Sự
gia tăng lối hành xử bạo lực của CA đối với những người đòi công lý hay
đòi dân chủ, tiên thiên coi họ như kẻ thù đã làm suy giảm nguyên khí
quốc gia, gây chán nản cho các công dân thiện chí, chẳng thể nào làm Đất
nước phát triển. Tụt hậu toàn diện của đất nước, thất bại mọi mặt của
các chính sách, sai lầm đủ thứ của nhà cầm quyền, tội ác tràn lan trong
dân chúng và bất ổn triền miên trong xã hội, ngành CA và những ai đang
điều khiển nó gánh trách nhiệm không phải nhỏ. Họ tưởng bạo lực và
dối trá có thể bình định được lòng dân đang phẫn uất và củng
cố được chế độ đang suy tàn sao? Họ có bao giờ nghĩ đến hình phạt mà
nhân dân, lịch sử và kể cả các Đấng linh thiêng sẽ dành cho những kẻ đã
lợi dụng quyền lực để gây tội ác?
*
Người ta còn nhớ việc làm đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng khi vừa mới nhậm chức lãnh đạo chính phủ là giải tán ngay “Ban Nghiên cứu của Thủ tướng”, nơi hội tụ những chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước được hai vị tiền nhiệm là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải thành lập tin dùng. Thay vào đó, với não trạng của một ủy viên đảng ủy công an (CA) trung ương, Nguyễn Tấn Dũng đã mời một tay CA có nhiều thành tích đàn áp dân chủ nhân quyền làm tư vấn, làm đặc phái viên bên cạnh: trung tướng Nguyễn Văn Hưởng! Rồi suốt hai nhiệm kỳ của ông, công luận đều nhận thấy bộ máy nhà nước ngày càng bị CA hóa sâu rộng. Rất nhiều quan chức CA cấp cao đã trở thành bí thư, chủ tịch tỉnh, cán bộ cao cấp của lắm bộ ngành. Chẳng hạn ông Trương Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, từng là một trung tướng CA. Ông Nguyễn Hòa Bình, nguyên thiếu tướng CA, nay được bổ nhiệm làm viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Trung tướng CA Phạm Dũng hiện là trưởng ban Tôn giáo chính phủ. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương, tỷ lệ quan chức nguyên là CA cũng đáng kể. Riêng lực lượng CA thuần túy và hàng tướng tá CA thì ngày càng hùng hậu!
*
Người ta còn nhớ việc làm đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng khi vừa mới nhậm chức lãnh đạo chính phủ là giải tán ngay “Ban Nghiên cứu của Thủ tướng”, nơi hội tụ những chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước được hai vị tiền nhiệm là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải thành lập tin dùng. Thay vào đó, với não trạng của một ủy viên đảng ủy công an (CA) trung ương, Nguyễn Tấn Dũng đã mời một tay CA có nhiều thành tích đàn áp dân chủ nhân quyền làm tư vấn, làm đặc phái viên bên cạnh: trung tướng Nguyễn Văn Hưởng! Rồi suốt hai nhiệm kỳ của ông, công luận đều nhận thấy bộ máy nhà nước ngày càng bị CA hóa sâu rộng. Rất nhiều quan chức CA cấp cao đã trở thành bí thư, chủ tịch tỉnh, cán bộ cao cấp của lắm bộ ngành. Chẳng hạn ông Trương Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, từng là một trung tướng CA. Ông Nguyễn Hòa Bình, nguyên thiếu tướng CA, nay được bổ nhiệm làm viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Trung tướng CA Phạm Dũng hiện là trưởng ban Tôn giáo chính phủ. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương, tỷ lệ quan chức nguyên là CA cũng đáng kể. Riêng lực lượng CA thuần túy và hàng tướng tá CA thì ngày càng hùng hậu!
Tại sao có tình trạng CA hóa nhà nước và xã hội như thế? Có nhiều nguyên
nhân. Trước hết, đó là bản chất của chế độ CS: phải luôn cai trị nhân
dân bằng bạo lực! Tiếp đến, trong hoàn cảnh VN, đó là từ kinh tế đến tài
chánh, văn hóa đến giáo dục, an ninh đến môi trường ngày càng đi xuống.
