Thực phẩm rẻ tiền đến mức... không thể rẻ hơn gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở những khu chợ mà khách hàng chủ yếu là công nhân, người thu nhập thấp. “Bão” giá đã “thổi” những món đắt tiền ra khỏi bữa ăn của họ, bù lại trong thực đơn hằng ngày lại có thêm những món mới...
“Đi chợ bữa nay em tốn hết 18.000 đồng, đủ cho bữa ăn chiều của hai vợ chồng và thêm buổi sáng vợ em mang theo đi làm”, anh công nhân bảo hành, sửa chữa ở một công ty tại KCN Trà Nóc (Q.Ô Môn, TP Cần Thơ) kể và không ngại cho tôi xem thực đơn mà anh gói ghém để được 3 phần ăn: 4 con cá bạc má nhỏ, 2 trái dưa leo đèo (loại dưa nhỏ bị dạt) và mấy tép hành. "2 con cá em kho, chấm dưa leo. 2 con còn lại muối chiên để ăn bữa sau. Bây giờ đi chợ phải suy nghĩ nhiều hơn, bởi giá thực phẩm tăng… chạy theo không kịp; trong khi lương công nhân thì giậm chân tại chỗ”, anh nói.
|
Rảo quanh chợ Sang Trắng, khu chợ chuyên bán thực phẩm bình dân cặp KCN Trà Nóc, không khó để nhận thấy sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm là hàng dạt, hàng mất phẩm chất, thậm chí hàng phế phẩm. Chúng được đặt khuất sau các loại thực phẩm tươi ngon, nhưng vẫn tạo được sự chú ý đặc biệt với người mua ít tiền. Tại quầy rau củ ở cuối chợ, bên ngoài người ta bày bán bông cải với giá 8.000 đồng/kg, nhưng bên trong lại có thêm đống bông cải sâu giá chỉ 3.000 đồng/kg. Một nữ công nhân giải thích chuyện mua bông cải dạt (vốn trước đây khách hàng chủ yếu là những hộ nuôi thỏ) là vì "yên tâm không có hóa chất diệt sâu độc hại". Trong khi đó, một công nhân khác lại thật thà: “Giá rẻ nên mình mua được nhiều, trừ hao phần hư ra thì vẫn còn nhiều hơn thực phẩm bình thường”.
|
Anh Nguyễn Hoàng Việt, công nhân của một công ty sản xuất kính tại KCN Trà Nóc, tâm sự: “Đi chợ bây giờ em không dám ngó tới thịt heo, thịt bò… Mấy thứ đó giá... phỏng tay, mua mười mấy ngàn làm sao đủ bữa ăn cho vợ chồng, con cái. Nên thà em mua đồ giá rẻ mà ăn no, có sức đi làm”. Còn anh Hồ Văn Giang, công nhân Công ty T.Đ, nói nếu như tháng trước cầm 11-12 ngàn là gói ghém được bữa ăn, thì nay cầm 17 - 18 ngàn đi mua chẳng được bao nhiêu. Anh Giang giở cho tôi xem thực phẩm dành cho bữa cơm chiều mà anh vừa mua với giá 18.000 đồng, gồm 2 củ cải và 2 con cá nhỏ. Anh bảo cá để kho và củ cải để nấu nồi canh nhạt và "bữa ăn hằng ngày của vợ chồng em hiếm khi nào nhiều hơn thế".
Một tiểu thương tại chợ Sang Trắng cho biết, công nhân đi chợ ngày càng mua ít thức ăn hơn. Chị Nguyễn Thị Bé Hai, tiểu thương bán cá, thịt tại chợ này than: “Giá cả lên vùn vụt. Tui đi “bổ” đồ còn chóng mặt chứ nói gì công nhân. Nhiều hôm mình đi chợ đầu mối lấy đồ, chỉ một đêm giá lại tăng cao hơn giá mình bán lẻ hôm trước”.
