thụyvi
Trong đống biến cố tin tức dồn dập mỗi ngày, hôm nay đọc tin ông Trương văn Sương, cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân vì tội phản động, bị đưa trở lại nhà tù tháng trước sau một năm tạm tha để chữa bệnh, đã qua đời vào lúc 10:20 sáng nay, ngày 12 tháng Chín, hưởng thọ 68 tuổi, khiến tôi cảm thấy vừa bùi ngùi vừa bi phẫn…
Tôi bùi ngùi bi phẫn khi nhớ lại hình ảnh người tù còm cõi nhưng lừng lững phẩm chất bản lãnh Trương văn Sương sau 33 năm tạm trở về đứng trước bàn thờ người vợ đã qua đời trong ngôi nhà tuềnh toàng rách nát. Tôi bùi ngùi bi phẫn vì thấy thẹn với chính mình chưa hết lòng giúp những gì thiết thực cho cuộc sống của bầy con chiu chit có người cha dấn thân vì lý tưởng cao đẹp. Tôi ngậm ngùi bi phẫn bởi cơn bi phẫn do bị kìm giữ lại quá đổi nặng nề trước những hy sinh, tù đày, mất mát của những người tranh đấu đang sống trong đất nước đầy nanh hùm nọc rắn. Tôi ngậm ngùi bi phẫn trước những người còn mê muội trước những hành động láo khoét mị dân của bè lũ đã bán nước. Tôi ngậm ngùi bi phẫn trước những thành phần theo đóm ăn tàn, nhắm mắt dựa hơi kiếm chút danh hảo với bọn thống trị độc tài Cộng sản Việt Nam. Tôi cũng không dằn được cơn bi phẫn khi đọc lại những giòng chữ bi phẫn của ông Phan Nhật Nam viết hôm nào:
“…Người viết lập lại kết luận đã một lần trình bày tại hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam tại Ðại Học Tokyo, ngày 14 tháng 1, 2002: "Thượng Ðế ban cho con người sự sống, và kế hoạch hóa tình cảnh, thời điểm từ giã cuộc đời trần thế- Nhưng con người trong chuỗi sinh tồn kia đã hiện thực điều bi thiết vĩ đại của mình - Người quyết định lần chết cho chính bản thân. Người trao gởi lại sau cái chết xác thân một trị giá vinh hiển. Người Việt Nam đã hiện thực điều cao cả kia một cách tự nhiên trong suốt đêm đen bất hạnh dài theo thế kỷ, giữa vũng lửa chiến tranh mà toàn dân tộc đang gánh chịu một cách khắc kỷ - Xem như một sự cùng đành. Không chỉ là những người lính nơi trận điạ, mà là hằng loạt tướng lãnh giữ chức tư lệnh đại đơn vị, hoặc sĩ quan cấp tá cao cấp: Các Tướng Lãnh, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ; Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Hữu Thông; Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long.. Người không chỉ chết một mình, mà với toàn gia đình cùng một lần quyết tử: Chị Nguyễn Thị Thàng, vợ một nghĩa quân chết với chồng và đàn con nơi chiếc đồn cô quạnh ở Giồng Trôm, Vùng IV; Thiếu Tá Ðặng Sĩ Vĩnh, bào huynh của gia đình niên trưởng Hà Thượng Nhân (Trung Tá Phạm Xuân Ninh, Chủ Nhiệm Báo Tiền Tuyến) chết cùng với cả nhà gồm ba thế hệ: ông, cha, cháu; Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Lữ Ðoàn 147 của Nguyễn Xuân Phúc, Ðỗ Hữu Tùng đồng tự sát nơi bãi Mỹ Khê, Ðà Nẵng cuối tháng 3, 1975; Trung đội Nhảy Dù với Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái cùng nổ một lần lựu đạn sáng 30 tháng Tư, 1975.
Ánh chớp thanh quang của Anh Linh bao Người Trung Liệt kia hẳn đã rung mờ nhật, nguyệt, hiện thực lần Núi Sông cùng khóc với Con Người. Và Người cùng một lần sống mãi với Quê Hương với Lịch Sử". ( ngưng trích )
Ngoài những bi phẫn cho sự bất lực của mình, tôi còn biết khóc. Tôi khóc cho ông Trương văn Sương. Khóc cho ông Điếu Cày không biết giờ bị giam cầm ở đâu? Khóc cho những người bạn cùng chí hướng của tôi trong ngục tù CS. Khóc cho những người vợ cô thế. Khóc cho những đứa con ngơ ngác ….
Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh khoe khoang, trình diễn, hãnh tiến của vợ con ông tướng vừa mới qua đời. Tôi tự hỏi với sự khinh bĩ cao độ:
“ Nguyễn Cao Kỳ đã làm chó gì cho đất nước?”
. thụyvi
(Hầm Nắng, 13/9/2011)
-----
Niềm hãnh diện của Người Vợ Linh' !
Bên chiến hào , vợ con lính cùng chồng bảo vệ đồn bót , chống Cộng Nô xâm lược Miền Nam theo lệnh Hồ Chí Minh , gây cảnh tương tàn trong suốt hơn 20 năm .
Tigon
0 comments:
Post a Comment