Trái lại cảnh nghèo khổ, nỗi bất mãn của dân chúng và sự hỗn loạn, mức
tội ác trong xã hội ngày càng đi lên. Cộng thêm vào đó, nhờ các phương
tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển, sự hiểu biết của người
dân về tình hình đất nước xã hội và về bộ mặt chủ nghĩa chế độ ngày
càng gia tăng, khiến sức phản kháng và chí đấu tranh của mọi tầng lớp
đồng bào ngày càng bừng dậy. Thành thử nhà nước độc tài ngày càng thấy
phải trấn áp nhân dân bằng công cụ bạo lực.
Công cụ đó chính cái là lực lượng được họ giữ chặt trong tay bằng lời
thề cưỡng ép: “trung thành tuyệt đối với đảng CS”, bằng danh hiệu tâng
bốc: “thanh gươm lá chắn của đảng”, bằng khẩu hiệu gây mụ mị: “chỉ biết
còn đảng thì còn mình”. Dĩ nhiên, ai cũng thấy những cái đó nói lên thái
độ vô ơn trắng trợn đối với toàn dân là tập thể sản sinh CA từ lòng
mình và nuôi dưỡng CA từ tiền mình, thái độ phỉ báng tàn tệ đối với chức
năng và danh dự của CA là chỉ phải biết lấy Tổ quốc và Nhân dân làm đối
tượng phục vụ. Những cái đó ngoài ra còn giết chết lương tri và lương
tâm của những con người đang làm một nghề cao quý tự bản chất lẫn cần
thiết cho xã hội, mở đường cho bao thái độ kiêu căng hống hách, ứng xử
vô luật (sử dụng côn đồ), hành động ám muội (giả dạng côn đồ), nghĩa là
tàn bạo đối với nhân dân. Thái độ vô cảm và ác độc như thế mà hiện đầy
dẫy mới đây đã được một cựu học viên cảnh sát tiết lộ đến lạnh người
trong bài “Vì sao CA vô cảm?”: “Chắc
hẳn không ít người vẫn còn nhớ vụ học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân
đăng tải loạt album treo cổ chó vào năm 2011. Đó là một phần của chương
trình đào tạo… Đầu tiên, tôi xin trình bày về nội dung của bài thực hành
‘Quan sát & khám nghiệm hiện trường’. Mục đích của bài, đúng như
tên gọi, nhằm đào tạo cho các sĩ quan tương lai có những kinh nghiệm đầu
tiên về việc quan sát tử thi, biểu hiện của tử thi qua nhiều kiểu chết
khác nhau. Điểm đáng chú ý của bài học là các học viên không thực hành
với những xác chết thật mà thay vào đó là những con chó còn sống. Khi
tham gia bài học này, họ phải tự tay giết chết vật mẫu là các chú chó vô
tội… Trong quá trình thực hành, học viên phải trải nghiệm mọi phương
pháp giết người bằng cách trực tiếp hành hình những con chó, còn trong
tâm trí phải tưởng tượng đó là người. Đây là lệnh! Ngoài mục đích chính
trên thì thông qua bài học, học viên còn đạt được kỹ năng tra khảo tội
phạm mà không phải chùn tay. Giờ thì các bạn hiểu lý do vì sao có những
cái chết bất thường khi nghi phạm bị hỏi cung rồi chứ? Vì trong tâm trí
những chiến sĩ CA, mạng người không khác mạng chó!”.
