Một sạp bán cơm trắng (cơm không)
Chị
Hương, một người bán cơm trắng nói: “Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời
vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao
giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn
qua ngày”.
Sài
Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy, sực mùi dầu thơm và những nhà
hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những người
lao động mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.
Phố cơm trắng
Khu
vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ lụp xụp. Những người từ xa xuống
sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân.
Họ còn bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga cũng
không đắt đỏ như trong khu trung tâm.
Những
ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung
cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm
lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời phố bán
“cơm không” mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa.
Mỗi
người bán cơm trắng có dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo.
Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm, nước
tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người ta
cũng thường gọi là “cơm ký”.
Chị
Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay, cho biết vợ chồng chị thay
nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được 500 – 1.000 đồng nên không đủ
tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Bán cơm giá cao
chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà
mua”.
Khách hàng của cơm trắng khá đa dạng
Mỗi
ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ mỗi
cân gạo nấu được hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường ăn giá
18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg.
Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.
Một
cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa một
người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã 2.000 đồng” –
chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.
Chị
Hương, một người bán cơm trắng khác nói: “Người ta bán hàng cơm, chủ
yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng
bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua
cơm ăn qua ngày”.
Đến Tết mới được ăn ngon
Ông
Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng
cơm trắng buộc vào xe. Ông có hai chai nước lớn lấy từ vòi, khát thì cúi
xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ
nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười thật hiền.
Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn bán. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.
Thùy,
sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một phòng,
tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm vì sợ cháy
nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây
mua một cân cơm trắng”.
Quanh
ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng,
giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm
rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn thì mất
60.000 đồng”.
Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng em mua thêm trứng luộc”.
Chị
Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố cơm trắng. Chị nói là “đi bán
suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”.
Hàng
bán bữa được bữa mất. Họ từ miền Trung vào, thuê nhà trọ gần Bệnh viện
Da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời
nắng nuốt không nổi. Một chị bán hàng rong nói: “Muốn ăn cơm ngon thì
chờ đến Tết về quê”.
Tìm nguồn sống
Trời
nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học
nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng. H. nói: “Chi phí học
hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”. H. không chỉ mua
cơm cho mình mà còn mua cho nhiều bạn khác.
Một khách của cơm trắng Ảnh: T.N.A .
Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi ga tàu, mới biết người ta cần cơm trắng đến như thế nào.
Anh
Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói: “Ngày
nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt giá,
gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ
còn biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn
ngon”.
Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị thì mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.
Ngồi
bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn những
khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao
động trẻ. Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng
nhất của xã hội. Đa phần khách mua cơm trắng đều gày gò, xanh xao, có
người tay run, giọng nói phều phào.
Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục năm ròng. Nghĩ mà thương”.
Phố
Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn có lẽ là một bức tranh tương phản
của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm
rượu. Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly,
rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài triệu đồng, thậm chí có chai
mấy chục triệu đồng. Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố
giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán
trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.
Quan
sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều chỉ
có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua
3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ đánh
rơi một vật quý giá.
Chị
Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm dòng
tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng
xuống sông xuống biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến
hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo
dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.
Theo Trần Nguyễn Anh (TPO)
0 comments:
Post a Comment