Saturday, January 30, 2016

10 bí ẩn khoa học mà ‘chưa ai giải thích nổi’

Giới khoa học vẫn “vò đầu bứt tai” đi tìm lời giải về sự xuất hiện của những bí ẩn này.
Thế giới ẩn chứa vô vàn những bí mật chưa được giải mã, bao gồm cả những hiện tượng siêu nhiên rất kỳ bí.
Không ít các nhà khoa học đã cố gắng đi tìm lời giải cho những sự vật hiện tượng kỳ lạ này nhưng tất cả vẫn chưa có được câu trả lời một cách thỏa đáng.
Dưới đây là một số những điều bí ẩn nhất mà thế giới từng biết đến, qua tổng hợp của trang Brightside.
1. Chim Moa
Cách đây gần 3 thập kỷ, một nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm được một chiếc móng vuốt chim khổng lồ, còn nguyên da thịt, trong một hang động trên núi Owen, New Zealand.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [1]
Kết quả phân tích cho thấy, chiếc móng vuốt bí ẩn là phần cơ thể còn lưu lại từ xác khô có niên đại 3.300 năm của chim Moa vùng cao (Megalapteryx didinus) – một loài chim tiền sử đã biến mất từ nhiều thế kỷ trước.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [2]
Loài chim Moa này chỉ cao 1,3m, có lông bao phủ toàn cơ thể, trừ mỏ và bàn chân; không có cánh hay đuôi.
Theo một vài nhà nghiên cứu, một phần là do môi trường sống bị phá hủy, phần khác là do chim Moa trưởng thành rất chậm nên chúng không thể sinh sản đủ nhanh để duy trì nòi giống, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
2. Khu đền Saksaywaman, Peru
Saksaywaman được xây dựng như một pháo đài hay một khu vực bao gồm nhiều công trình khác, nó bao phủ một khu vực rộng lớn ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Cusco (Peru).
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [3]
Điểm đặc biệt ở Saksaywaman đó là những bức tường lớn được thiết kế một cách kiên cố. Mặc dù những tảng đá này có hình dạng không đồng đều nhưng khi đặt chúng xếp chồng lên nhau lại vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi'
Dù tìm hiểu kỹ nhưng các chuyên viên khảo cổ vẫn chưa giải thích được tại sao người xưa xây dựng công trình này bằng cách nào và với mục đích gì. Một vài nhà khảo cổ học tin rằng, tàn tích Saksaywaman có thể là một ngôi đền được dựng lên để dành cho việc thờ phụng Mặt trời.
3. Cổng Mặt trời, Bolivia
Cổng Mặt Trời (Puerta del sol) ở Bolivia là một trong những địa điểm thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ khi ẩn chứa nhiều bí ẩn vẫn tồn tại đến ngày nay.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [5]
Chiếc cổng này cao 2,75m, dài 4m, nặng khoảng 10 tấn và được tạo ra từ một phiến đá duy nhất.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [6
Phần phía trên cổng được trang trí bằng những nét chạm khắc rất tinh xảo so với trình độ thời kỳ đó. Đặc biệt hơn, các bản điêu khắc trên Cổng mặt trời được xem là nắm giữ ý nghĩa quan trọng về chiêm tinh và thiên văn.
Theo các chuyên viên khảo cổ, đây rất có thể là nơi sinh sống của những con người đầu tiên trên Trái đất.
4. Động Long Du, Trung Hoa
Những hang động Long Du được tìm thấy ở Trung Hoa là hang động nhân tạo được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thời nhà Tần năm 212 TCN.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [7]
Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về nguyên nhân ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.
Không những thế, muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định. Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [8]
Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong một hang đá tối đen như mực? Điều này khiến các nhà khoa học thật sự bối rối vì không biết làm thế nào hoặc ai đã tạo ra hang động này.
5. Đài tưởng niệm Unfinished Obelisk (Ai Cập)
Đài tưởng niệm Unfinished Obelisk nằm ở cuối thị trấn Aswan (Ai Cập), cao 42m và nặng 1.200 tấn. Obelisk là tên gọi chung chỉ những bia tưởng niệm cổ được đúc từ một khối đá có đỉnh hình tam giác. Sau khi xuất hiện một vài vết nứt bên trong, Obelisk đã bị bỏ hoang đến tận bây giờ
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [9]
Nếu công trình này hoàn thành thì nó sẽ là đài tưởng niệm được đúc từ một khối đá cao hơn tòa nhà 10 tầng.
6. Thành phố dưới nước Yonaguni, Nhật Bản
Thành phố bí ẩn này được phát hiện bởi một hướng dẫn viên lặn khoảng 20 năm trước, trên bờ biển phía Nam của Yonaguni, Nhật Bản.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [10]
Tàn tích ngập dưới nước này ước tính khoảng 8.000 năm tuổi. Tranh cãi về thành phố dưới nước này nảy sinh xung quanh một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [11]
Những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá bằng các công cụ thô sơ. Đến nay, câu hỏi về sự tồn tại của thành phố này vẫn là bí ẩn chưa lời giải đáp.
7. Ngọn núi của cái Chết – Mohenjo-daro, Pakistan
Nằm ở tỉnh Sindh (Pakistan) – Mohenjo-daro – Ngọn núi của cái Chết là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Indus, được tìm thấy vào năm 1922
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [12
Mohenjo-daro được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN. Các công trình trong thành phố được xây bằng đất nung, khác hẳn với những thành phố cùng thời đại khác được xây dựng bằng đá và đất.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [13]
Đáng chú ý hơn, Mohenjo-daro được xây dựng theo mô hình thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm… – chỉ khác là thành phố này đã được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm. Nhưng không biết vì lý do gì mà Mohenjo-daro đã bị bỏ hoang và chìm dần vào quên lãng.
8. L’Anse aux Meadows, Canada
Được tìm thấy vào năm 1960, L’Anse aux Meadows là một địa điểm khảo cổ nằm ở mũi phía Bắc của đảo Newfoundland (Canada).
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [14]
Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ còn khám phá ra rằng công trình cổ xưa này được xây dựng bởi những người Viking và là di chỉ lớn nhất của người Bắc Âu ngoài Greenland.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [15
Điểm thú vị là công trình này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Columbus "tìm ra" châu lục mới. Vì thế nhiều giả thuyết cho rằng, chính những người Viking đã tìm ra châu Mỹ chứ không phải nhà thám hiểm Columbus.
9. Hệ thống đường hầm khổng lồ dưới đất Stone Age
Hệ thống đường hầm khổng lồ dưới đất Stone Age được tạo hoàn toàn bởi bàn tay con người dưới thời kỳ đồ đá.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [16]
Việc phát giác ra một mạng lưới đường hầm rộng lớn dưới lòng đất kéo dài từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, cộng đồng thời đồ đá thời xưa không đơn giản chỉ săn bắn hái lượm.
Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà con người có thể xây dựng một kiến trúc phức tạp với cấu trúc rộng lớn như vậy vào thời kỳ đó. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đường hầm được xử dụng để chống lại kẻ thù, trong khi những người khác tin rằng, công trình này giúp người xưa chống lại được sự khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, lời giải thích cho đúng thực sự vẫn là ẩn số.
10. Những quả cầu đá ở Costa Rica
Công ty United Fruit trong một lần khai quật đã phát giác những quả cầu đá với hình dạng hoàn hảo này vào đầu thập niên 1940 ở Costa Rica. Được biết, chúng có niên đại từ năm 600 đến thế kỷ XVI.
10 bí ẩn khoa học mà 'chưa một ai giải thích nổi' [17]
Người làm ra chúng là ai và mục đích để làm gì đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải đáp. Nhiều người tin rằng chúng có một số hình vẽ tôn giáo được làm để tôn thờ Mặt trời.
Nguồn: BrightSide, DiscoveryNews.

