Hoạt
động đầu tư của Trung Quốc ở Australia đã có một chuyển hướng đáng kể
vào lãnh vực địa ốc và cơ sở hạ tầng. Đây là một dấu hiệu khác nữa cho
thấy doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm những cơ hội mới trong lúc khu vực
hầm mỏ ở Australia đang trở nên yếu kém sau một thời kỳ bùng phát mạnh.
Lần
đầu tiên, gần phân nửa tổng số đầu tư của Trung Quốc ở Australia tập
trung vào khu vực nhà đất, trong lúc khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng
đã gia tăng đáng kể.
Các công ty tư nhân Trung Quốc cũng đang đầu tư nhiều hơn các xí nghiệp nhà nước, cả về số lượng lẫn giá trị.
Những
diễn tiến vừa kể được ghi nhận trong bản phúc trình có tên Vén màn Bí
mật của Đầu tư Trung Quốc ở Australia của công ty kế toán KPMG
Australia, Phân khoa Kinh doanh của Đại học Sydney và Trung tâm Nghiên
cứu Trung Quốc.
Ông
Hans Hendrischke, giáo sư môn Kinh doanh Đầu tư Trung Quốc của Đại học
Sydney, nói rằng cuộc nghiên cứu này cho thấy những mô thức mới của hoạt
động đầu tư của Trung Quốc ở Australia.
"Đặc
điểm nổi bật nhất là sự thay đổi trong thành phần đầu tư của Trung
Quốc. Đó là sự chuyển đổi từ những dự án lớn trong khu vực hầm mỏ và tài
nguyên thiên nhiên sang sự gia tăng rất lớn trong khu vực nhà đất và
những công nghiệp khác mà lâu nay Trung Quốc không hoạt động mạnh, như
giải trí và xây dựng. Họ đã mua một trong các hệ thống rạp chiếu phim
lớn nhất ở Australia và một trong hai công ty lớn nhất là John Holland".
Trong
lúc vụ bùng phát của ngành hầm mỏ Australia bắt đầu suy tàn, các công
ty Trung Quốc có nhiều tiền mặt đã tìm kiếm những cơ hội trong lãnh vực
nhà đất. Có những sự hạn chế đối với những gì họ có thể mua và những vụ
mua bán phải được chấp thuận bởi Hội đồng Xét duyệt Đầu tư Nước ngoài
của Australia.
Ông
Phil Harris, giám đốc công ty địa ốc Harris ở Adelaide, cho biết những
khách hàng Trung Quốc đang làm cho giá cả tăng mạnh tại các thành phố
lớn của Australia.
"Chắc
chắn một cách tuyệt đối là điều này đang có một ảnh hưởng hết sức lớn
đối với giá nhà đất tại những khu vực cá biệt ở cả Melbourne lẫn Sydney.
Tôi có những người đồng nghiệp làm chủ những văn phòng địa ốc ở cả hai
thành phố đó và trong số những thị trường đó họ nhận thấy 80% những vụ
mua bán, thậm chí là 100% những vụ mua bán tại một số vùng, có người mua
là người Trung Quốc. Điều này tác động tới giá nhà đất. Chắc chắn là
như vậy".
Năm
ngoái, Trung Quốc đổ vào Australia 8 tỉ 300 triệu đô la. Các khoản đầu
tư nhà đất, giải trí và cơ sở hạ tầng chiếm 79% các hoạt động đầu tư
mới, trong lúc hầm mỏ chỉ chiếm 11%.
Trong
lúc nhà đất là khu vực được các nhà đầu tư Trung Quốc ưa chuộng nhất,
hoạt động nông nghiệp Australia cũng đang thu hút sự chú ý của doanh
nghiệp Trung Quốc.
Tỉ phú hầm mỏ Andrew Forrest cho biết điều này sẽ giúp gia tăng sản lượng nông nghiệp của Australia.
"Tính
cho tới giờ, đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp Australia đã được
đón nhận một cách tốt đẹp và họ có khả năng để trở thành một đối tác
mạnh và thụ động trong những dự án qui mô lớn mà chúng ta không thể phát
triển nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của mình".
Đồng
đô la Úc sụt giá làm cho các khoản đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, cùng với
một sự nới lỏng những luật lệ về thị thực ở Australia.
Ông
Doug Ferguson, người đứng đầu Nhóm kinh doanh Á châu của Công ty kế
toán KPMG Australia, là đồng tác giả của bản phúc trình về đầu tư Trung
Quốc ở Australia. Ông nói rằng những diễn tiến mới này rất đáng hoan
nghênh.
"Tôi
nghĩ rằng có một việc rất quan trọng cho nền kinh tế của chúng ta là có
khả năng để chuyển đổi cơ cấu một cách thành công từ hầm mỏ, khí đốt và
điện lực sang những khu vực có lẽ sẽ mang lại những lợi ích lâu dài và
lâu bền hơn cho nền kinh tế nói chung. Tôi nghĩ rằng nhà đất, giải trí
và kinh doanh nông nghiệp, lương thực chính là những khu vực như vậy. Và
đây chính là những gì đang xảy ra và vì vậy đây là một tin rất đáng
mừng".
Trung
Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn hàng thứ 6 ở Australia, sau Hoa Kỳ và
Anh, nhưng là nước có tỉ lệ gia tăng nhanh chóng nhất.
Lượng
tiền từ Trung Quốc đổ vào Australia là một vấn đề nhạy cảm về chính
trị, đặc biệt là những vụ mua bán nhà đất và nông trại.
Cuối
tuần trước, những người Úc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã biểu tình
và đốt cờ bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở phản đối điều họ mô tả là
“một cuộc xâm lăng của nước ngoài”.
0 comments:
Post a Comment