Lâm Đồng: Nổ đường ống thủy điện Đam Bol, 5 người thương vong - Tai họa được báo trước
Một tiếng nổ lớn làm đường ống nước thủy điện Đạm Bol – Lâm Đồng vỡ tung. Nước kèm đất bùn ồ ạt tràn xuống cuốn trôi 3 căn nhà khiến 5 người dân thương vong lúc 9 giờ sáng 14-6.
Theo ông Nguyễn Văn Triệu, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng, khi ống nước thủy điện bị vỡ, khối nước lớn kèm đất bùn đã cuốn trôi 3 căn nhà ở thôn 4, xã Lốc Bắc, huyện Bảo Lâm.
Sự cố này khiến bé trai Trần Văn Trung, 11 tuổi thiệt mạng. Ba nạn nhân khác gồm Trần Thị Bích Hiếu, Trần Văn Thành và Vũ Thị Hòa (mẹ của cháu Trung) bị thương nặng, đang được cấp cứu tại Bệnh Viện Đa khoa Lâm Đồng II (TP Bảo Lộc). Riêng chị Vũ Thị Lượng (SN 1978) vẫn đang mất tích.
Vụ tai nạn xảy ra cách trung tâm thị trấn Lộc Thắng (Bảo Lâm) khoảng 40 km.
TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Văn Triệu cho biết ngay sau khi sự cố xảy ra, tỉnh Lâm Đồng đã huy động hơn 200 người tìm kiếm nạn nhân mất tích. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do đường ống thủy điện bị vỡ đã gây nên dòng chảy dữ dội kéo dài hơn 4km, sức nước khủng khiếp làm xói lở nhiều quả đồi bên cạnh.
Đến chiều 14-6, nạn nhân mất tích Vũ Thị Lương vẫn chưa được tìm thấy.
Thủy điện Đạm Bol là công trình do Công ty Thủy điện Bảo Tân (Lâm Đồng) đầu tư xây dựng từ năm 2008.
Sau vụ vỡ đường kênh chìm của thủy điện Đam Bol ngày 14-6, cả thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng ngổn ngang như bãi chiến trường. Nhiều người cho rằng tai họa kinh hoàng làm 1 người chết, 1 mất tích và 3 người bị thương đã được báo trước khá lâu.
Toàn bộ thung lũng dưới những dãy đồi ở thôn 4, xã Lộc Bắc tan hoang sau vụ vỡ đường kênh thủy điện. Sự tàn phá khủng khiếp in hằn lên từng mái nhà. Một nửa quả đồi đã bị cắt đôi. Ba căn nhà bị dòng chảy cuốn trôi và nhấn chìm trong đất. Hàng trăm người dân vẫn đỏ mắt tìm kiếm thi thể chị Vũ Thị Nương.
Rất nhiều người dân cho rằng tai họa này đã không xảy ra nếu Công ty Bảo Tân (nhà đầu tư thủy điện Đam Bol) cẩn trọng hơn với công trình của mình.
Ngồi bên quan tài con trai là cháu Trần Văn Trung, anh Trần Văn Cường nói: “Cách đây 2 tháng, đường mương chìm dẫn nước cho tháp thủy áp của thủy điện Đam Bol đã xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. Chính tôi là người được thuê bơm nước để phục vụ xử lý vật liệu gia cố”.
Trong khi đó, ông K’Tư, Chủ tịch UBND xã Lộc Bắc, từng nghe người dân kể bà Ka Hiệp (một hộ dân làm cà phê ở ngay điểm đứt gãy của đường mương chìm) từng sử dụng nước rò rỉ từ đường ống để tắm.
Trao đổi với TTXVN, ông Đinh Thanh Tưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo Tân, chủ dự án thủy điện Đam Bol, khẳng định: “Các kỹ sư tư vấn, thiết kế dự án đã cam đoan chắc chắn an toàn khi thiết kế ống nhựa dẫn nước”.
