Tuesday, April 5, 2016

Hồ sơ Panama là gì?

 
Vũ ThạchSourceBáo CalitodayPosted on: 2016-04-05
Riêng đối với các quan chức Việt Nam, một số Việt kiều tại Hoa Kỳ quen thuộc với các đường chuyển tiền của họ cho biết các quan chức này đa số giấu tiền ở Cayman Islands và Bermua chứ ít dùng dịch vụ tại Panama. Tuy nhiên, Hội Ký Giả Điều Tra (ICIJ) nêu trên đang đào sâu vào hồ sơ Panama và sẽ công bố thêm kết quả trong những ngày tháng tới.


Các tài khoản do tay chân của tổng thống Nga, Vladimir Putin, đứng tên với tổng số lên đến 2 tỉ USD. Photo courtesy: Getty Images
Cali Today News - Sau khi loại ngân hàng tuyệt mật như tại Thụy Sĩ bị sức ép của các chính phủ phương Tây phải mở bung sổ sách, các nước thật nhỏ như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Islands, Panama trở thành thiên đàng cho các dịch vụ giúp trốn thuế, giấu tiền, rửa tiền cho nhiều lãnh tụ quốc gia và các băng đảng buôn bán vũ khí, ma túy.
Trong 48 giờ qua, kho dữ kiện database của công ty luật Mossack Fonseca thuộc Panama, chưa rõ vì lí do gì, đã bị tiết lộ cho hàng trăm cơ quan truyền thông và các NGO chống tham nhũng quốc tế, đặc biệt là Hiệp Hội Phóng Viên Điều Tra Quốc Tế (ICIJ). Kho dữ kiện này đang trở thành trái bom tấn với biệt hiệu "Hồ sơ Panama".
Được biết công ty Fonseca đã dựng lên hơn 240 ngàn công ty thuộc loại chỉ có tên đăng ký để chuyển tiền qua lại và giấu đi gốc tích. Hiện nay, với con số hơn "11 triệu rưỡi" văn bản, phải mất rất nhiều thời gian mới tiêu hóa nổi và liệt kê được danh sách các khách hàng thuộc từng quốc gia. Hàng loạt chính phủ như Australia, Áo Quốc, Brazil, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, ... đã vào cuộc. Họ tuyên bố đang mở ngay cuộc điều tra đối với các tên tuổi thuộc nước mình.
Hiện nay giới báo chí quốc tế chỉ kịp nhận dạng các tên tuổi được biết tới nhiều nhất trên thế giới như:
- Các tài khoản do tay chân của tổng thống Nga, Vladimir Putin, đứng tên với tổng số lên đến 2 tỉ USD. (Phát ngôn nhân của ông Putin đã lập tức tố cáo đây là trò của các thế lực phản động để phá ông trong cuộc bầu cử sắp tới).
- Tài khoản của Tổng thống Ukraina, Petro Poroshenko. (Ngay cả đang lúc dầu sôi lửa bỏng trong cuộc chiến với Nga năm 2014, ông Poroshenko vẫn chỉ lo chuyển các đường giây làm ăn của mình sang British Virgin Islands với sự môi giới của công ty luật sư Fonseca).
- Tài khoản của bố thủ tướng Anh Quốc, David Cameron. (Ông Ian Cameron vừa qua đời nhưng tên tuổi vẫn còn trong hồ sơ Panama).
- Tài khoản thuộc gia đình Thủ tướng Iceland, Sigmundur Gunlaugsson.
- Các tài khoản của con trai và con gái Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif
- Các tài khoản của nhiều chính khách gốc Brazil.
- Các tài khoản của nhiều viên chức thuộc hội bóng tròn quốc tế FIFA, hội bóng tròn nước Uruguay, ...
Nhiều nhà băng tại Âu Châu cũng dính chàm như Hypo Landesbank thuộc Áo Quốc, DNB thuộc Thụy Điển, Nordea thuộc Luxembourg, ...
Nhiều người đang thắc mắc liệu có tên các đại gia Trung Quốc và Việt Nam không? Các chuyên gia quen thuộc với lãnh vực giấu tiền tại các đảo quốc tin là khó tránh khỏi.
Chỉ riêng chính phủ Australia đã cho biết trong số khoảng 800 khách hàng mang quốc tịch nước này từ hồ sơ Panama, đã có đến 120 trường hợp dính líu tới các đường dây chuyển tiền từ Hồng Kông, nơi được xem là cửa ngõ tài chính của các quan chức Trung Quốc.
Riêng đối với các quan chức Việt Nam, một số Việt kiều tại Hoa Kỳ quen thuộc với các đường chuyển tiền của họ cho biết các quan chức này đa số giấu tiền ở Cayman Islands và Bermua chứ ít dùng dịch vụ tại Panama. Tuy nhiên, Hội Ký Giả Điều Tra (ICIJ) nêu trên đang đào sâu vào hồ sơ Panama và sẽ công bố thêm kết quả trong những ngày tháng tới.
Vũ Thạch
---------
Hậu quả của ‘Panama Papers’: biểu tình rầm rộ ở Iceland đòi chính phủ từ chức

Trần VũSourceBáo CalitodayPosted on: 2016-04-05
Một trong các quốc gia Châu Âu có phản ứng mạnh mẽ trước các bê bối do vụ ‘Panama Papers’ tiết lộ là Cộng Hòa Băng Đảo (Iceland) khi dân chúng nước này rầm rộ xuống đường đòi chính phủ ra đi.


Photo Courtesy: www.ktvq.com
Cali Today News - Thủ Tướng Sigmundur David Gunnlaugsson tuyên bố sẽ cho giải tán Quốc Hội và kêu gọi bầu cử sớm nếu như các dân biểu của đảng liên minh với đảng cầm quyền không còn ủng hộ ông.
Ông Gunnlaugsson bị áp lực phải ra đi rất mạnh, kể từ khi một tiết lộ cho hay có liên quan giữa một công ty hải ngoại bao che cho các ngân hàng bị vỡ nợ của Iceland, khiến dân chúng phẫn nộ biểu tình.
Các giới phê bình cho là những tiết lộ trong vụ ‘Panama Papers’ khiến lòng tin của dân chúng vào các nhà lãnh đạo đất nước tan tành và ảnh hưởng mạnh đến uy tín của quốc gia nhỏ bé này trên trưòng quốc tế.
Khoảng 10,000 người biểu tình đã tràn ra đường phố tối qua bên ngoài tòa nhà Quốc Hội ở thủ đô Reykjavik, trong lúc các đảng đối lập kêu gọi phải có tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.
Được biết lại sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình hôm thứ ba 5/4. Birgitta Jonsdottir, một thành viên đảng đối lập Pirate Party, cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy dân chúng biểu tình đông đảo như thế phản đối chính phủ”
Tin mới nhất cho hay Tây Ban Nha cũng đã bắt dầu vào cuộc điều tra các công ty hải ngoại mờ ám.
Trần Vũ (CNN và WP)

0 comments:

Powered By Blogger