Saturday, August 27, 2011

Mục đích của tăng lãi suất, kiềm chế lạm phát là để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn

Châu Xuân Nguyễn
-
Hy vọng là bài viết này sẽ được các bạn tiếp tay phổ biết để 90 triệu dân tộc VN hiểu rõ hiện tình và giải pháp cho nền kinh tế này. Trân trọng cám ơn các bạn.

Ai ai cũng biết lạm phát sinh ra là do đầu tư không hiệu quả, rút ruột, tham nhũng, nhập siêu cao v.v… Và nguyên tắc kinh tế duy nhất của thể chế thị trường để kiềm chế lạm phát là nâng cao lãi suất, đánh vào những cty, doanh nghiệp hoang phí nhiều nhất, ít hiệu quả nhất, rút ruột nhất, tham nhũng nhất để những doanh nghiệp này phá sản, để sân chơi chỉ còn lại những nhà sản xuất hữu hiệu, giá đầu vào ít, nhân viên làm việc với hiệu suất cao, không rút ruột, không tham nhũng để cho giá thành hạ. Từ chuyện giá thành hạ này sẽ đưa đến chuyện CPI giảm, từ CPI giảm thì lạm phát sẽ giảm.

Chính vì vậy nên chế độ lãi suất cao phải thật cao và lâu dài (thuốc đáng đã tật), để đánh bại những cty này, để chủ cả và những nhân viên của những cty này tìm việc khác mà làm và khi làm việc thì phải năng nổ hơn.

Nên nhớ một điều là kinh tế thị trường Tây Âu không có điều kiện phá sản một cty nào khi cty đó vận hành không hữu hiệu. Chánh phủ chỉ phá sản cty qua phương pháp thị trường không mua sản phẩm của những cty này nữa vì giá thành quá cao (tham nhũng, rút ruột). Còn tập đoàn và tổng cty Vn thì nếu nhà nước muốn, họ sẽ ký một chử ký là đóng cửa, phá sản, thanh lý tài sản (ngay cả Vinashin họ còn không chịu làm điều này).

Trích: “Tiền rút mạnh, tín dụng tăng chậm thế mà lạm phát vẫn tăng cao, do đó lạm phát ở đây là do chi phí đầu vào tăng. Ở mức LS cao duy trì trong một thời gian dài, nhiều doanh nghiệp cầm cự không nổi phải chết. Số lượng bình quân doanh nghiệp mỗi năm phá sản khoảng 6.000 doanh nghiệp thì từ đầu năm đến nay con số đã lên gấp đôi. Vấn đề ở đây là làm sao giảm được LS trong bối cảnh lạm phát cao như hiện nay.” hết trích. Câu này cái nào cũng đúng nhưng kết luận lại sai.

Tin liên quan:
Vậy là 12 000 doanh nghiệp phải hy sinh để nhà nước bơm tiền mãi mãi vào 19 tập đoàn và tổng cty này. Đây có phải là một sự bất công cho 90 triệu dân tộc VN hay không…không nói đến chủ nhân và lao động của 12 ngàn doanh nghiệp ?

Tại sao có sự bất công như thế ? Ai trong chúng ta cũng biết rằng sự bất công này có từ hành xử bao che cho cánh hẩu, cho vây cánh của nhà cầm quyền tới mức độ 30 tỉ usd/năm để cho những tập đoàn này còn hiện hữu mặc dầu những dấu hiệu tham nhũng và rút ruột tràn đầy. Tiếng Anh của chúng tôi là: “Why do the Government keeps these companies afloat at the expenses of genuine hard working free enterprises ?” Tức là :”Tại sao nhà nước lại để những tập đoàn này hiên hữu, sự hiện hữu của những tập đoàn này là giết chết những cty tư nhân nhỏ làm ăn hữu hiệu hơn rất nhiều ?”

Bài toán này thì 90 triệu dân tộc ta phải giải quyết, lòng tin vào nhà nước thật sự giải quyết nổi đau này là con zero to tướng.

Đã đến lúc (đây là thời điểm tốt nhất để cải tổ hoàn toàn nền kinh tế này, vài hôm nữa tôi sẽ có tuyên bố về nền kinh tế này, không bao giờ hội nhập được với cộng đồng kinh tế thế giới) người dân phải đòi lại quyền kiểm soát từ những người không thể kiểm soát nền kinh tế chạy loạn (run-away economy) này.

Melborne
27.08.2011
Châu Xuân Nguyễn

0 comments:

Powered By Blogger