Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Kính thưa quý độc giả:
Người viết phải nói cho rõ ràng: Những “người Pháp” gốc Việt này, đa số
đã trên dưới cái tuổi “Thất thập cố lai hy” đã và đang sống độc thân.
Và đa số họ không viết và đọc được tiếng Pháp. Nhưng sở dĩ họ có được
quốc tịch Pháp, là do họ được ăn theo người vợ, hoặc người sống chung
khi được phỏng vấn để vào quốc tịch Pháp, vì những người người phụ nữ đó
viết và đọc được tiếng Pháp. Nhưng sau đó, những người phụ nữ sống
chung, hoặc vợ đã chết hay chia tay, thì những “ông Tây” gốc Việt này,
vì được hưởng tiền già mỗi tháng 800 Euros (tám trăm Âu kim), mà chỉ trả
tiền thuê nhà 100 Euros thôi, nên đời sống của họ rất thong thả, lại
còn được Văn Phòng Xã Hội cho người tới tận nhà làm tất cả những việc
trong nhà, như tôi đã viết qua bài trước.
Chúng
tôi là những người thường hay giúp họ trong vấn đề giấy tờ, nên những
gì tôi viết là hoàn toàn có thật 100/%. Những “ông Tây” này, vì được “cơm no, ấm cật” nên mới…tất bật đi về Việt Nam, để rồi mỗi “ông Tây” lại có một “cô nhân tình bé nhỏ”. Và cũng có một số “ông Tây” đã về Việt Nam, có
người cưới vợ thật; nhưng cũng có người “cưới vợ” theo một đường dây
kín đáo, với “thù lao” gần đây, đã từ 20.000 đến 30.000 Euros (hai
mươi đến ba mươi ngàn Âu kim), để đưa một người sang Pháp. Đường dây
này hiện nay đã bị “bể”; nghĩa là chính phủ Pháp đã biết.
Chính
vì thế, nên chính phủ Pháp đã có một Luật mới, để ngăn chặn những hình
thức gian lận như đường dây này. Trước kia, những người hưởng tiền già,
cứ mỗi sáu tháng, thì cơ quan cấp tiền trợ cấp, đều gửi cho họ một tờ
giấy tổng kết số tiền họ đã cấp cho người đó, phía sau tờ giấy họ để
trống. Thế nhưng kể từ đầu năm 2014, thì trên mỗi tờ giấy tổng kết Lục
cá nguyệt này, họ có ghi phía sau là Luật mới, họ buộc những người hưởng
tiền già, mỗi lần ra khỏi nước Pháp, thì phải báo cho họ biết, nếu
không báo, thì khi họ biết, không những họ sẽ cúp tiền trợ cấp, mà còn đòi lại tiền nữa.
Đối
với những người thuộc các sắc dân khác, thì tôi không biết. Riêng
những “ông Tây” gốc Việt này, thì tôi biết rất rõ những trường hợp như
sau:
“Ông Tây” thứ nhất:
ông ta sinh năm 1936, năm nay gần 80 tuổi, cách đây ba năm, đã về Việt
Nam cưới thật, bà vợ chưa tới 40 tuổi. Hàng năm bà vợ cứ đòi về Việt
Nam vào tháng Mười, đến qua Tết Nguyên Đán mới sang, để “ăn Tết với con
cái” (con riêng của bà, hôm nay hai người đã về VN rồi).
Tôi
đã nói với ông, đừng nên về Việt Nam nữa, vì ông cũng đã thấy dòng chữ
phía sau của tờ giấy tổng kết Lục cá nguyệt của tiền già, thì ông nói
như thế này:
“Tui cũng biết mà cô, nhưng vì tui lỡ lấy bả rồi, là bả chỉ mới bốn mươi tuổi, tui đâu có để bả đi về một mình được”.
Nghĩa là ông ta phải đi theo để kèm, giữ bà vợ trẻ, vì sợ vợ có người khác ở Việt Nam.
Khi
tôi nói với ông, ông đi mà không báo cho cơ quan trợ cấp tiền già biết,
nếu lỡ bị cúp tiền già, cũng như việc ông dùng thẻ của ngân hàng Pháp
mà rút tiền ở Việt Nam, thì cũng như “Lạy ông con ở bụi này”, thì lúc
đó, ông sẽ lâm vào một hoàn cảnh vô cùng bi đát. Thì ông cũng trả lời:
“Tui
cũng biết như vậy chớ, nhưng nếu mình báo cho họ biết, thì họ cúp tiền
trong mấy tháng mình đi Việt Nam, còn ở Việt Nam tui không vô máy rút
tiền, thì lấy chi tui ăn”.
“Ông Tây” này nói như thế, nghĩa là ông đã “Một liều ba bảy cũng liều” rồi.