Tên VC nào cũng gian ác như nhau!


Huỳnh Quốc Bình / 2016-01-30
"Không biết là sau kết quả kỳ đại hội khóa 12 này, có ông bà “thiêng liêng” nào tiếp tục cầu nguyện với Thiên Chúa cho bọn VC chúng nó biết thay đổi hay có sự “khôn ngoan” để lãnh đạo đất nước hay chưa? Hay là cứ hùng hồn dạy con dân Chúa phải “tuân phục chính quyền” như họ từng chủ trương là phải cầu nguyện cho đảng CSVN biết ăn năn? Theo người viết thì người ta chỉ có thể cầu nguyện cho tội nhân biết ăn năn sám hối chứ khó mà cầu nguyện cho ma quỷ có thể trở thành “Thiên Sứ”. Hy vọng với lời nhận xét này, tôi không bị “ném đá”."
Khi tôi khẳng định rằng tên VC nào cũng gian ác như nhau thì chắc chắn sẽ có người không đồng ý với tôi bởi họ cho rằng không nên "quơ đủa cả nắm". Tôi đã từng gặp những loại phản ứng “tử tế” này từ một số người cũng từng là nạn nhân của VC, từng bị VC giam cầm nhiều nằm trong các nhà tù, hoặc cha anh của họ từng bị VC sát hại. Dù vậy tôi rất thông cảm cho phản ứng đó, bởi thật sự thì trong một số trường hợp cá biệt chắc cũng có vài tên VC "tốt" đối với những cá nhân mà chúng cần “tranh thủ”.
Tại sao tôi lại khẳng định như đinh đóng cột rằng "tên VC hay thằng VC nào cũng đều gian ác như nhau"? Xin thưa là vì:
Nếu không gian ác thì chúng đã không theo đảng cướp VC. Cứ cho là có người từng theo đảng VC vì họ có lòng yêu nước, và đã trót theo chúng nó vì lầm tưởng rằng đám VC là "cách mạng" là "đầy tớ nhân dân" là "yêu nước"... Thì sau khi biết rõ bản chất bán nước hại dân của chúng, mình cũng phải tìm cách rời xa chúng nó thay vì cứ tiếp tục a tòng với chúng nó để tàn phá đất nước qua nhiều thập niên. Có kẻ đợi khi cuối đời rồi mới "ly khai" hay ra kiến nghị, kháng thư mà năn nỉ bọn chóp bu VC sửa sai. Hoặc tệ hơn nữa khi có đứa chờ sau ngày bị thất sủng rồi mới thấy cái đảng cướp mà mình từng là thảo khấu là sai? Vậy mà không thiếu những người khoa bảng chống cộng tại hải ngoại vội ôm cái đám đó vào lòng mà tung hô, thần thánh nó.
Có người tin rằng bọn VC, nhất là đám chóp bu của chúng, có thằng gian ác nhiều và có đứa gian ác ít hơn. Đối với tôi, chúng nó đều gian ác như nhau, nhưng tùy ở vị trí của từng tên mà chúng ta có thể nhận ra sự gian ác của chúng nhiều hay ít.
Đại hội lần thứ 12 của đảng chúng nó vừa qua, người ta thấy có nhiều đấu đá giữa phe VC Nguyễn Phú Trọng (VC Trọng) và phe VC Nguyễn Tấn Dũng (VC Dũng) và người ta cũng thấy buồn hay thất vọng khi biết rằng VC Dũng đã bị loại. Những người cảm thấy buồn hay thất vọng trong việc VC Dũng bị thất sủng vì họ cho rằng trong tứ trụ tàn phá đất nước hiện nay thì ba tên Sang, Trọng và Hùng gian ác hơn Dũng. Họ cũng cảm thương cho VC Dũng bởi thấy "tình đời đen bạc" vì VC Dũng bị đám đàn em như Trần Đại Quang ngành công an, bây giờ là chủ tịch nước, còn Nguyễn Xuân Phúc đương kim phó thủ tướng thì nay là thủ tướng đã bỏ theo phe của VC Trọng. Chắc chắn bọn này phản bội VC Dũng để sống còn và cũng đúng với bản chất phản trắc của con người cộng sản. VC Dũng từng hết lòng bao che cho đám âm binh của y khi y còn đầy đủ thế lực. Chẳng cần tìm hiểu đâu xa, cứ vào trang nhà của VC Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ thấy hắn bao che cho đàn em hắn đến cở nào. Bọn nịnh thần đã tìm cách chứng minh với nhân dân rằng VC Nguyễn Xuân Phúc rất bình dân nếu không muốn nói là “nghèo”. Chúng cố tình cho mọi người thấy căn nhà “bình dân” của Phúc mà không nói đến những biệt thư nguy nga tráng lệ khác tại Việt Nam; và nhiều tòa lâu đài của con cái hắn ở Tiểu Bang California, Hoa Kỳ hiện nay.
Nếu ai có theo dõi hình ảnh và video trong cái gọi là đại hội của đảng cướp VC thì người ta thấy, mới bắt đầu vào đại hội mà tướng đi và gương mặt của VC Dũng trông sầu nảo và uể oải lắm. Cũng có người hy vọng hay ước ao rằng nếu VC Dũng chịu làm một cuộc "cách mạng cứu nước" thì mới có thể lật ngược thế cờ và mới hy vọng đưa đất nước ra khỏi vòng kiềm tỏa của bọn Tàu cộng. Mới thoạt nghe tới điều ao ước này thì thú thật chính người viết cũng thấy "khoái chí", dù sao thì trong đám gian ác, nếu có đứa ít gian ác hơn thì dân mình đỡ khổ. Dù vậy, sau vài phút "hồ hởi sảng" người viết mới thấy mình vô lý, bởi công tâm mà nhận xét thì thành tích vơ vét của VC Dũng có thua gì ba tên kia hay toàn thể bộ chính trị của cái đảng cướp do Hồ Chí Minh lập ra. Nghĩ tới điều này, người viết xin được "nặn" bốn câu vè để góp phần cho bài viết của mình hầu quý độc giả đọc cho vui.
Đầu xỏ bốn đứa gian tà,
Thằng nào cũng rứa, đều là ma vương
Côn đồ khát máu một phường
Tà quyền cộng sản tan xương đến ngày