Giải thích về sự cố, ông Tưng nói: “Có thể do việc đào hồ tích nước phục vụ canh tác nông nghiệp của người dân ở chân núi đã gây yếu nền móng đất phía dưới đường ống, gây bục vỡ”.
Thực tế, sau khi sự cố vỡ nát đường ống nhựa đường kính 1,6m xảy ra, người dân ở đây rất bất ngờ vì toàn bộ phần đường ống này đã được thi công trực tiếp trên đất bazan và được phủ đất chìm ở độ sâu 1,5m mà không hề có đường móng bê tông làm giá đỡ. Với lưu lượng thiết kế 3,5 m³/giây, khối nước chảy liên tục lưng chừng núi cạnh cả chục nóc nhà dân thì tai họa là điều khó tránh khỏi.
Những gì còn sót lại sau vụ vỡ đường kênh thủy điện Đam Bol ngày 14-6.
Lâm Đồng: Nổ đường ống thủy điện Đam Bol, 5 người thương vong - Tai họa được báo trước
Một tiếng nổ lớn làm đường ống nước thủy điện Đạm Bol – Lâm Đồng vỡ tung. Nước kèm đất bùn ồ ạt tràn xuống cuốn trôi 3 căn nhà khiến 5 người dân thương vong lúc 9 giờ sáng 14-6.
Theo ông Nguyễn Văn Triệu, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng, khi ống nước thủy điện bị vỡ, khối nước lớn kèm đất bùn đã cuốn trôi 3 căn nhà ở thôn 4, xã Lốc Bắc, huyện Bảo Lâm.
Sự cố này khiến bé trai Trần Văn Trung, 11 tuổi thiệt mạng. Ba nạn nhân khác gồm Trần Thị Bích Hiếu, Trần Văn Thành và Vũ Thị Hòa (mẹ của cháu Trung) bị thương nặng, đang được cấp cứu tại Bệnh Viện Đa khoa Lâm Đồng II (TP Bảo Lộc). Riêng chị Vũ Thị Lượng (SN 1978) vẫn đang mất tích.
Vụ tai nạn xảy ra cách trung tâm thị trấn Lộc Thắng (Bảo Lâm) khoảng 40 km.
TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Văn Triệu cho biết ngay sau khi sự cố xảy ra, tỉnh Lâm Đồng đã huy động hơn 200 người tìm kiếm nạn nhân mất tích. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do đường ống thủy điện bị vỡ đã gây nên dòng chảy dữ dội kéo dài hơn 4km, sức nước khủng khiếp làm xói lở nhiều quả đồi bên cạnh.
Đến chiều 14-6, nạn nhân mất tích Vũ Thị Lương vẫn chưa được tìm thấy.
Thủy điện Đạm Bol là công trình do Công ty Thủy điện Bảo Tân (Lâm Đồng) đầu tư xây dựng từ năm 2008.
Sau vụ vỡ đường kênh chìm của thủy điện Đam Bol ngày 14-6, cả thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng ngổn ngang như bãi chiến trường. Nhiều người cho rằng tai họa kinh hoàng làm 1 người chết, 1 mất tích và 3 người bị thương đã được báo trước khá lâu.
Toàn bộ thung lũng dưới những dãy đồi ở thôn 4, xã Lộc Bắc tan hoang sau vụ vỡ đường kênh thủy điện. Sự tàn phá khủng khiếp in hằn lên từng mái nhà. Một nửa quả đồi đã bị cắt đôi. Ba căn nhà bị dòng chảy cuốn trôi và nhấn chìm trong đất. Hàng trăm người dân vẫn đỏ mắt tìm kiếm thi thể chị Vũ Thị Nương.
Rất nhiều người dân cho rằng tai họa này đã không xảy ra nếu Công ty Bảo Tân (nhà đầu tư thủy điện Đam Bol) cẩn trọng hơn với công trình của mình.
