Friday, February 10, 2017

KHI CHÍNH TRỊ ĐI VÀO PHÁP ĐÌNH CÔNG LÝ SẼ ĐỘI NÓN RA ĐI

KHI CHÍNH TRỊ ĐI VÀO PHÁP ĐÌNH
CÔNG LÝ SẼ ĐỘI NÓN RA ĐI
AuthorLs Lê Duy SanPosted on: 2017-02-09
Nhìn qua các cuội bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ, nhiều người thường khen Hoa Kỳ là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới; bởi vì Người Thua Cuộc luôn luôn nở một nụ cười và vui vẻ chúc mừng Người Thắng Cưộc. Nhưng sau cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 đã làm cho người ta, không những chỉ dân chúng Hoa Kỳ mà còn cả Thế Giới phải ngao ngán và tự hỏi:
1/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không ?
2/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào ? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không ?
3/ Liệu thể chế Tam Quyền Phân Lập có còn được tôn trọng nữa hay không ?
I/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không ?
Phải công nhận rằng, cho tới giờ phút này, Hoa Kỳ vẫn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới. Nhưng riêng về Tự Do thì có vẻ hơi quá trớn nếu không muốn nói là quá trớn.
Thực vậy, đành rằng người dân có quyền đi biểu tình để phản đối một vấn đề nào đó, nhưng không thể đem cờ Hoa Kỳ ra mà đốt. Đã chấp nhận ứng cử, bầu cử thì khi thua phải chấp nhận, sao lại biểu tình hay xúi dục dân chúng biểu tình đả đảo người thắng cử ? Vậy mà chính quyền vẫn cứ để yên. Nam nữ tự do sống chung với nhau, không cần hôn thú đã đành, nhưng sao lại có quyền tự do phá thai ? Cái thai, nhất là những cái thai đã mang hình dạng con người, dù còn nằm trong bụng người mẹ thì nó cũng là một con người sắp sinh ra. Hôn nhân là sự kết hợp của một người nam và một người nữ không những để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn để duy trì nòi giống, sao lại có thể chấp nhận và cho phép để cho hai người cùng phái kết hợp với nhau ? Một người nam rõ ràng, nhưng lại cho mình là nữ giới, và đòi xử dụng phòng vệ sinh của nữ giới hay ngược lại. Vậy mà cũng có người chấp nhận ?
II/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào ? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không ?
Nếu chỉ nhìn riêng người Mỹ da trắng thì chúng ta phải công nhận rằng họ rất văn minh và trình độ dân trí của họ rất cao. Nhưng Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Ngoài dân da trắng còn có cả dân da vàng, da đen, da đỏ. Nói về sắc dân thì ngoài dân Anglo Saxon còn có cả trăm thứ dân khác. Bởi vậy, nhìn chung thì trình độ dân trí người dân Hoa Kỳ cũng bình thường thôi, so với dân các nước Âu Châu, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua.
Nếu nhìn vào những cuộc biểu tình vửa qua chúng ta còn thấy trình độ dân trí của người dân Hoa Kỳ còn tệ hại hơn nhiều, cũng đập phá, cũng văng tục. Đành rằng hầu hết những người đi biểu tình này là không phải là dân da trắng chính gốc mà là dân tứ chiếng giang hồ từ thập phương tới; nhưng thế giới nhìn vào thì họ vẫn là dân Hoa Kỳ.
III/ Liệu thể chế Tam Quyền Phân Lập có còn được tôn trọng nữa hay không ?
Tam quyền phân lập là gì ?
Những nước theo chế độ Dân Chủ thường phân chia quyền lực cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được áp dụng nhiều nhất là tam quyền phân lập trong đó 3 quyền của nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư pháp (1) được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Mục đích là để giới hạn quyền lực của các cơ quan này và để bảo đảm tự do và bình đẳng cho người dân.
Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực đã trở thành nền tảng cơ bản của nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy nhiên, mức độ và hình thức "phân lập" thể hiện khác nhau tùy từng quốc gia. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền Hành pháp và độc lập với hai cơ quan kia Tư pháp tức Tôí Cao Pháp Viên và Lập pháp tức lưỡng viện Quốc hội.
