Luật sư Hứa Chí Vĩnh (RFI /Stéphane Lagarde)
Đó là nội dung bài viết trên báo Libération : “Đảng Cộng sản Trung
Quốc đàn áp thành phần chống tham nhũng”. Theo tờ báo, kể từ tháng Năm,
đã có 16 người trong phong trào chống tham nhũng bị bắt giữ. Luật sư nổi
tiếng vì quyền công dân Hứa Chí Vĩnh chính là nạn nhân mới đây của cuộc
đàn áp. Ông đã bị cảnh sát bắt đi, bị quản thúc tại gia từ ba tháng
nay, theo lời một đồng nghiệp của ông.
Người này lo ngại rằng cuộc bố ráp những người đấu tranh chống tham nhũng sẽ còn nổ ra trên diện rộng trong những ngày tới. Luật sư Hứa Chí Vĩnh chính là một trong những thành viên phong trào tố cáo những quan chức nhà nước không làm tròn phận sự và được ông đặt tên là : « Phong trào công dân mới ».
Tờ báo thuật lại, mọi việc bắt đầu từ khi phong trào này tung ra một bản kiến nghị trên mạng khen ngợi khéo léo nhà lãnh đạo đất nước trong việc công kích các quan chức không làm tròn chức trách và đề nghị 205 đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc « làm gương » bằng cách công khai tài sản cá nhân cũng như của gia đình họ. Đơn thỉnh cầu này đã thu được 7000 chữ ký trong một thời gian ngắn và đã bị cảnh sát kiểm duyệt trên mạng.
Sau hàng loạt các cuộc điều tra được New York Times tiến hành vào năm ngoái về tài sản của các quan chức lãnh đạo Trung Quốc, người dân mới phát hiện rằng chủ tịch nước Tập Cận Bình và các quan chức khác chiếm giữ hàng trăm triệu euro và gia đình của cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo còn có một gia tài kếch xù hơn nữa.
Vì sao chính quyền Trung Quốc lại muốn bịt miệng người dân ? Theo tạp chí Hoa Kỳ Forbesđăng vào năm 2011, đến 90% người giàu nhất Trung Quốc là các quan chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đầu tháng Tư, bốn trong tổng số 16 người bị bắt giữ vì lên án nạn tham nhũng đã biểu tình trước một trung tâm thương mại của Bắc Kinh. Với biểu ngữ trong tay, họ được dân chúng hoan hô 30 phút trước khi bị cảnh sát bắt đi. Một số bị gán cho tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền », số khác bị gán là « gây rối trật tự công cộng » hay « tụ tập bất hợp pháp ».
Những người này chịu mức án lên đến 15 năm tù. Luật sư Hứa Chí Vĩnh vẫn chưa chính thức bị buộc tội. Theo nhận định của một nhà ly khai, « việc công khai tài sản của các chính trị gia trở thành một phương tiện hiệu quả chống tham nhũng ».
Người mẹ Trung Quốc giành thắng lợi sau cuộc chiến gay go đòi công lý
Cũng liên quan đến Trung Quốc, báo La Croix hôm nay quan tâm đến việc Tư pháp Trung Quốc đền bù thiệt hại cho nhà đấu tranh Đường Tuệ. Sau 7 năm đấu tranh chống lại tổ chức Tư pháp và cảnh sát, người mẹ Trung Quốc 40 tuổi này cuối cùng cũng giành thắng lợi.
Đường Tuệ là mẹ của một bé gái 11 tuổi bị bắt cóc và bị cảnh sát hãm hiếp vào năm 2006. Bà bị tống giam do luôn phản đối bản án « quá nhẹ » đối với những thủ phạm đã bắt cóc và cưỡng hiếp con gái bà. Tháng 6/2012 bảy người có liên quan đến hành vi phạm pháp này đã bị xét xử.
Hai người bị lãnh án tử hình, bốn người bị kết án tù chung thân, và người cuối cùng lãnh án 15 năm tù. Để cho cảnh sát cũng bị xử lý như dân thường, bà đã phải trả giá bằng một năm rưỡi trong trại lao cải với tội danh « quấy rối nghiêm trọng trật tự xã hội ».
Tối ngày 15/07/2013, trên mạng Vi Bác (Twitter của Trung Quốc), bà Đường Tuệ đã gửi lời cám ơn tới mọi người sau khi tòa án thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nhìn nhận việc đưa bà Đường Tuệ vào trại lao cải là sai trái.