Trong hoàn cảnh đó, nhiều tiểu thương đã “tăng cường” càng nhiều loại thực phẩm… không thể rẻ hơn. Các mặt hàng giá siêu rẻ thường được bày cạnh các loại giá rẻ, giá bình dân. Như dưa leo 10.000 đồng/kg thì bên cạnh có dưa 4.000 đồng; khoai lang 8.000 đồng bên cạnh khoai 4.000 đồng/kg… và các mặt hàng giá… “áp sàn” này ngày càng hút hàng. Chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, một tiểu thương bán cá tại chợ Sang Trắng, cho biết chị bày bán cá tra nguyên con bên cạnh cá phế phẩm của các nhà máy chế biến, được lấy hết thịt chỉ còn trơ phần đầu và xương. Dĩ nhiên người mua có thể chọn loại cá đầy đủ chất hơn, nhưng ngược lại, chị Hoa cho biết đầu và xương cá lại được mua nhiều bởi giá chỉ 12.000 đồng/kg so với 20.000 đồng/kg cá nguyên con.
Tại chợ Phước Yên, nằm gần KCN Hòa Phú (Vĩnh Long), thực phẩm giá rẻ cũng có mặt ở nhiều quầy hàng và không khó đoán khách hàng mà các tiểu thương ở đây nhắm tới là đối tượng nào. Tranh thủ mua được mớ rau tập tàng với giá 2.000 đồng, công nhân của một nhà máy chế biến thực phẩm tại KCN Hòa Phú Trần Lệ Hoa cho biết “thực đơn” của chị là món rau luộc chấm trứng trị giá… 5.000 đồng. “Đâu chỉ có thức ăn tăng giá, bây giờ cái gì cũng… khó mua nên phải tiết kiệm chi tiêu từng món. Công nhân tụi em hiện không mong gì bằng mong tăng lương, bởi giá cả leo thang kiểu này sống "ngặt" quá".
Bữa ăn của công nhân vốn đã đạm bạc giờ càng còm cõi hơn khi giá thực phẩm leo thang. Nhiều công nhân xem việc “xoay” thực phẩm siêu rẻ là một cách để ứng phó với "bão giá".
Tiến Trình
Thực phẩm rẻ tiền đến mức... không thể rẻ hơn gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở những khu chợ mà khách hàng chủ yếu là công nhân, người thu nhập thấp. “Bão” giá đã “thổi” những món đắt tiền ra khỏi bữa ăn của họ, bù lại trong thực đơn hằng ngày lại có thêm những món mới...
“Đi chợ bữa nay em tốn hết 18.000 đồng, đủ cho bữa ăn chiều của hai vợ chồng và thêm buổi sáng vợ em mang theo đi làm”, anh công nhân bảo hành, sửa chữa ở một công ty tại KCN Trà Nóc (Q.Ô Môn, TP Cần Thơ) kể và không ngại cho tôi xem thực đơn mà anh gói ghém để được 3 phần ăn: 4 con cá bạc má nhỏ, 2 trái dưa leo đèo (loại dưa nhỏ bị dạt) và mấy tép hành. "2 con cá em kho, chấm dưa leo. 2 con còn lại muối chiên để ăn bữa sau. Bây giờ đi chợ phải suy nghĩ nhiều hơn, bởi giá thực phẩm tăng… chạy theo không kịp; trong khi lương công nhân thì giậm chân tại chỗ”, anh nói.
|
Rảo quanh chợ Sang Trắng, khu chợ chuyên bán thực phẩm bình dân cặp KCN Trà Nóc, không khó để nhận thấy sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm là hàng dạt, hàng mất phẩm chất, thậm chí hàng phế phẩm. Chúng được đặt khuất sau các loại thực phẩm tươi ngon, nhưng vẫn tạo được sự chú ý đặc biệt với người mua ít tiền. Tại quầy rau củ ở cuối chợ, bên ngoài người ta bày bán bông cải với giá 8.000 đồng/kg, nhưng bên trong lại có thêm đống bông cải sâu giá chỉ 3.000 đồng/kg. Một nữ công nhân giải thích chuyện mua bông cải dạt (vốn trước đây khách hàng chủ yếu là những hộ nuôi thỏ) là vì "yên tâm không có hóa chất diệt sâu độc hại". Trong khi đó, một công nhân khác lại thật thà: “Giá rẻ nên mình mua được nhiều, trừ hao phần hư ra thì vẫn còn nhiều hơn thực phẩm bình thường”.