James Robart
Ngày 24/1/2017, James Robart, một Chánh Án thuộc tòa án khu vực (District court judge) ở Seatle, thuộc tiểu bang Washington (nơi có đông người Hồi giáo) đã ban hành một phán quyết gọi là "án lịnh" tạm thời ngăn cản sắc lệnh Tổng Thống Trump. Nếu phán quyết của ông chỉ tạm thời ngăn cản sắc lệnh của Tổng Thống Trump trong thẩm quyền quản hạt của ông nghĩa là trong tiểu bang Washington State thì không có gí đáng nói. Nhưng ông đã lạm quyền khi tuyên bố là án lệnh này có giá trị trên toàn quốc tức có giá trị trên toàn thể 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Ông Toà James Robart có hiểu Sắc lệnh của Tổng Thống là gì không và thẩm quyền quản hạt là gì không ? Sắc Lệnh của Tông Thống không những cũng là Luật mà còn là Luật của Liên Bang tức có giá trị trên toàn thể Hoa Kỳ và có giá trị cho tới khi nào bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên phán là bất hợp Hiến. Nếu ông cho là bất hợp hiến thì với quyền hạn của ông, ông có quyền ra phán quyết tạm thời đình chỉ thi hành sắc lệnh của Tổng Thống trong khi chờ đợi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, nhưng không thể tuyên bố là án lệnh của ông có giá trị trên toàn quốc. Giả sử cũng có một ông Tòa khác ở một tiểu bang khác cũng nhận được một khiếu nại tương tự như ông Toà James Robart đã nhận được nhưng lại ra một phán quyết công nhận Sắc Lệnh của Tổng Thống Trump là hợp hiến và phán quyết củ ông ta cũng có hiệu lực trên tòan quốc tức trên khắp 60 tiểu bang hoa kỳ thì sao ?
Ông James Robart là Chánh Án Supreme Court, ông không phải là dân dốt luật. Ông phải hiểu rằng ông chỉ là Chánh Án Supreme Court của Tiểu Bang Washington State chứ không phải là của Liên Bang Hoa Kỳ. Và thẩm quyền quản hạt của ông chỉ là tiểu bang Washington State. Vậy tại sao ông lại dám ra Án Lệnh tuyên Sắc Lệnh của Tổng Thống Donald Trump là vi hiến và vá phán quyết của ông có giá trị trên toàn quốc ? Đây không phải vì sự dốt nát của một ông Toà dốt luật mà là do sự tự do quá trớn khi hành xử quyền tài phán của mình hay nói cho đúng hơn là ông Toà James Robart đã lạm dụng quyền hạn của mình khi đem chính trị vào pháp đình. Và điều tệ hại hơn nữa, người đem chính trị vào pháp đình không phải là người của Hành pháp mà lại chính là ông Toà James Robart, một đại diện cho ngành Tư pháp. Mà một khi chính trị đã vào pháp đình thì sự thượng tôn luật pháp chắc chắn không còn nữa và công lý phải ra đi.
Tôi không dám nói ông James Robart là một là một tên vô danh tiểu tốt hay là một tên dốt luật như có người đã nói vì dù sao ông cũng là Chánh Án Supreme Court của một Tiểu Bang. Nếu ngành Tư Pháp Hoa Kỳ có những ông Chánh Án như ông Toà James Robart thì chế độ Tổng Thống của Hoa Kỳ với thể chế Tam Quyền Phân Lập liệu có còn tồn tại không ? Mong rằng ngành Tư Pháp của Hoa Kỳ vẫn giữ được đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình, đừng làm công lý phải ra đi mà hãy thanh lọc hàng ngũ của mình và loại bỏ những thành phần bất xứng ra khỏi ngành tư pháp .


Lê Duy San
Chú thích:
Lập pháp: Là cơ quan làm luật tức Quốc hội, gồm các dân biểu và nghị sĩ do dân bầu lên.
Hành pháp: Là cơ quan thi hành luật pháp gồm Tổng Thống và các Bộ Trưởng .
Tư pháp: Là cơ quan để xét xử tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân tức các Toà Án mà người đại diện là các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án cao nhất là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

---------

0 comments:

Powered By Blogger