Hình của Bá Bùi: Tứ trụ tay sai của Tàu cộng
Trước ngày đại hội của VC, không ít người chán ngán bọn VC và mong rằng VC Dũng sẽ trở thành một loại Mikhail Gorbachev hay Boris Yeltsin của Nga. Bởi chỉ có VC Dũng mới có điều kiện để làm một cuộc cải cách. Vả lại VC Dũng là dân miền Nam nên dù sao cũng “chịu chơi” hơn. Nhớ đến điều này tôi muốn bật cười, đã nói là VC thì Nam hay Bắc gì cũng đều gian ác, cũng đều “hèn với giặc nhưng ác với dân” như nhau chứ mong gì thằng trong Nam khá hơn thằng ngoài Bắc?
Đối với tôi, VC Nguyễn Phú Trọng hay VC Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí nào đi nữa thì cũng chỉ là những tên bán nước cầu vinh mà thôi. Đại hội đảng cộng sản khóa 12 đã kết thúc, bọn côn đồ ấy đã “thay nhân dân” chọn 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết cho tập đoàn trung ương khóa mới. Trong danh sách trúng cử, có 7 ủy viên bộ chính trị khóa trước được tái đắc cử.
Người viết xin liệt kê vài vị trí “nổi cộm” (từ ngữ VC) trong đảng cướp VC sau lần đại hội khóa 12 như sau:
VC Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư,
VC Trần Đại Quang là chủ tịch nước,
VC Nguyễn Xuân Phúc là thủ tướng,
VC Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch quốc hội.
VC Đinh La Thăng là bí thư Hà Nội,
VC Võ Văn Thưởng là bí thư thành Hồ.
VC Phạm Bình Minh và VC Hoàng Trung Hải vẫn dự chức phó thủ tướng VC ở nhiệm kỳ này.
Những người bị loại khỏi danh sách bộ chính trị khóa 12 là: VC Nguyễn Tấn Dũng, VC Trương Tấn Sang, VC Nguyễn Sinh Hùng, VC Phùng Quang Thanh và…. Tin tức cũng cho biết thêm rằng, không một tên VC nào được các đại biểu đề cử lại có tên trong danh sách trúng cử mà chỉ có những tên VC do bộ chính trị VC đề cử thì mới trúng cử mà thôi.
Trong đại hội đảng VC, khóa 12, bọn bồi bút đã cho đăng tải cái gọi là “Chân dung và phát ngôn ấn tượng của 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII ”. Thì cũng chỉ là sáo ngữ, cũng chỉ là thứ “vũ như cẫn”, bọn chúng đã trân tráo nói toàn chuyện “chống tham nhũng”, “phải lo cho dân hay hết lòng vì đất nước”. Hãy coi 40 năm qua bọn chúng đã vì dân vì nước đây nè:



Hình: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN”
Đúng là một cái đám nói những điều dối trá mà không biết ngượng. Viết đến đây chính người viết cũng thấy mình hết sức vô lý. Nếu bọn này mà biết ngượng thì chúng đã không là VC.
Không biết là sau kết quả kỳ đại hội khóa 12 này, có ông bà “thiêng liêng” nào tiếp tục cầu nguyện với Thiên Chúa cho bọn VC chúng nó biết thay đổi hay có sự “khôn ngoan” để lãnh đạo đất nước hay chưa? Hay là cứ hùng hồn dạy con dân Chúa phải “tuân phục chính quyền” như họ từng chủ trương là phải cầu nguyện cho đảng CSVN biết ăn năn? Theo người viết thì người ta chỉ có thể cầu nguyện cho tội nhân biết ăn năn sám hối chứ khó mà cầu nguyện cho ma quỷ có thể trở thành “Thiên Sứ”. Hy vọng với lời nhận xét này, tôi không bị “ném đá”.
Sau cùng, tôi xin được kết luận thật ngắn rằng: Tên VC nào cũng gian ác như nhau!

Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box20361
Salem, OR 97307. USA

(503) 949-8752
Email: huynhquocbinh@yahoo.com

Vở kịch XII của đám cháu ngoan là để đúng quy trình giao nộp...

Le Lúc Hồ Chí Minh bôn ba “hoạt động cách mạng” chưa cướp được chính quyền, ông ta luôn mồm kêu gọi các nhân sĩ trí thức, các đảng phái yêu nước đoàn kết chống Pháp và khi thấy những cá nhân, tổ chức nào có uy tín đe dọa đến quyền lãnh đạo của Hồ, của đảng cộng sản thì ông ta giở thủ đoạn tố điêu “treo án tử”. Án tử được thực hiện từ âm thầm đến công khai, từ cho bộ hạ xuống tay sát hại đến mượn tay kẻ thù tiêu diệt nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh - với những cái chết bí ẩn hay đầu độc cho sống không ra sống, chết không ra chết hoặc bị đồng chí phản bội tố cáo cho địch bắt... rất chuyên nghiệp, không để lại dấu vết gì... 

Tội ác đầu độc, giết người của Hồ không có con số thống kê chính xác. Không ai biết là đã có bao nhiêu nhân sĩ trí thức, bao nhiêu người dân yêu nước - có người là thầy, là bạn chiến đấu chống Pháp, có người là đồng chí cộng sản đã chết dưới tay Hồ. Mãi cho đến khi cướp được chính quyền, bản chất hung tàn của tên cộng sản quốc tế có máu lạnh không thuyên giảm mà lại càng ra tay tàn bạo, táo tợn hơn. Đối với bất cứ ai ngáng đường, cản trở tham vọng quyền lực độc tài, độc tôn của Hồ, là Hồ thẳng tay tiêu diệt, bất kể người đó là bạn hay thù hoặc là đồng chí của Hồ cũng không là ngoại lệ. 