Nhìn lại những gì công cụ bạo lực này (gồm công an, cảnh sát, dân phòng,
gọi tắt là CA) gây ra cho nhân dân đất nước gần cả thập niên qua, chúng
ta thấy có những nét nổi bật như sau:
1- Tàn phá văn hóa đạo đức Dân tộc: Đó là phá đám tang của các
đảng viên phản tỉnh như Trần Độ, Lê Hiếu Đằng, Trần Lâm…, thậm chí đám
tang dân thường như bà Hồ Nhu thuộc giáo xứ Cồn Dầu năm 2010. CA cũng
nhiều lần đốt phá nhà chứa đồ tang lễ của Đồng bào H’Mông tại Cao Bằng
(tháng 3-2013, 10-2014, 2-2015). Đạo lý truyền thống “nghĩa tử là nghĩa
tận” lần đầu tiên trong lịch sử Dân tộc, đã bị lực lượng này ngang nhiên
chà đạp. Chưa hết, CA còn nhiều lần xâm phạm lễ tưởng niệm các liệt sĩ
chống Trung Quốc bằng cách tự mình hay dùng tay sai cản phá buổi lễ,
chửi bới hành hung những người đi tưởng niệm.
2- Đàn áp nhân dân đòi quyền sống: Các cuộc biểu tình đòi đất của
dân oan từ bắc chí nam như Văn Giang, Bắc Giang, Dương Nội, Tiên Lãng,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thủ Thiêm, Thủ Đức, Long An… đã mau chóng bị dẹp tan
trong máu và nước mắt, trong đánh đập và bỏ tù nhờ bàn tay của những CA
lạnh lùng, mù quáng tuân theo lệnh trên hay mờ mắt vì món tiền thưởng.
Những thiện nguyện viên cứu giúp họ như hai ông Hà Thanh và Tiến Sơn
cũng bị hành hung (03-2015). Cuộc xuống đường của dân Bình Thuận tháng
4-2015 phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm đã bị cảnh sát
cơ động đối phó bằng dùi cui, súng chỉ thiên và lựu đạn cay. Những ai hỗ
trợ công nhân đình công đòi quyền lợi cũng bị giam cầm, xử án, bỏ tù.
Người dân Hà Nội biểu tình bảo vệ cây xanh hoặc bị đưa về đồn tra hỏi
(04-2015), hoặc bị CA giả dạng côn đồ hành hung thô bạo như Trịnh Anh
Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến. Thậm chí người dân xuống đường chống quân xâm
lăng, đòi quyền sống cho dân tộc, CA cũng chẳng để yên; các lớp dạy sinh
ngữ miễn phí tự nguyện cũng bị đặt vấn đề rồi dẹp bỏ.
3- Tra tấn, giết chết người bị tạm giam: Từ thập niên nay, đồn CA
đã trở nên nỗi khiếp đảm cho dân lành. Theo báo cáo của Quốc hội
(04-2015), trong 3 năm qua, đã có hơn 260 người chết đang khi bị tạm
giữ. Phần lớn họ bị bắt vào đồn vì những vi phạm nhỏ nhặt, nhưng rồi đã
bị tra khảo đến chết để lấy khẩu cung. Điều đáng nói là hầu hết đều bị
vu khống tự tử nhưng hiếm có CA nào bị xử lý đúng pháp luật.
4- Bạo hành với ai hoạt động nhân quyền: Trước hết, đó là cấm
hành nghề hoặc áp lực đuổi khỏi nghề những luật sư bênh vực nhân quyền
như Lê Trần Luật, Võ An Đôn… Thứ đến, gây rối cuộc sống của những ai
hoạt động nhân quyền, có khi không cho họ xuất cảnh. Tiếp nữa, khóa cổng
chặn đường những công dân muốn tham dự các cuộc hội họp về nhân quyền
thậm chí do chính khách ngoại quốc tổ chức; bao vây, cướp giật đồ đạc
của những ai đến tham dự các phiên tòa chính trị (vụ Lấp Vò 8-2014),
chặn đường hành hung bạn hữu các tù nhân lương tâm như ông Phạm Văn Trội
(01-2014), ông Trần Anh Kim (01-2015). Ngang nhiên và tàn bạo hơn nữa
là truy sát, đánh trộm đến trọng thương như các ông Nguyễn Hữu Vinh,
Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Trương Văn Dũng, Nguyễn Văn Thạnh,
các bà Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vi, gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn….
Chưa hết, còn phục kích để bắt giam vô cớ rồi xử án vô luật như đối với
bà Bùi Minh Hằng, anh Phạm Minh Vũ và bạn đồng hành của họ.
