phong trào đa số là thành phần trẻ muốn có sự đổi thay các định chế xã hội, đạo đức xã hội quá suy đồi do một số người có quyền thế muốn bảo thủ những định chế có lợi cho họ. Không có lý do gì chỉ có một nhóm người gồm chỉ có 1% dân số của xã hội mà chiếm gần hết tài nguyên của xã hội, và 99% dân số thì gần như tay làm hàm nhai cũng không đủ. Không lý do gì dân chủ bị biến thái do bầu cử một phần lớn thường dựa vào tiền vận động, tiến gây quỹ hơn là tài đức của ứng cử viên. Không lý do gì để chánh quyền dân chủ bị những nhà tài phiệt cấu kết với họat đầu chánh trị mua chuộc những đại gia nắm truyền thông đại chúng biến chánh quyền dân chủ mất tính của dân, vì dân, do dân.
Một số người lên án những phản ứng của xã hội nói trên là “đấu tranh giai cấp”, là “xã hội chủ nghĩa”. Đó là chụp mũ. Không phải đâu. Đòi hỏi những người làm giàu nhờ cộng đồng quốc gia dân tộc hay cộng đồng thế giới đóng góp cho việc phục hồi kinh tế, tái phân phối lơi tức cho an sinh xã hội không phải là hành động “giai cấp đấu tranh”, “tiến lên xã hội chủ nghĩa”. Đâu có chuyện đánh tư sản, truất hữu, tịch thu, tập thể hóa như CS làm.
Nước Mỹ đã thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội, lao tư lưỡng lợi khi phê chuẩn Tu Chính án thứ 16, năm 1913 dành cho Quốc Hội quyền qui định thuế lợi tức.
Những người bất mãn xã hội biểu tình để những người giàu là những người có quyền phải chấp nhận cái đạo lý căn bản của xã hội: công bình là đạo người ta ở đời.
Và nhìn chung qui trình tiến hóa của xã hội, người ta thấy phản ứng của xã hội thường xảy ra trước và chánh trị sẽ thay đổi sau. Tác dụng của Phong Trào Chiếm Phố Wall nhứt định sẽ ảnh hưởng đền lá phiếu của người dân ủng hộ những ứng cử viên và những chính khách nhân bản.

No comments:

Post a Comment