Ngồi bên quan tài con trai là cháu Trần Văn Trung, anh Trần Văn Cường nói: “Cách đây 2 tháng, đường mương chìm dẫn nước cho tháp thủy áp của thủy điện Đam Bol đã xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. Chính tôi là người được thuê bơm nước để phục vụ xử lý vật liệu gia cố”.
Trong khi đó, ông K’Tư, Chủ tịch UBND xã Lộc Bắc, từng nghe người dân kể bà Ka Hiệp (một hộ dân làm cà phê ở ngay điểm đứt gãy của đường mương chìm) từng sử dụng nước rò rỉ từ đường ống để tắm.
Trao đổi với TTXVN, ông Đinh Thanh Tưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo Tân, chủ dự án thủy điện Đam Bol, khẳng định: “Các kỹ sư tư vấn, thiết kế dự án đã cam đoan chắc chắn an toàn khi thiết kế ống nhựa dẫn nước”.
Giải thích về sự cố, ông Tưng nói: “Có thể do việc đào hồ tích nước phục vụ canh tác nông nghiệp của người dân ở chân núi đã gây yếu nền móng đất phía dưới đường ống, gây bục vỡ”.
Thực tế, sau khi sự cố vỡ nát đường ống nhựa đường kính 1,6m xảy ra, người dân ở đây rất bất ngờ vì toàn bộ phần đường ống này đã được thi công trực tiếp trên đất bazan và được phủ đất chìm ở độ sâu 1,5m mà không hề có đường móng bê tông làm giá đỡ. Với lưu lượng thiết kế 3,5 m³/giây, khối nước chảy liên tục lưng chừng núi cạnh cả chục nóc nhà dân thì tai họa là điều khó tránh khỏi.
Vì sao đường ống dẫn nước bị nổ ???
Sự cố thuỷ điện Đạm Bol: ống nước do liên doanh Trung Quốc cung cấp
Vụ vỡ ống dẫn nước thủy điện đã gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn
Sau khi xảy ra sự cố đường ống dẫn nước của công trình nhà máy thủy điện Đạm Bol, một lượng lớn bùn đất lên đến hàng ngàn mét khối bị nước cuốn đổ ập xuống địa bàn ở thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, kéo theo hai căn nhà và 5 người dân đang sinh sống trong khu vực. Trong số 5 nạn nhân bị nước cuốn trôi, có 4 người trong cùng một gia đình, đó là gia đình chị Vũ Thị Hòa (31 tuổi), cùng 3 người con là Trần Văn Trung (11 tuổi), Trần Văn Thành (10 tuổi) và Trần Thị Bích Hiếu (5 tuổi). Đến 11 giờ trưa cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể của cháu Trung, chị Hòa cùng 2 người con còn lại là Hiếu và Thành trong tình trạng bị thương rất nặng.
Vụ vỡ đường ống dẫn nước thủy điện này đã gây nên dòng chảy dữ dội kéo dài gần 5 km, gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn. Trước sự bồi lấp của hiện trường và dòng chảy dữ dội từ đường ống dẫn nước bị vỡ, mặc dù tỉnh Lâm Đồng đã huy động trên 250 người tìm kiếm cứu nạn, nhưng đến 18 giờ chiều cùng ngày, nạn nhân còn lại là chị Vũ Thị Lương, 33 tuổi vẫn chưa được tìm thấy.
Được biết, công trình thủy điện Đạm Bol Đạ Tẻh do công ty cổ phần điện Bảo Tân (Lâm Đồng) làm chủ đầu tư. Công trình có 3 tổ máy phát điện, với tổng công suất thiết kế 9,6MW. Công trình này được xây dựng bởi thiết bị, công nghệ được nhập từ Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này vẫn đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.