Và
tôi nói tiếp với ông: Nếu trong thời gian ông đi Việt Nam, mà ở bên
này, họ cúp tiền già, thì có thể ông bị chủ nhà lấy nhà lại, bị cúp
điện, gaz, thì sao?
Và đây là câu cuối cùng ông trả lời:
“Thôi
thôi đi cô ơi! Cô đừng nói tới chuyện xui xẻo đó với tui nữa, tui lỡ
rồi, tui không biết làm sao nữa, tui khổ quá rồi cô”.
Còn đây là “ông Tây” thứ hai:
ông này sinh năm 1938, đã về Việt Nam cưới một cô vợ trẻ cũng dưới bốn
mươi tuổi; nhưng ông ta không dám bảo lãnh sang pháp, vì ông nói “sợ đem bả qua, rồi bả bỏ tôi, thôi cứ để bả bên đó, lâu lâu mình về thăm bả thôi”.
Nghe
vậy, tôi mới kể cho ông nghe một trường hợp của một ông bên Mỹ, về Việt
Nam cưới vợ, có đến ba đứa con, ông cưng ba đứa nhỏ lắm; nhưng
cho đến một ngày ông nghi ngờ sao đó, mới quyết định đi xét nghiệm ADA
thì mới biết được cái kết quả ngoài sự tưởng tượng của ông, là cả ba đứa
nhỏ không có đứa nào là con của ông hết, mà chừng đó chưa đủ cho ông đâu, vì trong ba đứa nhỏ đó, có hai đứa là một cha, đứa nhỏ nhất là con của một cha khác. Nghĩa là ba đứa nhỏ, có hai ông cha. Còn ông chỉ là “cha” trên giấy tờ thôi!
Thế là ông ta đã cuốn gói bay về Mỹ, không dám quay đầu nhìn lại.
Khi nghe tôi kể câu chuyện thật đã đọc trên báo ở trong nước này, ông đã nói:
“Tại
vì hồi xưa, người ta giới thiệu cho tôi, chớ tôi không nghĩ tới chuyện
xa xôi; bi chừ thì tôi biết, dù tôi về hay không về thì bả cũng lấy
người khác. Thôi cái số tôi nó như vậy”.
Còn đây là “ông Tây” thứ ba
trẻ hơn, ông sinh năm 1949, vừa được trợ cấp tiền già, ông ta về Đà
Nẵng, cưới một bà vợ trên ba mươi tuổi, và ông đã bảo lãnh sang Pháp
được bốn năm. Nhưng ông này lại “xui xẻo” hơn hai ông kia, vì “vợ” mới sang, đã tìm cách ở riêng bằng cách xin đi làm nhà hàng Tầu ở Paris, không chịu ở chung với ông,
ông ức quá, nên cứ gọi “vợ” gửi tiền về trả tiền nhà. Phần cô này,thì
chấp nhận đóng góp trả tiền nhà, nhưng không chịu ở chung với ông.
Cô này có liên lạc với tôi nhờ giúp đỡ, cô lúc nào cũng khóc, nói rằng:
“Ổng
hành hạ em, ổng đánh em, ổng lừa gạt em, bảo em sang mất cái tiệm bán
đồ lưu niệm ở Đà Nẵng, để sang Pháp trước, rồi ổng sẽ bảo lãnh hai đứa
con em sang sau. Sang đây rồi, em mới biết, ổng không bảo lãnh con em
được, nhưng em không muốn trở về, vì xấu hổ với bà con hàng xóm lắm, nên
em hận ổng, em xa con, em nhớ con em quá, chị tìm cách giúp em…”
Nhưng
tôi làm sao mà giúp được; bởi trước kia thì dễ dàng, nên những “cô vợ
trẻ” khi sang Pháp trên dưới sáu tháng, thì làm thủ tục xin được giấy tờ
tạm trú. Sau đó, có thể xin được thẻ thường trú 10 (mười năm). Sau đó,
các “cô vợ” xin ly dị, sống riêng, dễ dàng xin tiền trợ cấp Xã Hội,
không cần những “ông Tây” này nữa. Còn bây giờ chính phủ Pháp đã thắt
chặt đối với những người nhập cư rồi, để tránh những cặp “vợ chồng”, đã
cưới nhau theo đường dây môi giới này, nên Luật mới không cho phép họ
được ly dị trước 05 (năm năm). Nếu ly dị trước 05 năm, thì người “vợ” sẽ
bị trục xuất trở về Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sau 05 năm ly dị, thì
người “vợ” sẽ không bị trục xuất nữa, mà được ở lại.