Việc loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm ngôi vua tập thể lãnh đạo, là do Hồ “lĩnh hội’ từ quan thầy Lênin, Staline, Mao. Hành động giết người dã man, chiếm quyền lãnh đạo theo mẫu mực của Hồ, là bản sao của quan thầy Nga-Tàu đã trở thành truyền thống trong nội bộ đảng CSVN. Truyền thống thanh toán đồng chí được các lớp cháu ngoan của Hồ kế thừa, nó diễn ra âm ỉ và nở rộ lên mỗi 5 năm một lần, đúng vào lúc sắp xếp lại vị trí lãnh đạo chủ chốt như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, ban bí thư trung ương, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng... Đó chính là lúc các đồng chí lãnh đạo đảng cộng sản lại giở trò đấu đá, tranh giành quyền lãnh đạo tối cao bôi nhọ, nói xấu lẫn nhau không tiếc lời như dân chợ búa. 

Chuyện nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản tranh giành quyền lực xuất chiêu vu khống, xuyên tạc đồng chí, cả chục lần qua các kỳ đại hội đảng cộng sản và qua các lần thay chủ đổi ngôi của làng Ba Đình. Nhìn chung thì tình hình Việt Nam cũng rất... tình hình, cũng “vũ như cẫn”, cũng chẳng có gì mới, cũng chẳng có gì lạ, cũng chỉ là chiêu trò treo đầu dê bán thịt chó của” đảng ta”! Nghĩa là người dân Việt Nam vẫn chưa có độc lập, tự do, hạnh phúc đúng nghĩa của nó mang và khẩu hiệu “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” vẫn tồn tại trên khẩu hiệu, vẫn là món hàng “xa xỉ” của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không cách chi để người dân với tới. 

Thực tiễn đời sống cộng sản đã chỉ ra, qua mấy mươi năm Hồ cướp chính quyền và qua nhiều kỳ đại hội đảng sắp xếp ngôi vua tập thể thì trong cái khẩu hiệu có mấy chữ tương đối ngắn gọn dễ hiểu. Trong đó có đề cập đến “dân chủ” mà Hồ và lãnh đạo đảng cộng sản đời đầu, đời giữa tới đời nay thường xuyên hô hào khan cả cổ, khô cả nước bọt nào là: “...Dân chủ là cho dân mở miệng... chính phủ của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... dân chủ cơ sở, dân chủ tập trung, dân chủ mở rộng... dân chủ xã hội chủ nghĩa... dân chủ ta là dân chủ vạn lần hơn... ” Tất cả những con chữ dân chủ vừa nêu chỉ là để lừa bịp nhân dân, lừa gạt đồng chí của các tên lãnh đạo đảng CSVN.

Cụ thể như lời Hồ nói “Dân chủ là cho dân mở miệng...” nhưng người dân nào không mở miệng theo chủ trương, đường lối, chính sách của Hồ, là bị gán vào tội phản động, âm mưu chống phá: một là cho đi tù không án; hai là cho biến mất bí ẩn. Riêng những tên lãnh đạo đảng cộng sản đời giữa, đời nay cổ vũ dân chủ bằng cách chế biến các từ ngữ dân chủ đã quá hạn sử dụng, cũng chẳng khá gì hơn Hồ, cũng chỉ là bịp bợm nhấp nhá, nhấp nhứ chiếc bánh vẽ dân chủ để mị dân. 

Cụ thể là đại hội đảng sắp xếp chức danh tổng bí thư - lãnh đạo tối cao, là chuyện nội bộ gió tanh mưa máu của đảng cộng sản đấu đá, tranh giành quyền lực, có người dân nào được quyền tham gia ý kiến ý rận gì đâu mà đảng ta, qua Nguyễn Phú Trọng, vừa là nguyên, vừa là mới trúng cử tổng bí thư giở thủ đoạn “thanh toán đồng chí” để trở thành ứng cử viên duy nhất, trân tráo bố láo: 

“...Trung ương tín nhiệm bầu tôi với số phiếu gần như tuyệt đối. Tôi bất ngờ vì tuổi đã cao, sức khỏe có hạn, lo lắng vì gánh trách nhiệm rất lớn... Có đại biểu nói với tôi, đại hội này dân chủ đến thế là cùng. Đại hội này đã thể hiện tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ...” 

Đóng cửa im ỉm có xe tăng tàu bò canh cửa để phe cánh chửi bới mạt sát nhau bên trong đại hội riêng của đảng để cướp quyền lãnh đạo như Hồ đã từng làm. Không những thế đại hội đảng còn cướp quyền dân lựa chọn lãnh đạo quản trị điều hành nhà nước, là tự quyền chỉ định nhân sự rồi tự các đảng viên đảng cộng sản bầu bán chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội với nhau, không cho người dân nào tham dự vào việc bầu bán chọn lựa. Thế mà vẫn mồm loa mép vãi bảo là tổ chức bầu cử dân chủ cao độ và được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiến sĩ ngành xây dựng đảng “diễn nôm” dân chủ của đảng ta như sau: 

“... Nguyên tắc của đảng là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chứ không chuyên quyền. Đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân chứ không phải làm hay làm tốt thì vơ vào công lao của cá nhân, làm dở thì đổ cho trách nhiệm tập thể. 

... Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì làm sao dân chủ. Tôi không tiện nói tên nước nào, nhưng một số nước cứ nói dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai. 

... Như Đại hội đã đưa, mục tiêu của chúng ta xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, trước mắt là phấn đấu để nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Về dân chủ, các bạn biết hơn tôi qua quan sát sinh hoạt của Quốc hội, Chính phủ và các địa phương. Tuy nhiên, dân chủ vẫn phải có kỷ cương. Dân chủ mà thiếu kỷ cương sẽ rối loạn, không thể ổn định để phát triển được. Dân chủ và kỷ cương phải nhìn biện chứng, đảm bảo cả 2, không thể tuyệt đối hóa mặt nào... ”

Nghe Nguyễn Phú Trọng “diễn nôm” dân chủ mới thấy ông ta thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh rất nhuần nhuyễn và người dân Hà Nội gọi ông ta là Trọng lú quả là không sai! Nếu ông không lú và có tí não không cần phải dài dòng văn tự, chỉ cần đối chiếu kết quả của hai nền dân chủ tư bản và dân chủ cộng sản sẽ thấy thể chế dân chủ nào đã tương đối đạt được mục tiêu “Nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thật ra nếu có não, chỉ cần ông Trọng nhìn vào kết quả khách quan thì ông ta sẽ không nói ngu như này“...Dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai...” Có đúng vậy không ông tổng bí lú?