Các nhà hoạt động cho quyền tôn giáo cũng bị CA và côn đồ chặn đường gây
sự như Hội đồng Liên tôn VN, nhiều chức sắc và tín đồ Công giáo, Tin
lành, Phật giáo, Cao đài, Hòa Hảo. Đặc biệt, các cộng đoàn Tin lành
Mennonite hay các Hội thánh Tin lành tại gia thường xuyên là nạn nhân
thói bạo hành của họ. Những nhà báo tố cáo CA tham nhũng hối lộ, mua
quan bán chức… rốt cục đã phải nếm cảnh lao tù như phóng viên Hoàng
Khương, chủ bút Kim Quốc Hoa.
5- Hành hạ các tù nhân lương tâm: Bắt đầu thẩm vấn dạng tù nhân
này, CA thường dùng biện pháp hèn hạ là lường gạt, tra tấn thể xác và
bức bách tinh thần để họ phải nhận tội. Hai trường hợp bức cung nổi
tiếng nhất là buộc Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vào tội giết người để
nay bị tuyên án tử. Mới đây, nhiều tướng tá CA tại Quốc hội còn chống
cả quyền im lặng của bị cáo. Một khi họ đã thụ án, CA tiếp tục cưỡng
buộc nhận tội những tù nhân bất khuất, bằng nhiều biện pháp tàn độc bẩn
thỉu như bỏ đói (Đặng Xuân Diệu), nhờ tù nhân hình sự đánh đập (Hồ Thị
Bích Khương), biệt giam kỷ luật (Nguyễn Đặng Minh Mẫn), cắt thăm nuôi
(Đinh Nguyên Kha), không chăm sóc y tế đầy đủ (Nguyễn Xuân Nghĩa), đày
đi thật xa gia đình (Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần). Đặc biệt là đầu độc
cho chết trong tù (như Huỳnh Anh Trí, Đinh Đăng Định). Công an trại tù
còn bóc lột tù nhân (chính trị lẫn hình sự) bằng cách bán hàng với giá
cắt cổ, đòi hối lộ để cho chút thoải mái hay giảm án tù, nhất là cưỡng
bức lao động khổ sai đến kiệt lực. Thành viên các trại cai nghiện,
“trung tâm giáo dục” và “trường phục hồi nhân phẩm” cũng không thoát
khỏi số phận bi thảm đó. Chính quốc tế từng lên án chuyện này.
Kết luận: Sự gia tăng con số khổng lồ của CA –đặc biệt sự gia
tăng nhanh chóng số tướng CA trong thời bình và sự phân bổ các tướng
lãnh này vào nhiều bộ ngành và địa phương- đã tạo một áp lực thường
xuyên và khủng khiếp lên bộ máy nhà nước, lên cuộc sống nhân dân, khiến
chẳng mấy ai có thể làm việc theo lương tâm và trong an bình để đóng góp
xây dựng xã hội. Sự gia tăng lối hành xử bạo lực của CA đối với những
người đòi công lý hay đòi dân chủ, tiên thiên coi họ như kẻ thù đã làm
suy giảm nguyên khí quốc gia, gây chán nản cho các công dân thiện chí,
chẳng thể nào làm Đất nước phát triển. Tụt hậu toàn diện của đất nước,
thất bại mọi mặt của các chính sách, sai lầm đủ thứ của nhà cầm quyền,
tội ác tràn lan trong dân chúng và bất ổn triền miên trong xã hội, ngành
CA và những ai đang điều khiển nó gánh trách nhiệm không phải nhỏ. Họ
tưởng bạo lực và dối trá có thể bình định được lòng dân đang
phẫn uất và củng cố được chế độ đang suy tàn sao? Họ có bao giờ nghĩ
đến hình phạt mà nhân dân, lịch sử và kể cả các Đấng linh thiêng sẽ dành
cho những kẻ đã lợi dụng quyền lực để gây tội ác?
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 220 (01-06-2015)
Ban Biên Tập
0 comments:
Post a Comment