|
Anh Nguyễn Hoàng Việt, công nhân của một công ty sản xuất kính tại KCN Trà Nóc, tâm sự: “Đi chợ bây giờ em không dám ngó tới thịt heo, thịt bò… Mấy thứ đó giá... phỏng tay, mua mười mấy ngàn làm sao đủ bữa ăn cho vợ chồng, con cái. Nên thà em mua đồ giá rẻ mà ăn no, có sức đi làm”. Còn anh Hồ Văn Giang, công nhân Công ty T.Đ, nói nếu như tháng trước cầm 11-12 ngàn là gói ghém được bữa ăn, thì nay cầm 17 - 18 ngàn đi mua chẳng được bao nhiêu. Anh Giang giở cho tôi xem thực phẩm dành cho bữa cơm chiều mà anh vừa mua với giá 18.000 đồng, gồm 2 củ cải và 2 con cá nhỏ. Anh bảo cá để kho và củ cải để nấu nồi canh nhạt và "bữa ăn hằng ngày của vợ chồng em hiếm khi nào nhiều hơn thế".
Một tiểu thương tại chợ Sang Trắng cho biết, công nhân đi chợ ngày càng mua ít thức ăn hơn. Chị Nguyễn Thị Bé Hai, tiểu thương bán cá, thịt tại chợ này than: “Giá cả lên vùn vụt. Tui đi “bổ” đồ còn chóng mặt chứ nói gì công nhân. Nhiều hôm mình đi chợ đầu mối lấy đồ, chỉ một đêm giá lại tăng cao hơn giá mình bán lẻ hôm trước”.
Trong hoàn cảnh đó, nhiều tiểu thương đã “tăng cường” càng nhiều loại thực phẩm… không thể rẻ hơn. Các mặt hàng giá siêu rẻ thường được bày cạnh các loại giá rẻ, giá bình dân. Như dưa leo 10.000 đồng/kg thì bên cạnh có dưa 4.000 đồng; khoai lang 8.000 đồng bên cạnh khoai 4.000 đồng/kg… và các mặt hàng giá… “áp sàn” này ngày càng hút hàng. Chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, một tiểu thương bán cá tại chợ Sang Trắng, cho biết chị bày bán cá tra nguyên con bên cạnh cá phế phẩm của các nhà máy chế biến, được lấy hết thịt chỉ còn trơ phần đầu và xương. Dĩ nhiên người mua có thể chọn loại cá đầy đủ chất hơn, nhưng ngược lại, chị Hoa cho biết đầu và xương cá lại được mua nhiều bởi giá chỉ 12.000 đồng/kg so với 20.000 đồng/kg cá nguyên con.
Tại chợ Phước Yên, nằm gần KCN Hòa Phú (Vĩnh Long), thực phẩm giá rẻ cũng có mặt ở nhiều quầy hàng và không khó đoán khách hàng mà các tiểu thương ở đây nhắm tới là đối tượng nào. Tranh thủ mua được mớ rau tập tàng với giá 2.000 đồng, công nhân của một nhà máy chế biến thực phẩm tại KCN Hòa Phú Trần Lệ Hoa cho biết “thực đơn” của chị là món rau luộc chấm trứng trị giá… 5.000 đồng. “Đâu chỉ có thức ăn tăng giá, bây giờ cái gì cũng… khó mua nên phải tiết kiệm chi tiêu từng món. Công nhân tụi em hiện không mong gì bằng mong tăng lương, bởi giá cả leo thang kiểu này sống "ngặt" quá".
Bữa ăn của công nhân vốn đã đạm bạc giờ càng còm cõi hơn khi giá thực phẩm leo thang. Nhiều công nhân xem việc “xoay” thực phẩm siêu rẻ là một cách để ứng phó với "bão giá".
Tiến Trình
0 comments:
Post a Comment