Lẽ khác nếu có não chắc chắn ông tổng Trọng sẽ thấy, là sau mấy mươi năm áp dụng dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của cái gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa đã dẫn đưa dân nước đi về đâu, địa ngục hay thiên đàng? Tập trung dân chủ của tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã dìm dân, nước nằm dưới vùng trũng đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến với một xã hội băng hoại suy đồi, một tầng lớp cán bộ đảng viên tham lam ngu dốt mất hết tính người nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội. Và với cái gọi là dân chủ tập trung, vừa mới được chế biến thành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong văn kiện đại hội đảng, cũng chỉ là làm mới những cụm chữ cũ thế thôi! 

Thực tế đời sống chính trị của cái gọi là dân chủ tập trung, dân chủ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc sản sinh ra đám quan tham đảng viên - những con thú đội lốt người làm giàu bằng sự cướp bóc xương máu của dân, của nước và thế mới có những phát ngôn ngu đến độ không tưởng tượng được về cái gọi là tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào làng Ba Đình “làm việc nước” có nội dung như sau:

“Một là phải có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động. 

Hai là phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích dân tộc;

Ba là phải có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng... ”

Thú thật đọc những tiêu chuẩn, điều kiện cho những đảng viên tham gia “trung ương đảng, bộ chính trị...” do đảng cộng sản, chính xác là do Nguyễn Phú Trọng đề ra, cũng chỉ là những ý tưởng, những con chữ cũ được làm mới như: một là trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin thì còn chỗ đâu để yêu nước sâu sắc; hai là có phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sáng thì từ trước đến nay những thằng cộng sản tham gia việc nước đều là những thằng vô đạo đức, không trong sáng phải không nè? 

Chắc hẳn khi nghe nói đến tiêu chuẩn, điều kiện để cho những tên đảng viên cộng sản tham gia chính trường, ngay đến cả Chúa, Phật, Thánh Nhân ngồi trên bàn thờ còn phải nổi nóng nhào xuống chửi thề: “Đỗ Mười bọn vô đạo đức chúng bây hiện nguyên hình là quân thú vật còn chối cãi nữa không?” 

Chắc chắn qua vở kịch diễu dở XII chẳng còn ai mơ hồ không biết là tên lãnh đạo cộng sản đương thời nào lên làm lãnh đạo thì cũng thể hiện tư tưởng, đạo đức tay sai bán nước cầu vinh của Hồ Chí Minh, chẳng có gì phải bàn cãi cho tốn hơi sức. Một lần nữa qua đại hội đảng XII xác định, tên lãnh đạo cộng sản nào cũng là quân nô lệ Hán nô, từng bước thực hiện ý đồ giao nộp từng phần lãnh thổ cho quan thầy Trung Nam Hải để cuối cùng biến Việt Nam thành một tỉnh như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông trực thuộc trung ương Bắc Kinh đã hiện rõ... 

Thời nay với phương tiện thông tin hiện đại, đa phần người dân Việt Nam trong ngoài nước, có quan tâm theo dõi những kỳ đại hội đảng đã qua cũng như đại hội hiện nay ai cũng biết, là tên lãnh đạo cộng sản nào giỏi giở trò, nhiều bùa phép triệt hạ đồng chí lên làm vua tập thể đều được sự chuẩn thuận của quan thầy Bắc Kinh. Do đó chúng đích thực là hán nô, là sự thật không thể chối cãi và tên hán nô nào lên làm lãnh đạo đều không thể đi chệch hướng mà bắt buộc phải đi theo lối mòn đảng độc quyền lãnh đạo, theo thể chế độc tài toàn trị, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hòa quyện với điệp khúc con đường xã hội chủ nghĩa là do bác đảng, do toàn quân, toàn dân lựa chọn... “láo”của bọn Hán nô dưới sự chỉ đạo của Trung Nam Hải. 

Tóm lại tất cả các thứ không thể chệch hướng trong vở kịch đại hội đảng XII do các đào kép đại biểu đảng viên diễn đích thực là từng bước... từng bước để bọn Hán ngụy cộng sản giao nộp Việt Nam cho đúng kỳ hẹn hợp đồng bán nước của Linh-Mười-Đồng ký kết ở Thành Đô năm 1990 của thế kỷ trước. 

30.01.2016

Đại chiến lăng Ba Đình

Từ Tư bản thân hữu đến Cộng sản thân hữu

Bài 1: Về chủ nghĩa tư bản thân hữu

Vài lời phi lộ: Mặc dù chủ đề “xã hội dân sự và chế độ dân chủ” vẫn còn nhiều điều cần bàn tiếp, tôi xin tạm dừng lại để trình bày về “Tư bản thân hữu và Cộng sản thân hữu” - một chủ đề nóng bỏng liên quan đến cuộc đấu tranh giữa hai phái chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam suốt nhiệm kỳ XI vừa qua, và trong thời gian sắp tới có lẽ vẫn còn tiếp tục nằm ở hàng đầu chương trình nghị sự của Bộ Chính trị mới...

Bài viết của ông Vũ ngọc Hoàng (Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo khóa XI) nhan đề “Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu - cảnh báo nguy cơ”được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 872 (tháng 6 năm 2015), trong mục “Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”. Nhìn vào tiêu đề, độc giả có thể thấy hai cụm từ khác nhau: “lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Như tôi đã trình bày trong bài Nhóm lợi ích là gì?”[1], “lợi ích nhóm” thật ra là một khái niệm hoàn toàn khác đã bị giới lý luận cộng sản và các trí thức cung đình gọi nhầm tên. Bây giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụm từ thứ hai: chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Từ tình thân hữu thông thường đến Chủ nghĩa Thân hữu (Cronyism) trong chính trị:

Trước hết, cần phải khẳng định: tình thân hữu vốn là điều tốt đẹp. Đó là mối quan hệ đáng trân trọng giữa người và người - nhất là trong lĩnh vực xã hội dân sự. Thế nhưng một khi “tình thân hữu” được áp dụng vào lĩnh vực chính trị - nhất là công quyền, thì nó có thể trở thành một căn bệnh, một tệ nạn có khi làm băng hoại cả một chế độ. 