Ống nhựa cuốn xoắn của công ty liên doanh với Trung Quốc. Ảnh: website công ty T&T Baoercheng
Thủy điện Đạm Bol (thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) vừa bị sự cố vỡ đường ống nước sáng 14.6 có công suất 9,6 MW vừa mới được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4.2011. Đây là dự án do công ty cổ phần điện Bảo Tân (Đà Lạt, Lâm Đồng; hoạt động từ tháng 10.2007) làm chủ đầu tư.
Huyện Bảo Lâm là địa bàn đầu nguồn sông Đồng Nai, thuộc cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh (Lâm Đồng), có diện tích tự nhiên hơn 146.000 ha cùng khoảng 120.000 cư dân. Đây là nơi có diện tích trồng chè và nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt quặng bauxit chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiện tại tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xây dựng tổ hợp nhà máy khai thác, chế biến bauxite - nhôm Tân Rai, có công suất khoảng 600.000 tấn quặng/năm.
Theo thông tin công bố trên website của công ty cổ phần Lilama (www.lilama45-3.com.vn), thì Lilama 45.3 là đơn vị đã ký hợp đồng xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị thủy điện Đạm Bol ngày 2.9.2009 với tổng giá trị hơn 41 tỷ đồng. Lilama 45.3 thi công các hạng mục: xây dựng, chế tạo lắp đặt đường ống áp lực và thiết bị cơ khí thuỷ công, cửa nhận nước và bể áp lực của công trình thủy điện Đạm Bol. Thời gian hoàn thành là vào tháng 7.2010.
Còn theo một công ty liên doanh với một doanh nghiệp Trung Quốc - công ty TNHH liên danh T&T Baoercheng, tự giới thiệu trên wesite của công ty này (www.ongnhuaviet.com.vn) thì họ đã ký hợp đồng kinh tế với công ty cổ phần điện Bảo Tân, tổng giá trị hơn 22 tỷ đồng, để cung cấp sản phẩm ống nhựa TBP, đường kính 1.200mm - 1.600mm, phục vụ cho công trình thủy điện Đam Bol - Đạ Tẻh. Tổng chiều dài đường ống dẫn nước là 6,5km.
T&T Baoercheng là liên doanh giữa công ty cổ phần tập đoàn T&T và công ty TNHH khoa học kỹ thuật Baoercheng, tại Trùng Khánh (Trung Quốc).
Công ty TNHH liên doanh này cũng tự quảng cáo: T&T Baoercheng là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống nhựa cuốn xoắn cỡ lớn, thay thế hoàn toàn ống ximăng truyền thống trong thoát nước…”.
Thủy điện Đạm Bol là một trong 17 dự án thủy điện đã được chấp thuận qui hoạch xây dựng trên địa bàn của huyện Bảo Lâm.
Nguồn :
http://nld.com.vn/20110614023754559p...huong-vong.htm
http://sgtt.vn/Thoi-su/146318/Su-co-...-cung-cap.html
Sự cố thuỷ điện Đạm Bol: ống nước do liên doanh Trung Quốc cung cấp
Vụ vỡ ống dẫn nước thủy điện đã gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn
Sau khi xảy ra sự cố đường ống dẫn nước của công trình nhà máy thủy điện Đạm Bol, một lượng lớn bùn đất lên đến hàng ngàn mét khối bị nước cuốn đổ ập xuống địa bàn ở thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, kéo theo hai căn nhà và 5 người dân đang sinh sống trong khu vực. Trong số 5 nạn nhân bị nước cuốn trôi, có 4 người trong cùng một gia đình, đó là gia đình chị Vũ Thị Hòa (31 tuổi), cùng 3 người con là Trần Văn Trung (11 tuổi), Trần Văn Thành (10 tuổi) và Trần Thị Bích Hiếu (5 tuổi). Đến 11 giờ trưa cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể của cháu Trung, chị Hòa cùng 2 người con còn lại là Hiếu và Thành trong tình trạng bị thương rất nặng.
