LÝ THUYẾT NHÂN ĐẠO THẤT BẠI ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẾ PHỦ PHÀNG |
Author: Ioannis Stratakis | Source: Uncle Sam’s misguided children | Posted on: 2017-02-12 |
Bà Hillary Clinton, trong một lần diễn thuyết, nói rằng con người phải “tôn trọng” các kẻ thù của mình, phải cố lấy cảm tình của họ và tìm hiểu bối cảnh của họ. Câu nói này chỉ là sai thôi. Thật vậy, nó không chỉ sai mà còn là một ý niệm phỉ bang có thể đưa đến sự tàn phá hủy diệt. Và hiển nhiên tư tưởng này đã dựa vằo ý niệm được Rousseau đưa ra đầu tiên.
Câu nói này là căn nguyên của vấn nạn:
“Không có con người nào xấu đến nỗi không thể biến cải thành tốt cho một việc gì đó”
Hãy trốn lánh kẻ thù nào biết rõ yếu điểm của mình (Corneille)
Thay vì kẻ thù …
Hãy trốn lánh kẻ thù nào biết rõ yếu điểm của mình (Corneille)
Khi áp dụng câu nói đó, mà hầu hết các hệ thống luật pháp phương tây đều đam mê thực hiện lời dạy của văn hào Rousseau, thì kẻ tội phạm không bị đối xử như là kẻ thù của tập thể mà như là một thành phần phạm lỗi của xã hội..
Sự đồng cảm của quý vị là một nhược điểm mà kẻ thù sẽ không cần chia sẻ |
Và như quý vị hiểu, quan niệm này sẽ đưa đến tai họa, Việc xem nhẹ các đối tượng như thế cho thấy sự yếu kém và thiếu hụt tinh thần tranh đấu của những kẻ hô hào nhân đạo. Thật giống như con thú đang theo đuổi con mồi, ke thù sẽ tận dụng sự yếu nhược đó để tiếp tục tấn công cho đên khi nào con mồi (trường hợp này là phương tây) bị chế ngự.
Thánh chiến đánh lại nước Mỹ là bổn phận tôn giáo của chúng ta
Thánh chiến đánh lại nước Mỹ là bổn phận tôn giáo của chúng ta
PHƯƠNG THỨC CẢNH GIÁC CỔ TRUYỀN
Mặt khác, chúng ta có được cái gọi là “phương thức cảnh giác cổ truyền” cho những lúc cần phải áp đặt công lý.
“Phương thức cảnh giác cổ truyền nhắc nhở rằng luật pháp, trật tự và điều hành chính sách là trách nhiệm của tập thể cộng đồng, một phần vì mất tín nhiệm vào chính quyền. Những kẻ xâm phạm được nhận diện dễ dàng giữa cộng đồng và chúng là kẻ thù của công đồng chứ không phải là thành viên của họ.
Không có lầm lẫn ở đây. Vì tin tưởng rằng xử trị đúng người cho nên việc xử dụng vũ lực được khuyến khích để thực thi những mục đích của công đồng. Khi trừng trị kẻ tội phạm thì sẽ tạo thêm tự do va an toàn lớn hơn giữa cộng đồng của những người biết tuân giữ lề luật.
Hãy để công lý được thực thi dù thế giới có lâm nguy |
“Zimring xử dụng những dữ kiện lịch sử để tìm hiểu sự liên hệ giữa các tiêu chuẩn cảnh giác tại nước Mỹ với quá trình lịch sử của việc xử treo cổ.
Với những dữ kiện lâu đời từ năm 1882 ông đã tìm ra rằng tại các tiểu bang miền Nam có lịch sử treo cổ cao nhất.
Những dữ kiện mới hơn cũng cho thấy rằng các tiểu bang ở miền Nam có mức giết người với lý do chính đáng cao nhất, và kiểu treo cổ là án tử hình thông dụng nhất. Ông gợi ý rằng đấy là do những tiêu chuẩn cao độ về cảnh giác truyền thống và niềm tin vào những tiêu chuẩn đó của người dân Mỹ, đặc biệt là tại các tiểu bang miền nam.” (Ray Bull, Claire Cooke, Ruth Hatcher, Jessica Woodhams, Charlotte Bilby, Tim Grant của sách Introduction to Criminal Psychology - Published by Oneworld Publications 2006)
Khi theo phương thức và triết lý này, một xã hội (được hình thành bằng nhiều cộng đồng chứ không phải là cái hủ đầy dị biệt như bọn Liberals mơ mộng) sẽ không phải đối mặt với nhiều nan giải khi có xung đột..
Kẻ thù sẽ bị xem như là người ngoài, là kẻ muốn gây hại, vì thế phải bị hủy diệt. Không ai mất thì giờ để suy tư về động cơ hoặc bối cảnh của bọn chúng. Một xã hội như vậy sẽ duy trì sự bình an bằng sức mạnh và nắm chắc rằng mọi ngươì phải hiểu quy luật “Nếu mày dẩm lên ngón chân của tao thì tao sẽ chém cụt cái cẳng của mày.’
Có những lằn ranh không được vượt qua, kẻ nào vượt sẽ không tránh được hậu quả cho họ. Quý vị đã có cơ hội, quý vị đã chơi hết các lá bài của quý vị rồi, giờ đây trò chơi đã chấm dứt. Không có “nhưng” cũng chẳng có “nếu” nữa, và cũng không đặt câu hỏi về quyền lợi hay những xa xỉ khác như là quyền ưu tiên để hưởng như trong thời bình nữa.
Nước Mỹ ơi, hãy tỉnh giấc
(Điền Phong chuyển ngữ)
********
0 comments:
Post a Comment