Trong tiếng Anh, crony có nghĩa là “bạn bè thân tín”, “cộng sự lâu năm”, nói theo ngôn ngữ dân gian là “bạn bè chí cốt”, “cánh hẩu”[2]. Nhưng cronyism (chủ nghĩa thân hữu) trong lĩnh vực chính trị lại là một thói xấu, một tập quán không lành mạnh. Đó là thói quen “trọng dụng người thân quen”, là tập quán của những người nắm quyền lực thích bổ nhiệm bạn bè, người quen biết của mình vào các chức vụ công quyền, không quan tâm gì đến phẩm chất, năng lực của người được cất nhắc. Thói xấu chính trị này hoàn toàn đi ngược lại với chế độ trọng dụng nhân tài (meritocracy). Chủ nghĩa thân hữu thu hẹp hơn một chút thì biến thành chủ nghĩa thân tộc (nepotism) - ở nước ta thường được gọi là thói gia đình trị, nghĩa là chỉ cất nhắc, trọng dụng những người bà con, thân thích trong gia đình, dòng họ.

Sở dĩ phải nói đến Chủ nghĩa thân hữu trong chính trị vì đây là một nguồn gốc của nạn tham nhũng và có liên hệ chặt chẽ với Chủ nghĩa Tư bản thân hữu mà chúng ta sắp bàn đến. Ở các quốc gia dân chủ, để phòng ngừa căn bệnh này, người ta thường đặt ra những nguyên tắc, những quy định rất chặt chẽ trong việc bổ nhiệm các chức vụ công quyền. Nhưng ở các nước độc tài – nhất là các nước cộng sản phương Đông, căn bệnh này thường có đất tốt để phát triển. Thường thì ở các quốc gia cộng sản phương Đông, để bảo đảm lòng trung thành của các đảng viên, người ta đặt nặng chủ nghĩa lý lịch - nhất là lý lịch gia đình, có khi đến ba đời. Vì vậy, mỗi khi một người được thông qua lý lịch để kết nạp vào đảng cầm quyền thì những người khác trong gia đình, thậm chí trong dòng họ, cũng được hưởng chút “hương thơm lý lịch”, nghĩa là dễ dàng được đưa vào diện “trung kiên”, “đối tượng đảng” và dễ dàng được kết nạp vào đảng. Vì thế, cũng tương tự như ngày xưa (một người làm quan cả họ được nhờ) ngày nay “một người vào đảng cả họ cũng được nhờ”. Do kế thừa di sản từ truyền thống làng xã (thời phong kiến và nhất là thời quân chủ tập quyền), có khi cả một xã chỉ nằm trong tay một hay vài ba họ - từ các chức vụ đảng đến các chức vụ trong chính quyền. Ở bất cứ địa phương nào, việc người thân trong gia đình phụ trách cả cơ quan thi hành quyền lực lẫn cơ quan kiểm soát quyền lực, hay chuyện chồng cấp trên vợ cấp dưới trong cùng một ngành chẳng hề là chuyện lạ ở nước “cộng hòa của các đồng chí” này. “Tình thân hữu” phát triển trong tầng lớp “ưu tú” của chế độ cộng sản mạnh đến mức ở bất cứ cấp lãnh đạo nào, chúng ta cũng thấy xuất hiện các danh xưng thân mật như Anh Hai, Chị Ba, Anh Tư, chị Năm, v.v… thể hiện “tính chất gia đình” ở mỗi đảng bộ hay mỗi cấp ủy.

Cho nên tôi hơi ngạc nhiên khi thấy gần đây các cán bộ cao cấp của Đảng và báo chí bỗng nhiên la toáng lên về chuyện lãnh đạo đưa bà con thân thích vào chức vụ này chức vụ kia, làm như chuyện này xưa nay chưa hề có trên đất nước Việt Nam “xã hội chủ nghĩa”. Có thể vì ngày nay chủ nghĩa thân hữu hay chủ nghĩa thân tộc đã trở nên quá trắng trợn, hay là vì sự phát triển của Internet và mạng xã hội khiến người ta khó lòng giấu giếm, che đậy nên mới có những tiếng kêu hốt hoảng. Nhưng làm sao có thể dẹp bỏ được thói quen sử dụng thân hữu trong chính trị hay tệ nạn gia đình trị một khi lý lịch gia đình, dòng họ vẫn được đưa lên hàng đầu? Chúng ta có thể tin rằng một khi chủ nghĩa lý lịch bị vứt vào sọt rác, và nhất là khi độc quyền lãnh đạo của một đảng chính trị mất đi, thì chủ nghĩa thân hữu và chủ nghĩa thân tộc sẽ có cơ hội chào từ giã nền văn hóa chính trị của đất nước ta. 

Bản chất của nhà tư bản thân hữu: 

Từ ý nghĩa ban đầu của crony (bạn bè thân tín, cộng sự lâu năm), đã phát sinh thêm một ý nghĩa mới khi crony được dùng để chỉ một nhà “tư bản thân hữu”, nghĩa là một nhà tư bản “thông đồng”, “móc ngoặt” với một quan chức trong chính quyền để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình, bất chấp lợi ích chung của toàn xã hội. Trong tiếng Anh, không có từ nào dùng để chỉ một “nhóm tư bản thân hữu”, mà chỉ có từ cronies (số nhiều) dùng để chỉ nhiều nhà tư bản thân hữu. Hiện tượng “tư bản thân hữu” trong tiếng Anh có tên là crony capitalism (chủ nghĩa tư bản thân hữu), người Pháp dịch thành capitalisme de connivence (chủ nghĩa tư bản thông đồng).

Sự khác nhau căn bản giữa các nhà tư bản thông thường và các nhà tư bản thân hữu là ở chỗ: trong khi nhà tư bản thông thường là người tìm kiếm lợi nhuận (profit-seeking) thì nhà tư bản thân hữu là người tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking). Lợi nhuận (profit) là đồng tiền kiếm được bằng cách sản xuất, kinh doanh thật sự: nhà tư bản làm ăn chân chính tìm lợi nhuận bằng cách làm cho của cải tăng lên hoặc làm cho dịch vụ có phẩm chất cao hơn. Còn các nhà tư bản thân hữu thì không làm như thế (không làm cho của cải tăng lên, cũng không làm cho dịch vụ tốt hơn) mà trái lại, dựa vào mối quan hệ “thân hữu”, “nồng ấm” với các quan chức trong chính quyền để tìm kiếm “đặc lợi” – tức là cái mà hiện nay báo chí thường gọi là “siêu lợi nhuận”. 