Vụ vỡ đường ống dẫn nước thủy điện này đã gây nên dòng chảy dữ dội kéo dài gần 5 km, gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn. Trước sự bồi lấp của hiện trường và dòng chảy dữ dội từ đường ống dẫn nước bị vỡ, mặc dù tỉnh Lâm Đồng đã huy động trên 250 người tìm kiếm cứu nạn, nhưng đến 18 giờ chiều cùng ngày, nạn nhân còn lại là chị Vũ Thị Lương, 33 tuổi vẫn chưa được tìm thấy.
Được biết, công trình thủy điện Đạm Bol Đạ Tẻh do công ty cổ phần điện Bảo Tân (Lâm Đồng) làm chủ đầu tư. Công trình có 3 tổ máy phát điện, với tổng công suất thiết kế 9,6MW. Công trình này được xây dựng bởi thiết bị, công nghệ được nhập từ Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này vẫn đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.
Ống nhựa cuốn xoắn của công ty liên doanh với Trung Quốc. Ảnh: website công ty T&T Baoercheng
Thủy điện Đạm Bol (thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) vừa bị sự cố vỡ đường ống nước sáng 14.6 có công suất 9,6 MW vừa mới được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4.2011. Đây là dự án do công ty cổ phần điện Bảo Tân (Đà Lạt, Lâm Đồng; hoạt động từ tháng 10.2007) làm chủ đầu tư.
Huyện Bảo Lâm là địa bàn đầu nguồn sông Đồng Nai, thuộc cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh (Lâm Đồng), có diện tích tự nhiên hơn 146.000 ha cùng khoảng 120.000 cư dân. Đây là nơi có diện tích trồng chè và nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt quặng bauxit chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiện tại tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xây dựng tổ hợp nhà máy khai thác, chế biến bauxite - nhôm Tân Rai, có công suất khoảng 600.000 tấn quặng/năm.
Theo thông tin công bố trên website của công ty cổ phần Lilama (www.lilama45-3.com.vn), thì Lilama 45.3 là đơn vị đã ký hợp đồng xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị thủy điện Đạm Bol ngày 2.9.2009 với tổng giá trị hơn 41 tỷ đồng. Lilama 45.3 thi công các hạng mục: xây dựng, chế tạo lắp đặt đường ống áp lực và thiết bị cơ khí thuỷ công, cửa nhận nước và bể áp lực của công trình thủy điện Đạm Bol. Thời gian hoàn thành là vào tháng 7.2010.
Còn theo một công ty liên doanh với một doanh nghiệp Trung Quốc - công ty TNHH liên danh T&T Baoercheng, tự giới thiệu trên wesite của công ty này (www.ongnhuaviet.com.vn) thì họ đã ký hợp đồng kinh tế với công ty cổ phần điện Bảo Tân, tổng giá trị hơn 22 tỷ đồng, để cung cấp sản phẩm ống nhựa TBP, đường kính 1.200mm - 1.600mm, phục vụ cho công trình thủy điện Đam Bol - Đạ Tẻh. Tổng chiều dài đường ống dẫn nước là 6,5km.
T&T Baoercheng là liên doanh giữa công ty cổ phần tập đoàn T&T và công ty TNHH khoa học kỹ thuật Baoercheng, tại Trùng Khánh (Trung Quốc).
Công ty TNHH liên doanh này cũng tự quảng cáo: T&T Baoercheng là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống nhựa cuốn xoắn cỡ lớn, thay thế hoàn toàn ống ximăng truyền thống trong thoát nước…”.
Thủy điện Đạm Bol là một trong 17 dự án thủy điện đã được chấp thuận qui hoạch xây dựng trên địa bàn của huyện Bảo Lâm.
Nguồn :
http://nld.com.vn/20110614023754559p...huong-vong.htm
http://sgtt.vn/Thoi-su/146318/Su-co-...-cung-cap.html
0 comments:
Post a Comment