Vì
vậy, nên tôi chỉ khuyên cô nếu muốn ở lại, thì phải cố gắng chịu đựng
cho đủ 05 năm theo như Luật định. Hiện giờ cô ta đang đi làm nhà hàng
Tầu, còn ông ta, thì nằm nhà “chèo queo” một mình. Song điều
đáng nói, là ông ta đã đi về Việt Nam với “vợ” trong thời gian sau khi
có Luật mới, mà không báo cho cơ quan trợ cấp tiền già biết, là ông đã
vi phạm Luật.
Ngoài
những hoàn cảnh trên, chúng tôi cũng biết có nhiều “bà vợ trẻ” đã và
đang phải chịu sự hành hạ rất độc ác của một số “ông Tây” gốc Việt, mà
không dám làm gì khác, vì với Luật mới, họ sợ bị trục xuất về Việt Nam,
nên phải làm thân nô lệ rất bi thảm, mà không có ai biết đến; bởi người
ta chỉ biết tới những đường dây đưa người lấy tiền sang các nước như:
Nam Hàn, Đài Loan, Tầu cộng… Song chưa ai viết về số “cô dâu” đã và đang
phải chịu đựng rất đau khổ, để chờ 05 năm sau, thì mới được ở lại nước
Pháp. Nhưng xót xa thay! Những “cô dâu” này không phải chịu sự hành hạ
của đàn ông Đại Hàn, Đài Loan… mà đã và đang phải gánh chịu những sự
hành hạ của những tên già bất lương được gọi là “người Pháp” gốc Việt,
đáng tuổi ông nội, ông ngoại của mình!
Tạm kết:
Cuối
cùng, chúng tôi muốn nói: Đối với những người hưởng tiền Hưu, nghĩa là
họ có làm việc tại nước Pháp, đó là những đồng tiền thụ đắc, thì họ muốn
sống ở nước nào cũng được. Nhưng, đối với những người đã và đang hưởng
tiền già, dù ông hay bà, nếu đi Việt Nam phải báo cho cơ quan cấp tiền
già cho mình biết. Tôi cũng hiểu, đây là vấn đề rất khó khăn, vì khi báo
cho họ biết, thì sẽ bị cúp tiền trong những tháng đi về Việt Nam. Thế
nhưng, không báo, thì lại còn vi phạm Luật nặng hơn.
Vậy
những ai đã về Việt Nam, thì nên xem lại những giấy tờ của cơ quan trợ
cấp tiền già đã gửi theo Lục cá nguyệt, từng ngày, tháng, năm, để xem
lại mình đã về Việt Nam trước hay sau ngày có Luật mới. Vì nếu về trước
khi có Luật mới, thì có thể được bỏ qua. Chúng tôi cũng muốn nhắn với những phụ nữ trong nước, đừng bao giờ nghe theo những lời lừa gạt của mấy “ông Tây” giấy này,
vì Luật mới không còn dễ dàng như trước, nên cho dù có “cưới” xong, thì
các “ông Tây” già gốc Việt này cũng không bảo lãnh sang Pháp được nữa,
vì đường dây này đã bị “bể” tức đã bị phát giác rồi. Và những người
trong đường dây này cũng sẽ bị Luật pháp nghiêm trị trong tương lai.
Một
điều tế nhị khác, là những “ông Tây” này chưa bị Luật pháp nghiêm trị,
nên chúng tôi không muốn nêu tên. Còn sau này, nếu họ bị lâm vào những
hoàn cảnh nào đó, là do chính bản thân của họ tự chuốc lấy, vì đa số
những người này, đã ra đi bằng con đường vượt biển, họ đến Pháp cùng
thời điểm với tôi. Và họ có thể dừng lại, khi nghĩ đến những năm tháng
từng sống không tự do, mất quyền làm người… dưới chế độ độc tài, phi
nhân của Việt cộng và những ngày đói khát, lênh đênh trên biển cả, trước
khi được được tầu Pháp cứu vớt, và chính phủ Pháp cưu mang, chấp nhận
là “thuyền nhân” Tỵ nạn Chính trị, rồi cho vào quốc tịch Pháp như ngày
hôm nay. Họ cần phải nhớ lại như thế, để tránh những điều đáng tiếc có thể ập đến, mà không lường trước được.
Trên
đây, là những “ông Tây” gốc Việt đã về Việt Nam cưới vợ. Ngoài ra còn
rất nhiều những “ông Tây” như thế, đã về Việt Nam để du hí với gái trẻ
đáng tuổi con, cháu họ, chứ không có cưới. Những “ông Tây” này, họ có
thể sẽ bị chính phủ Pháp cúp tiền già, và còn đòi tiền lại nữa. Nếu
trường hợp đó sẽ xảy ra, thì chẳng biết họ là những người “đáng thương”,
đáng trách, hay là đáng kiếp!
Paris, 09/10/2015
0 comments:
Post a Comment