Theo David R. Henderson, từ “rent” do nhà kinh tế học David Ricardo (1772-1823) đưa vào kinh tế học, dùng để chỉ “khoản tiền phải trả cho một yếu tố của sản xuất nhiều hơn so với yêu cầu nhằm giữ cho yếu tố đó được sử dụng trong hiện tại”. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tiền thuê đất (“land rent” hay “ground rent”, địa tô), về sau được dùng rộng hơn cho cả tiền thuê bất động sản. Nhưng ngày nay, “rent-seeking” không có nghĩa là là tìm kiếm một thứ tiền thuê. Các nhà kinh tế học thời nay sử dụng thuật ngữ này để mô tả việc các nhà tư bản thân hữu thông đồng với các quan chức trong chính phủ để tìm kiếm những “đặc lợi” như: miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, nhận tài trợ của chính phủ hay các hình thức ưu đãi, khuyến khích khác, … Như vậy, nghĩa hiện đại của “rent-seeking” là “tìm kiếm đặc lợi”, “tìm kiếm đặc ân” (privilege seeking).[3] Và lẽ dĩ nhiên, muốn làm được điều đó, nhà tư bản thân hữu phải tìm đến người có “đặc quyền”. Đó chính là nguồn gốc của nạn tham nhũng.

Nói một cách dễ hiểu, thực chất của tìm kiếm đặc lợi là “tự cắt cho mình một lát bánh lớn hơn thay vì làm cho cái bánh lớn hơn” hoặc “tìm mọi cách để có nhiều tiền hơn mà không sản xuất nhiều hơn cho khách hàng.” Cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, các hoạt động tìm kiếm đặc lợi có thể đem lại những tổn thất lớn cho một nền kinh tế bởi vì chúng không tạo ra bất kỳ giá trị nào mà ngược lại, các hoạt động đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội, chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ những nhà tư bản thân hữu và những quan chức chính quyền tiếp tay cho họ. 

Tóm lại, tư bản thân hữu không phải là một tư tưởng hay một học thuyết, cũng không phải là một hình thái kinh tế-xã hội, mà là một hiện tượng tiêu cực, một căn bệnh xảy ra trong nền kinh tế thị trường có liên quan đến tệ nạn tham nhũng, hối lộ. Hiện tượng tư bản thân hữu có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có chế độ dân chủ thành thục, bền vững. Nhưng tư bản thân hữu chỉ được gọi tên là chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) một khi nó trở thành một tệ nạn quốc gia - nghĩa là chi phối cả một nền kinh tế hay ít nhất là chi phối một số ngành kinh tế trọng điểm.

Gs. Luigi Zingales
Một trong những người đấu tranh quyết liệt chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ý tên là Luigi Zingales - hiện là giáo sư tại Trường Kinh doanh Chicago Booth (Chicago Booth School of Business) thuộc Đại học Chicago. Di dân sang Hoa Kỳ từ năm 1988, ông đã từng chứng kiến quê hương ông (nước Ý) trở thành nạn nhân của chủ nghĩa tư bản thân hữu, dẫn đến tình trạng đình đốn kinh tế và nạn tham nhũng trầm trọng – đặc biệt là dưới thời trị vì của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi. Lo ngại Hoa Kỳ sẽ dẫm vào bước chân của nước Ý, ông đã công bố hai tác phẩm quan trọng: Saving Capitalism from the Capitalists (Cứu chủ nghĩa tư bản từ tay các nhà tư bản, 2003) và A Capitalism for People: Recapturing the Lost Genius of American Prosperity (Một chủ nghĩa tư bản vì nhân dân: Phục hồi thiên tài đã mất của sự thịnh vượng Mỹ, 2012). 

Về lý do đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu, Zingales nói: “Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) đã cướp đoạt của quê hương tôi phần lớn tiềm năng để tăng trưởng kinh tế. Tôi không muốn nó lại ăn cướp của Hoa Kỳ.” Nhưng không phải chỉ vì lý do kinh tế. Ông nói tiếp: “Còn tệ hơn mất tiền, là việc mất tự do: bởi vì chủ nghĩa thân hữu đàn áp tự do ngôn luận, loại bỏ động cơ nghiên cứu và gây nguy hiểm cho các cơ hội về nghề nghiệp.”[4] (Trong các câu nói này, Zingales dùng thuật ngữ “chủ nghĩa thân hữu” với ý nghĩa tương tự như “chủ nghĩa tư bản thân hữu”)

Mặc dù hiện tượng “tư bản thân hữu” có thể hình thành ở bất cứ quốc gia nào, nhưng tại các nước đã phát triển (developed countries) - nghĩa là các nước tiên tiến (advanced countries), nó ít có cơ hội để trở thành một thứ tệ nạn quốc gia, vì các thiết chế dân chủ có khả năng kiềm chế các hoạt động của các nhà tư bản thân hữu, đồng thời ngăn ngừa nạn tham nhũng. Nhưng tại các nước thường được gọi là “đang phát triển” (developing countries) – và đặc biệt là tại các nước kém phát triển, tư bản thân hữu có nhiều cơ hội để trở thành một căn bệnh nan y khó chữa trị, nhờ dựa vào sự yếu kém trong quản lý nhà nước hay các tệ nạn như: lạm dụng quyền lực, tham nhũng, hối lộ, v.v… Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thân hữu có thể dẫn đến chế độ đạo tặc (kleptocracy) - nghĩa là một chế độ trong đó các nhà lãnh đạo thường coi ngân khố quốc gia như một nguồn làm giàu cho bản thân và gia đình, chi tiêu ngân quỹ một cách vô tội vạ để mua các hàng hóa xa xỉ và phục vụ các sở thích ngông cuồng của cá nhân và gia đình. Các nhà lãnh đạo kiểu đạo tặc này thường bí mật chuyển lậu các quỹ ăn cắp vào các tài khoản ngân hàng ở ngoại quốc – nhất là tại các “cảng trú ẩn thuế” (tax haven)[5] để phòng khi bị mất chức vẫn duy trì được tài sản cho cá nhân và gia đình. 

