Sunday, February 17, 2013

Phong trào phản kháng chưa từng có tại Singapore

Biểu tình ngày 16/02/201 với biểu ngữ ” Singapore dành cho người Singapore”
Reuters
Tú Anh_RFI
Một cuộc biểu tình lớn nhất từ 50 năm qua đã diễn ra hôm nay, 17/02/2013, tại Singapore. Sự kiện này chứng tỏ đảng Nhân dân Hành động cầm quyền đang phải đối đầu với một phong trào đối lập mỗi ngày mỗi mạnh và đảng này bị mất dần uy tín.
Hôm nay 17/02/203, ít nhất 2000 người dân Singapore xuống đường phản đối dự luật di dân nhập cư. Theo AFP, biểu tình là một động thái hiếm thấy tại đảo quốc Đông Nam Á mà sinh hoạt chính trị của 5,3 triệu dân bị nhà nước kiểm soát khá chặt chẻ.

Theo chủ trương của chính phủ, dân số Singapore sẽ tăng lên 7 triệu người trong vòng 20 năm tới đây. Từ nhiều năm qua, do thiếu nhân công, giới tài phiệt, doanh nghiệp Singapore tuyển dụng hàng đạo quân công nhân Trung Quốc, Bengladesh, Philippines cũng như chuyên viên lành nghề từ Ấn Độ và Tây phương.
Hệ quả là Singapore phát triển nhanh về kinh tế, nhưng người nước ngoài nay chiếm hơn 38% dân số đảo quốc. Điều này làm một bộ phận thành phần trung lưu lo ngại con em của họ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc học hành, cạnh tranh sinh sống với thành phần người ngoại quốc có tài sản dư giả hơn.
Mặc dù số người xuống đường phản đối chỉ có 2000, nhưng đây là cuộc biểu tình đông đảo nhất trong những năm gần đây tại Singapore, nơi mà đảng cầm quyền có truyền thống đáp trả mọi hành động chống đối bằng biện pháp mạnh.
Theo nhà phân tích Seah Chiang Nee, tâm lý chống đảng Nhân dân Hành động mỗi ngày mỗi tăng cao và uy tín của đảng cấm quyền sẽ tiếp tục đi xuống từ nay đến 2016, năm bầu lại quốc hội.
Giáo sư chính trị Eugene Tan cũng có cùng nhận định. Ông cho rằng từ nay đảng cầm quyền phải đối phó với một phong trào phản kháng chính trị mỗi ngày mỗi lan rộng.
Trong cuộc bầu cử 2011, lần đầu tiên sau nửa thế kỷ nắm quyền liên tục nhờ luật bầu cử thiếu công bằng, cho phép ứng cử viên của nhà nước gần như độc quyền truyền thông truyền hình, đảng Nhân dân Hành động của ông Lý Quang Diệu chỉ giành được 60% phiếu.

0 comments:

Powered By Blogger