Tương Lai - Dù phải nói đến sức mạnh của những "tư tưởng" mù quáng thì rút cuộc thì vẫn phải nói về sức mạnh khôn lường của báo chí ở cái hướng thuận với bước tiến của lịch sử, cho dù lực lượng cản trở bước tiến của lịch sử vẫn đang hoành hành...
*
Không làm được nhiệm vụ tạo nên một luồng chảy sống động của thông tin phản hồi từ cuộc sống "bên dưới", từ "phần chìm của tảng băng", báo chí sẽ tự đánh mất vai trò thật sự của mình.
"Nhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại". Người viết câu ấy là một nhà báo từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh: Trung Đông, với Iraq, Afganistan, Pakistan...và nay là Lybia, Yemen... Nỗi đau đang thấm đẫm trên "vùng đất chết chóc" ấy nhưng vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào. Những ngòi bút ấy hiểu rất rõ rằng: "viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng".
Thế nhưng, đâu chỉ nơi "vùng đất chết chóc" ấy mới có nỗi đau. Ở khắp nơi trên trái đất này, nỗi đau của con người chẳng có lúc nào vơi. Mà nước mắt con người đều cùng có vị mặn, máu con người đều cùng màu đỏ! Ấy vậy mà, nguyên nhân làm cho nước mắt phải rơi, máu phải chảy, thì thiên hình vạn trạng. Và có lẽ người Việt Nam là người hiểu rõ vấn đề đó hơn ai hết trên trái đất này. Cuộc chiến đấu cận kề về thời gian cũng như về không gian ấy cũng là cuộc chiến đấu đầu tiên và triền miên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc này kể từ thời Bà Trưng Bà Triệu cho đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Trong cuộc chiến không cân sức đó phải luôn lưu giữ khí phách của một Trần Bình Trọng hiên ngang trước kẻ thù "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc"! Khí phách đó lưu chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam.
Từ bao đời ông cha ta thường xuyên răn dạy tinh thần cảnh giác trong mọi ứng xử với "thiên triều", biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương nhưng luôn giữ khí phách kiên cường, không bao giờ khuất phục. Điều răn ấy không chỉ ở lời ghi vào sử sách mà còn được tạc vào hình hài núi sông bằng những truyền thuyết, những huyền thoại. Chẳng hạn như 99 ngọn núi ở vùng trung du được giải thích là tượng trưng cho 99 con voi và một tượng trưng cho voi bị chém cụt đầu do quay về hướng bắc! Hoặc câu chuyện về câu đối "Đằng giang tự cổ huyết do hồng!" (Sông Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu) của sứ thần Giang Văn Minh đáp lại thái độ ngạo mạn của Sùng Trinh, vua nhà Minh trong "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục!" (Cột đồng xưa giờ đã rêu xanh) luôn được truyền tụng! Cọc gỗ Bạch Đằng vẫn mãi mãi trụ vững trong khí phách Việt Nam tự bao đời.
Kênh báo chí truyền thông là kênh thông tin trực tiếp nhất đưa những tư tưởng lớn, những tình cảm lớn đến tận hang cùng ngõ hẻm. Báo chí vốn đã có chức năng và lợi thế khó có gì so sánh được, chức năng và lợi thế đó lại tăng lên bội phần với công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền tin của thế kỷ XXI. Báo chí đã làm cho một tư tưởng lớn trong đầu óc của một người đến được với nhiều người, chuyển thành sức mạnh "tức nước vỡ bờ" trong hành động của quần chúng nhân dân.
Đọc Mao Trạch Đông ngàn năm công tội lại nhớ Lỗ Tấn với nhân vật Ngụy Liên Thù in trong tập "Gào thét". Chẳng phải vì muốn thức tỉnh người Trung Quốc mà nhà đại văn hào ấy đã phải chấm ngòi bút vào máu của mình để viết ra những tác phẩm bất hủ đó sao? Đừng quên rằng tác giả của "A Q chính truyện" trước khi bắt tay vào viết tác phẩm bất tử nhằm phê phán cái "quốc dân tính" lạc hậu này là một nhà báo với những chính luận vang dội một thời trên văn đàn.
Dù phải nói đến sức mạnh của những "tư tưởng" mù quáng thì rút cuộc thì vẫn phải nói về sức mạnh khôn lường của báo chí ở cái hướng thuận với bước tiến của lịch sử, cho dù lực lượng cản trở bước tiến của lịch sử vẫn đang hoành hành.
Ai đó đã gợi lên một ý thật đẹp : báo chí "là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí"**. "Dòng thác đầy sinh khí" ấy cuộn chảy trong mạch sống của xã hội, tiếp nhận được sức mạnh từ mạch sống ấy, góp phần nâng cao thêm, phát huy lên, rồi lại chuyển tải sức mạnh ấy đến từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng.
Bởi lẽ báo chí là một chỉ báo sống động về đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu được như vậy để có đủ căn cứ mà tin thêm vào sức mạnh của báo chí khi "báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ"**. Hiểu như vậy để những người đang chiến đấu trên trận địa báo chí dám trải lòng mình ra để tiếp nhận nghị lực và sức mạnh từ nguồn mạch cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân, để mỗi nhà báo chân chính "là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình"**.