Để đền bù thiệt hại tâm lý đã gây ra cho nạn nhân, Tư pháp Trung Quốc bồi thường cho bà 2 641 nhân dân tệ, tương đương 326 euro. Tuy số tiền không lớn đối với những gì nạn nhân phải hứng chịu, nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa với bà Đường Tuệ, trong một hệ thống tư pháp Trung Quốc, luôn bóp nghẹp công dân đòi công lý.
Người này lo ngại rằng cuộc bố ráp những người đấu tranh chống tham nhũng sẽ còn nổ ra trên diện rộng trong những ngày tới. Luật sư Hứa Chí Vĩnh chính là một trong những thành viên phong trào tố cáo những quan chức nhà nước không làm tròn phận sự và được ông đặt tên là : « Phong trào công dân mới ».
Tờ báo thuật lại, mọi việc bắt đầu từ khi phong trào này tung ra một bản kiến nghị trên mạng khen ngợi khéo léo nhà lãnh đạo đất nước trong việc công kích các quan chức không làm tròn chức trách và đề nghị 205 đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc « làm gương » bằng cách công khai tài sản cá nhân cũng như của gia đình họ. Đơn thỉnh cầu này đã thu được 7000 chữ ký trong một thời gian ngắn và đã bị cảnh sát kiểm duyệt trên mạng.
Sau hàng loạt các cuộc điều tra được New York Times tiến hành vào năm ngoái về tài sản của các quan chức lãnh đạo Trung Quốc, người dân mới phát hiện rằng chủ tịch nước Tập Cận Bình và các quan chức khác chiếm giữ hàng trăm triệu euro và gia đình của cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo còn có một gia tài kếch xù hơn nữa.
Vì sao chính quyền Trung Quốc lại muốn bịt miệng người dân ? Theo tạp chí Hoa Kỳ Forbesđăng vào năm 2011, đến 90% người giàu nhất Trung Quốc là các quan chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đầu tháng Tư, bốn trong tổng số 16 người bị bắt giữ vì lên án nạn tham nhũng đã biểu tình trước một trung tâm thương mại của Bắc Kinh. Với biểu ngữ trong tay, họ được dân chúng hoan hô 30 phút trước khi bị cảnh sát bắt đi. Một số bị gán cho tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền », số khác bị gán là « gây rối trật tự công cộng » hay « tụ tập bất hợp pháp ».
Những người này chịu mức án lên đến 15 năm tù. Luật sư Hứa Chí Vĩnh vẫn chưa chính thức bị buộc tội. Theo nhận định của một nhà ly khai, « việc công khai tài sản của các chính trị gia trở thành một phương tiện hiệu quả chống tham nhũng ».
Người mẹ Trung Quốc giành thắng lợi sau cuộc chiến gay go đòi công lý
Cũng liên quan đến Trung Quốc, báo La Croix hôm nay quan tâm đến việc Tư pháp Trung Quốc đền bù thiệt hại cho nhà đấu tranh Đường Tuệ. Sau 7 năm đấu tranh chống lại tổ chức Tư pháp và cảnh sát, người mẹ Trung Quốc 40 tuổi này cuối cùng cũng giành thắng lợi.
Đường Tuệ là mẹ của một bé gái 11 tuổi bị bắt cóc và bị cảnh sát hãm hiếp vào năm 2006. Bà bị tống giam do luôn phản đối bản án « quá nhẹ » đối với những thủ phạm đã bắt cóc và cưỡng hiếp con gái bà. Tháng 6/2012 bảy người có liên quan đến hành vi phạm pháp này đã bị xét xử.
Hai người bị lãnh án tử hình, bốn người bị kết án tù chung thân, và người cuối cùng lãnh án 15 năm tù. Để cho cảnh sát cũng bị xử lý như dân thường, bà đã phải trả giá bằng một năm rưỡi trong trại lao cải với tội danh « quấy rối nghiêm trọng trật tự xã hội ».
Tối ngày 15/07/2013, trên mạng Vi Bác (Twitter của Trung Quốc), bà Đường Tuệ đã gửi lời cám ơn tới mọi người sau khi tòa án thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nhìn nhận việc đưa bà Đường Tuệ vào trại lao cải là sai trái.
Để đền bù thiệt hại tâm lý đã gây ra cho nạn nhân, Tư pháp Trung Quốc bồi thường cho bà 2 641 nhân dân tệ, tương đương 326 euro. Tuy số tiền không lớn đối với những gì nạn nhân phải hứng chịu, nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa với bà Đường Tuệ, trong một hệ thống tư pháp Trung Quốc, luôn bóp nghẹp công dân đòi công lý.
0 comments:
Post a Comment