“Tại Đông Nam Á, hai ví dụ tiêu biểu của chế độ đạo tặc có nguồn gốc từ chủ nghĩa tư bản thân hữu là Ferdinand Marcos (tổng thống của Philippines trong thời gian từ 1965 đến 1986) và Mohamed Suharto (tổng thống của Indonesia từ 1967 đến 1998).” Vào tháng 3 năm 2004, tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đã công bố bản báo cáo về nạn tham nhũng trên toàn cầu, qua đó đánh giá Mohamed Suharto đã ăn cắp của công từ 15 đến 35 tỷ đô-la Mỹ, còn Ferdinand Marcos đã ẵm của công quỹ từ 5 đến 10 tỷ đô-la Mỹ.[6] Không những thế, hai nhà lãnh đạo kiểu đạo tặc này đã để lại cho đất nước của họ những món nợ khổng lồ. Hơn hai thập niên lãnh đạo của Marcos đã làm cho nợ quốc gia của Philippines tăng từ 7 tỷ (năm 1965) lên đến 27 tỷ đô-la Mỹ (năm 1986).[7] Còn tại Indonesia, vào giữa năm 1997, tổng số nợ phải trả cho các ngân hàng thương mại ngoại quốc lên đến 59 tỷ đô-la.[8]

Vận dụng khái niệm “tư bản thân hữu” vào chế độ cộng sản:

Mặc dù ông Vũ Ngọc Hoàng đã mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản thân hữu” để nói về nguồn gốc của nạn tham nhũng ở Việt Nam, nhưng trong thực tế khái niệm này thật ra chỉ phù hợp với các nước “tư bản” hay các nước đang phát triển không thuộc hệ thống cộng sản, chứ không thể áp dụng nguyên xi vào các nước cộng sản - dù đã chuyển sang con đường kinh tế thị trường như Trung Quốc và Việt Nam.

Một ví dụ điển hình là sự kiện tờ Economist ở Anh cố gắng thiết lập “Chỉ số chủ nghĩa tư bản thân hữu” (Crony-Capitalism Index) để đo lường ảnh hưởng của hiện tượng “tư bản thân hữu” đối với một số nền kinh tế. Vào tháng 3 năm 2014, tờ báo này công bố bảng đánh giá xếp loại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những điều nghịch lý nổi bật là trường hợp của Trung Quốc: trong bảng xếp loại này, Trung Hoa lục địa được xếp thứ 19 về chỉ số tư bản thân hữu, cao hơn so với Hoa Kỳ (xếp thứ 17) và nước Anh (xếp thứ 15).[9] Điều đó có nghĩa là Trung Quốc ít bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản thân hữu so với hơn Hoa Kỳ và Anh! 

Thực là một điều nghịch lý, vì nếu dựa theo bảng xếp loại về “Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency Internationale) thì vào năm 2014 Trung Quốc ghi điểm rất kém (36/100 điểm, xếp thứ 100/175 nước), trong khi Anh đạt 78 điểm (xếp hạng 14/100) và Hoa Kỳ đạt 74 điểm (xếp hạng 17/100). Làm thế nào mà hai nước ít tham nhũng (Hoa Kỳ và Anh) lại bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản thân hữu nhiều hơn so với một nước tham nhũng nặng nề như Trung Quốc?

Chỉ có thế lý giải nghịch lý nói trên bằng một số lý do sau đây:

- Mặc dù Trung Quốc đã từ bỏ con đường kinh tế tập trung chỉ huy và tiến khá xa trên con đường kinh tế thị trường, nhiều ngành công nghiệp đem lại nhiều “đặc lợi” vẫn còn bị khống chế bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước. Các doanh nghiệp đó vẫn nhận được nhiều “ân huệ”, được ưu đãi tương đương hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân, nhưng các chuyên gia của Economist đã không tính (hoặc không thể đo lường) yếu tố này. Chính khu vực kinh tế “quốc doanh” còn sót lại – luôn được sự bảo trợ, ưu ái của nhà nước, cũng là một nơi phát sinh nạn “tìm kiếm đặc lợi” và đẻ ra nạn tham nhũng.

- Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”. 

Theo điều tra của ICIJ (The International Consortium of Investigative Journalists) - một mạng lưới quốc tế với hơn 190 nhà báo điều tra của hơn 65 nước, các quan chức và các nhà tư bản đỏ ở Trung Quốc thường tìm cách ngụy trang tài sản của họ bằng cách mở các công ty bí mật ở các “cảng trú ẩn thuế” (tax haven) như Quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cook hay Samoa. Trong số những nhân vật che giấu tài sản, có cả con trai của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Deng Jiagui (鄧家貴 Đặng Gia Quý) - anh rể của đương kim Chủ tịch Nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình. Ngoài ra, còn có bà con họ hàng của các quan chức cao cấp như cựu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Lý Bằng, và cố lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, v.v…[10]

Như vậy, khi áp dụng khái niệm “tư bản thân hữu” vào trường hợp của Trung Quốc, cần phải xét đến những đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế của nước này - một nền kinh tế chưa hoàn toàn thị trường hóa, còn chịu sự điều chỉnh nặng nề của nhà nước. Mặt khác, cần phải xem xét cả hệ thống chính trị tại đây, một chế độ chính trị chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khuôn khổ của một chế độ độc tài-hậu toàn trị (post-totalitarian regime). 

Mặc dù có những điểm khác biệt, kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, mô hình kinh tế-chính trị của Việt Nam ngày càng giống với mô hình của Trung Hoa lục địa. Vì vậy, để có thể hiểu được trường hợp của Việt Nam, thiết tưởng không có gì tốt hơn là tìm hiểu trường hợp của Trung Quốc. Đó là điều chúng ta sẽ đề cập trong bài sau.

Đà Lạt 28-1-2016


________________________________________

[1] Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? Bauxite Vietnam 7-1-2016: 

[2] Từ “crony” đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 18 ở London. Theo Từ điển Oxford, nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp chronios (χρόνιος) – có nghĩa là “lâu năm”.

[3] David Henderson, “Rent seeking”, The Concise Encyclopedia of Economics: 

[4] Margareta Pagano, “Luigi Zingales: A crusader against crony capitalism”, The Independent, 21 June 2012: 

[5] Cảng trú ẩn thuế (tax haven) trong tiếng Pháp được gọi là thiên đường tài chính (paradis fiscal), là các quốc gia hay thành phố đánh thuế thu nhập rất thấp, thậm chí bằng không (zero).

[6] Transparency International, Global Corruption Report 2004, p. 13: 

[7] Manuel F. Amario, “The Philippine’s debt hole”, Inquirer November 3rd, 2013: 

[8] Steven Radelet, Indonesia: Long Road to Recovery, Harvard Institute for International Development, March 1999: 

[9]“Our crony-capitalism index: Planet Plutocrat”, The Economist, Mar 15th 2014: 

[10] Dexter Roberts, “China's Elite Wealth in Offshore Tax Havens, Leaked Files Show”, Bloomberg Businessweek's January 22, 2014:
Powered By Blogger