Chỉ có thể làm được điều đó khi, cùng với việc thực hiện chức năng chuyển tải những thông điệp từ trên xuống, báo chí phải biết cách chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên. Mà chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên là trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của báo chí. Báo chí thường xuyên gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tâm trạng quần chúng, những bức xúc, băn khoăn, những khát khao, kỳ vọng, những buồn vui, phẫn nộ của những "con người bé nhỏ" đang lầm lũi nhẫn nại và kiên cường trong cuộc mưu sinh cho mình, gia đình mình và góp phần thúc đẩy xã hội đi tới.
Không làm được nhiệm vụ tạo nên một luồng chảy sống động của thông tin phản hồi từ cuộc sống "bên dưới", từ "phần chìm của tảng băng", báo chí sẽ tự đánh mất vai trò thật sự của mình.
Trong "Những người Khốn khổ", Victor Hugo có viết một câu bất hủ: "Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý". Đúng là phải tìm chân lý từ trong nguồn mạch bất tận ấy, trong dòng sông cuộc sống.
Dòng sông ấy vẫn tuôn chảy không ngừng... Nương theo địa hình, có lúc tưởng như sông chảy ngược. Nhưng không! Sông vẫn xuôi về biển cả. Tốc độ dòng sông được quyết định ở sức cuộn chảy từ bên dưới.
Ở những đoạn nước xoáy, nơi những khúc sông rẽ ngoặt, sức cuộn chảy từ bên dưới đẩy những bèo bọt rác rưởi dồn lên, dạt vào hai bên bờ để dòng sông xuôi về biển lớn, vươn tới cái đích ở phía chân trời! Báo chí phải tắm mình vào dòng sông ấy mới có thể hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Kênh báo chí truyền thông là kênh thông tin trực tiếp nhất đưa những tư tưởng lớn, những tình cảm lớn đến tận hang cùng ngõ hẻm. Báo chí vốn đã có chức năng và lợi thế khó có gì so sánh được, chức năng và lợi thế đó lại tăng lên bội phần với công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền tin của thế kỷ XXI. Báo chí đã làm cho một tư tưởng lớn trong đầu óc của một người đến được với nhiều người, chuyển thành sức mạnh "tức nước vỡ bờ" trong hành động của quần chúng nhân dân.
Đọc Mao Trạch Đông ngàn năm công tội lại nhớ Lỗ Tấn với nhân vật Ngụy Liên Thù in trong tập "Gào thét". Chẳng phải vì muốn thức tỉnh người Trung Quốc mà nhà đại văn hào ấy đã phải chấm ngòi bút vào máu của mình để viết ra những tác phẩm bất hủ đó sao? Đừng quên rằng tác giả của "A Q chính truyện" trước khi bắt tay vào viết tác phẩm bất tử nhằm phê phán cái "quốc dân tính" lạc hậu này là một nhà báo với những chính luận vang dội một thời trên văn đàn.
Dù phải nói đến sức mạnh của những "tư tưởng" mù quáng thì rút cuộc thì vẫn phải nói về sức mạnh khôn lường của báo chí ở cái hướng thuận với bước tiến của lịch sử, cho dù lực lượng cản trở bước tiến của lịch sử vẫn đang hoành hành.
Ai đó đã gợi lên một ý thật đẹp : báo chí "là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí"**. "Dòng thác đầy sinh khí" ấy cuộn chảy trong mạch sống của xã hội, tiếp nhận được sức mạnh từ mạch sống ấy, góp phần nâng cao thêm, phát huy lên, rồi lại chuyển tải sức mạnh ấy đến từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng.
Bởi lẽ báo chí là một chỉ báo sống động về đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu được như vậy để có đủ căn cứ mà tin thêm vào sức mạnh của báo chí khi "báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ"**. Hiểu như vậy để những người đang chiến đấu trên trận địa báo chí dám trải lòng mình ra để tiếp nhận nghị lực và sức mạnh từ nguồn mạch cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân, để mỗi nhà báo chân chính "là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình"**.
Chỉ có thể làm được điều đó khi, cùng với việc thực hiện chức năng chuyển tải những thông điệp từ trên xuống, báo chí phải biết cách chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên. Mà chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên là trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của báo chí. Báo chí thường xuyên gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tâm trạng quần chúng, những bức xúc, băn khoăn, những khát khao, kỳ vọng, những buồn vui, phẫn nộ của những "con người bé nhỏ" đang lầm lũi nhẫn nại và kiên cường trong cuộc mưu sinh cho mình, gia đình mình và góp phần thúc đẩy xã hội đi tới.
Không làm được nhiệm vụ tạo nên một luồng chảy sống động của thông tin phản hồi từ cuộc sống "bên dưới", từ "phần chìm của tảng băng", báo chí sẽ tự đánh mất vai trò thật sự của mình.
Trong "Những người Khốn khổ", Victor Hugo có viết một câu bất hủ: "Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý". Đúng là phải tìm chân lý từ trong nguồn mạch bất tận ấy, trong dòng sông cuộc sống.
Dòng sông ấy vẫn tuôn chảy không ngừng... Nương theo địa hình, có lúc tưởng như sông chảy ngược. Nhưng không! Sông vẫn xuôi về biển cả. Tốc độ dòng sông được quyết định ở sức cuộn chảy từ bên dưới.
Ở những đoạn nước xoáy, nơi những khúc sông rẽ ngoặt, sức cuộn chảy từ bên dưới đẩy những bèo bọt rác rưởi dồn lên, dạt vào hai bên bờ để dòng sông xuôi về biển lớn, vươn tới cái đích ở phía chân trời! Báo chí phải tắm mình vào dòng sông ấy mới có thể hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Tương Lai
No comments:
Post a Comment